Cách tính điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 100)

Cách tính điểm cho mỗi nhóm như sau: Lớp được chia thành 6 nhóm:

Điểm của giáo viên cho nhóm 𝐴 Điểm do các nhóm đánh giá 𝐵

Điểm trung bình của một nhóm 𝐶 = 2𝐴+𝐵

3 Điểm theo thang 10: 𝐷 = 𝐶×10

27 làm tròn đến chữ thập phân thứ nhất Cách tính điểm cá nhân

Điểm của học sinh =Đ𝑖ể𝑚 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ 𝑐ủ𝑎 𝑛ℎó𝑚+Đ𝑖ể𝑚 𝑏à𝑖 ℎậ𝑢 𝑘𝑖ể𝑚

2

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, chúng tôi nghiên cứu, phân tích cấu trúc chương “Dòng điện xoay chiều” lớp 12 cơ bản, chuẩn kiến thức kỹ năng theo chương trình hiện hành và yêu cầu cần đạt được của chương trình giáo dục mới. Từ đó, chúng tôi chọn một số nội dung kiến thức có thể tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM để phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Chúng tôi xây dựng một tiến trình chung của tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp gồm các nội dung như sau:

- Yêu cầu cần đạt được chủ đề.

- Xây dựng tiến trình tổ chức dạy học với các nội dung: + Tìm hiểu cơ sở lý thuyết.

+ Thiết kế và chế tạo sản phẩm. + Vận hành và báo cáo sản phẩm.

+ Đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp, đánh giá sản phẩm, đánh giá quá trình hoạt động và đánh giá bài báo cáo.

- Xây dựng bảng tiêu chí đánh giá năng lực, đánh giá hoạt động, các phiếu học tập, bảng phân công nhiệm vụ.

Dựa vào tiến trình chung của tổ chức hoạt động dạy học, chúng tôi xây dựng tiến trình tổ chức hoạt động dạy học với hai chủ đề:

- Chủ đề 1: Quá trình truyền tải điện năng – máy biến áp. - Chủ đề 2: Máy phát điện xoay chiều.

Để kiểm tra tính đúng đắn và tính khả thi giả thuyết đã đưa ra, chúng tôi sẽ tiến hành tổ chức dạy học thực nghiệm chủ đề “Quá trình truyền tải điện năng – máy biến áp” tại trường THPT, sau đó rút ra kinh nghiệm, những hạn chế, thiếu sót của tiến trình để sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện tiến trình dạy học. Tiến trình dạy học và kết quả thu được từ quá trình thực nghiệm sư phạm sẽ được trình bày ở chương 3.

Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1.Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

3.1.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành nhằm:

Kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đánh giá mức độ khả thi khi tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM và đánh giá mức độ phát triển năng lực định hướng của học sinh.

3.1.2. Nội dung và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm

Lập kế hoạch TNSP, chuẩn bị đầy đủ các thông tin và phương tiện phục vụ cho công tác thực nghiệm sư phạm.

Thống nhất với giáo viên về nội dung, phương pháp và thời gian, lớp học thực nghiệm sư phạm.

Tổ chức thực nghiệm sư phạm, thu thập dữ liệu, xử lý và phân tích kết quả, đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh.

Rút ra nhận xét về sự phù hợp của dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Tìm ra những thiếu sót để rút kinh nghiệm, sửa chữa và bổ sung nhằm đạt hiệu quả cao.

3.2. Đối tượng thực nghiệm và thời gian thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện đối với học sinh lớp 11A1 trường THPT Võ Văn Kiệt, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời gian tiến hành thực nghiệm sư phạm là cuối học kỳ II năm học 2018 – 2019, từ ngày 06/5/2019 đến ngày 14/5/2019 trong tiết ôn tập cuối học kỳ II môn vật lí.

3.3. Phương pháp thực nghiệm

Tiến hành thực nghiệm trên lớp đã chọn, không có đặc thù về môn vật lí. Tổ chức các hoạt động theo tiến trình đã soạn sẵn cho học sinh tham gia. Theo dõi quá trình học tập, quá trình tham gia các hoạt động nhóm, sự phân công công việc, thu thập phiếu học tập, bảng phân công nhiệm vụ, bài thu hoạch và

sản phẩm của nhóm ở các buổi học. Từ đó, thống kê và xử lý dữ liệu nhằm đánh giá mức độ phù hợp của đề tài và rút kinh nghiệm, sửa đổi bổ sung cho đề tài.

