Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 113 - 193)

a. Đánh giá chuẩn kiến thức kĩ năng

Để đánh giá chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh sau khi kết thúc chủ đề thực nghiệm chúng tôi đã tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra gồm 10 câu trắc nghiệm lý thuyết gồm các nội dung kiến thức các em đã tìm hiểu trong quá trình thực nghiệm và học sinh không được thông báo trước đó.

Kết quả bài kiểm tra được chúng tôi thống kê ở bảng sau:

Bảng 3.4. Phân bố điểm bài kiểm tra chuẩn kiến thức sau khi thực nghiệm

Điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Tần số 0 0 0 0 4 3 5 8 5 2

Tần suất 0 0 0 0 14.81 11.11 18.52 29.63 18.52 7.41 Tần suất

tích luỹ 0 0 0 0 14.81 25.93 44.44 74.07 92.59 100.00 Từ bảng số liệu ở trên chúng tôi vẽ được đồ thị biểu diễn tần suất tích luỹ của điểm bài hậu kiểm như sau:

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn tần số tích luỹ điểm bài kiểm tra chuẩn kiến thức sau thực nghiệm

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng tôi nhận thấy rằng chỉ có 14.81% học sinh trong lớp đạt điểm dưới 5. Điều đó chứng tỏ rằng, tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM đảm bảo được học sinh đạt chuẩn kiến thức kĩ năng khi học chủ đề “Quá trình truyền tải điện năng – máy biến áp” nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

b. Đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh

Để đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh dựa trên các tiêu chí đã xây dựng ở chương trước, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát trực tiếp và hình ảnh, video quá trình học tập và tham gia các hoạt động, làm việc nhóm, thu thập phiếu học tập, bảng phân công nhiệm vụ, bảng thu hoạch, phiếu đánh giá các hoạt động, phiếu đánh giá năng lực và bài hậu kiểm.

0 0 0 0 14.81 25.93 44.44 