Dựa vào bảng tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp đã xây dựng ở chương 1 để đánh giá năng lực của học sinh trước và sau khi học chủ đề.

Dựa vào bài hậu kiểm để kiểm tra mức độ kiến thức học sinh đạt được sau quá trình học tập.

3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực nghiệm a. Thuận lợi a. Thuận lợi

Ban giám hiệu trường THPT Võ Văn Kiệt tạo điều kiện cho chúng tôi được thực nghiệm ở trường và tổ bộ môn hỗ trợ các dụng cụ cần thiết cho quá trình thực nghiệm.

HS lớp thực nghiệm có học lực khá tốt, có ý thức tốt.

b. Khó khăn

Lớp thực nghiệm không phải do chúng tôi chịu trách nhiệm trong năm học và thực nghiệm ngay sau khi học sinh thi HK II và trước khi học sinh thi nghề nên mức độ tập trung và hợp tác của học sinh không cao, các hoạt động đều phải diễn ra trên lớp học và không có hoạt động về nhà.

Thời gian thực nghiệm ngắn, nên chỉ có thể thực hiện một chủ đề, chưa làm nổi bật được sự phát triển năng lực của học sinh.

Đề tài là chương dòng điện xoay chiều của chương trình lớp 12 nhưng thời gian thực nghiệm trùng với thời gian học sinh lớp 12 ôn thi tuyển sinh nên quá trình thực nghiệm sư phạm được thực hiện trên lớp 11.

3.5. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Kế hoạch thực nghiệm sư phạm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

20.4.2019

- Gặp ban giám hiệu xin thực nghiệm, trao đổi về nội dung và phương pháp thực nghiệm. - Gặp giáo viên bộ môn xin

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

lớp để thực nghiệm sư phạm, trao đổi chọn lớp thực nghiệm và thời gian thực nghiệm sư phạm.

- Liên hệ giáo viên phụ trách phòng thì nghiệm mượn dụng cụ thí nghiệm. 06.5.2019 Buổi 1 (Tiết 3) - Làm quen lớp. - Tiến hành các hoạt động thực nghiệm - Phát phiếu học tập.

- Phiếu đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp.

- Bảng phân công nhiệm vụ. - Phiếu khảo sát sự hiểu biết về nghề nghiệp của học sinh. - Phổ biến hoạt động ở tiết thứ 2 và tiết thứ 3

- Tham gia các hoạt động thực nghiệm.

- Đọc sách giáo khoa, tài liệu tham khảo hoàn thành phiếu học tập. - Hoàn thành các phiếu giáo viên phát và nộp lại cho giáo viên

- Học sinh ghi nhận các hoạt động ở tiết thứ 2 và tiết thứ 3. 07.05.2019 Buổi (Tiết 1 + tiết 2) - Phát bảng thu hoạch, bảng phân công nhiệm vụ.

- Cho học sinh đề xuất phương án tiến hành chế tạo máy biến áp.

- Phát dụng cụ, vật liệu để học sinh tiến hành chế tạo máy biến áp.

- Hướng dẫn học sinh kiểm tra an toàn điện và vận hành thử.

- Nhận và hoàn thành bảng thu hoạch, bảng phân công nhiệm vụ. - Đề xuất phương án tiến hành chế tạo máy biến áp.

- Nhận dụng cụ, vật liệu và tiến hành chế tạo máy biến áp.

- Kiểm tra an toàn điện và vận hành thử sản phẩm.

Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

12.5.2019

- Chuẩn bị đề kiểm tra hậu kiểm.

- Chuẩn bị các bảng tiêu chí đánh giá và bảng hướng dẫn học sinh đánh giá các tiêu chí.

13.05.2019 Buổi 3 (Tiết 3)

- Phát các bảng tiêu chí đánh giá.

- Chuẩn bị nguồn điện, ampe kế, cho học sinh vận hành sản phẩm.

- Tiến hành cho học sinh báo cáo, nhận xét và đánh giá theo bảng tiêu chí.

- Nhận các bảng tiêu chí đánh giá, đọc hướng dẫn cách đánh giá. - Vận hành thử sản phẩm.

- Báo cáo, đóng góp ý kiến, nhận xét giữa các nhóm.

- Đánh giá các hoạt động theo tiêu chí đã đưa ra.

14.05.2019 Buổi 4 (Tiết 1)

- Tiến hành cho học sinh làm bài hậu kiểm và hoàn thành bảng tiêu chí đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp. - Kết thúc thực nghiệm, chia tay lớp.

- Thự hiện bài hậu kiểm và hoàn thành bảng tiêu chí đánh năng lực định hướng nghề nghiệp.

- Kết thúc thực nghiệm.

Thời gian mỗi tiết học là 45 phút. Quá trình thực nghiệm được diễn ra tại phòng học lớp 11A1, trường THPT Võ Văn Kiệt.

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm

Trong phần này chúng tôi tiến hành phân tích diễn biến của quá trình thực nghiệm sư phạm theo kế hoạch và tiến trình tổ chức dạy học đã xây dựng ở chương trước.

 Tiết 1: Làm quen với lớp, giới thiệu nội dung và mục đích thực nghiệm

sư phạm, sau đó tiến hành thực nghiệm hoạt động 1 “tìm hiểu cơ sở lý thuyết của quá trình truyền tải điện năng”.

Giới thiệu mục đích thực nghiệm nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài luận văn, chủ đề học sinh tham gia “Quá trình truyền tải điện năng – máy biến áp” thuộc chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 cơ bản. Đây là chương có nhiều kiến thức quan trọng và được vận dụng rất nhiều trong cuộc sống. Nhắc lại kiến thức quá trình truyền tải điện năng – máy biến áp đã học ở THCS.

Hướng dẫn đánh giá phiếu đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh sử dụng bảng phân công nhiệm vụ, phiếu học tập, tài liệu học tập.

Học sinh hoàn thành phiếu đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp theo các tiêu chí mà giáo viên đưa ra và nộp lại.

Có 42 học sinh trên tổng số 45 học sinh tham gia thực nghiệm và được phân chia ngẫu nhiên thành 6 nhóm như sau:

Bảng 3.2. Bảng chia nhóm

Nhóm 1:

1. Lê Kim Ngân (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Lê Thuỳ Trang 3. Trần Thị Thanh Tâm 4. Nguyễn Liêu Mỹ Tâm 5. Huỳnh Văn Tùng 6. Trương Liên Chi 7. Võ Thị Nhã Thanh

Nhóm 2:

1. Hồng Huy Mẫn (Nhóm trưởng) 2. Huỳnh Ngọc Anh Thư

3. Phạm Nguyễn Quỳnh Hương 4. Lê Trần Duy Tài

5. Nguyễn Hoàng Đạt 6. Lê Xuân An

7. Bảng Viên Thông Nhóm 3:

1. Phạm Gia Huy (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Ngọc Diễm Nhi 3. Đỗ Hoàng Tân

4. Nguyễn Hoàng Nam 5. Dương Minh Khôi 6. Lê Anh Huy

7. Nguyễn Ngọc Quỳnh Giang

Nhóm 4:

1. Trần Tuấn Anh (Nhóm trưởng) 2. Nguyễn Phùng Vân Anh

3. Nguyễn Thuận Thành 4. Nguyễn Đình Tuấn Phong 5. Lý Tuấn An

6. Nguyễn Hoàng Mai 7. Trần Thị Tuyết Mai Nhóm 5:

1. Đỗ Thị Ánh Tiên (Nhóm trưởng)

Nhóm 6:

2. Lưu Tiến Sang

3. Lục Huỳnh Ngọc Xuân 4. Trần Thị Bạch Kim 5. Trần Đào Thị Bích Thuỷ 6. Trần Phương Nhã

7. Châu Bội Trinh

2. Trương Thị Khả Nhi 3. Lê Ngọc Anh Thư

4. Hoàng Võ Phượng Uyên 5. Nguyễn Thị Thảo Uyên 6. Phan Thị Mỹ Tâm 7. Nguyễn Đình Nhật Vy

Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Học sinh đọc sách giáo khoa, tài liệu và thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.

Học sinh thảo luận nhóm, tìm hiểu các ngành nghề liên quan đến nội dung kiến thức: kể tên một số ngành nghề và vai trò của các nghề đó, hệ thống giáo dục và đào tạo ngành nghề đó, các kiến thức nào liên quan đến nghề, nghề đó yêu cầu những kỹ năng nào, xu hướng việc làm ra sao và thị trường tuyển dụng.

Học sinh chuẩn bị bài thuyết trình.

Đại diện nhóm thuyết trình, các nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung đóng góp ý kiến, rút ra kiến thức bài học và nghề nghiệp có liên quan, thông tin về các nghề đó. Giáo viên tổng kết kiến thức và các nghề các liên quan, môi trường làm việc,… học sinh ghi nhận lại các thông tin bài học và thông tin nghề.

Yêu cầu học sinh về hoàn thành phiếu học tập và giới thiệu nội dung tiếp theo học sinh tham gia.

 Tiết 2, tiết 3: Tổ chức hoạt động 2 “Thiết kế và chế tạo máy biến áp, vẽ

sơ đồ truyền tải điện năng”

Trong hoạt động 1, học sinh đã tìm hiểu cơ sở lý thuyết của quá trình truyền tải điện năng và máy biến áp, các em đã biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp, nắm được quá trình truyền tải điện năng như thế nào.

Trong hoạt động này, các em đề xuất được các vật liệu cần sử dụng, đưa ra phương án chế tạo và chế tạo máy biến áp, thiết kế được mô hình quá trình truyền tải điện năng.

Mỗi nhóm sẽ nhận một bộ dụng cụ, phiếu bảng thu hoạch, bảng phân công nhiệm vụ. Nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

Học sinh nhớ lại cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy biến áp đã tìm hiểu ở hoạt động 1, dựa vào công thức 𝑈2

𝑈1=𝑁2

𝑁1 các em tính được số vòng dây cuộn sơ cấp và số vòng dây cuộn thứ cấp cần quấn, các em tìm hiểu các vật dụng nhận được chức năng từng dụng cụ, vật liệu, đề xuất ý tưởng chế tạo và tiến hành thực hiện theo nhiệm vụ được phân công. Có học sinh hoàn thành phiếu học tập, có học sinh quấn máy biến áp, có bạn thiết kế quá trình truyền tải điện năng, có bạn tìm hiểu công dụng của các vật dụng.

Mặc dù, việc chế tạo máy biến áp chỉ nhằm kiểm chứng lại công thức 𝑈2

𝑈1 =𝑁2

𝑁1

nhưng phần nào giúp các em hiểu thêm về những yêu cầu cần có của người thợ điện, tính tỉ mỉ, sự tính toán, cẩn thận, những khó khăn của nghề, vận dụng những kiến thức nào, các bước chế tạo sản phẩm… Các em thực hiện một cách nghiêm túc, thích thú và có sự hợp tác, hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Trong hoạt động này, học sinh được phát huy sở trường của bản thân, có học sinh có sở trường về kỹ thuật, các em tỉ mỉ, cẩn thận trong từng khâu, chọn công việc chế tạo, có học sinh thiên về văn phòng, các em chọn công việc tìm hiểu, tổng hợp thông tin và có học sinh thể hiện thế mạnh về thiết kế, các em chọn công việc thiết kế quá trình truyền tải điện năng. Vì giới hạn về mặt thời gian nên quá trình truyền tải điện năng chỉ dừng lại ở mức thiết kế mô hình mà không làm mô hình.

Học sinh gặp khó khăn khi quấn dây với loại dây tiết diện lớn vì dây to và cứng hơn, khó có thể quấn các vòng dây một cách đều đặn. Khi gắn các lá thép kỹ thuật điện vào ống dây các em còn hơi lúng túng, chưa biết cách xử lý, các lá thép chưa được nằm khít và xếp chặt lên nhau. Một số nhóm sơ ý làm lá thép bị cong nên các lá thép cuối khó gắn vào và giữa các lá thép có khoảng hở.

Mặc dù gặp phải một số khó khăn nhưng các em vẫn cố gắng hoàn thành sản phẩm và vận hành thử. Tất cả các sản phẩm của học sinh đều vận hành tốt, có một

Hình 3.2. Sản phẩm của học sinh trong quá trình thực nghiệm

số sản phẩm các vòng dây được quấn một cách đều đặn, không có sự chồng chéo giữa các lớp vòng dây, tính thẩm mĩ và an toàn điện cao.

Giáo viên yêu cầu những nhóm chưa hoàn thành sản phẩm và hoàn thành bảng thu hoạch về nhà tiếp tục hoàn thành chuẩn bị bài báo cáo vào tiết sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 100)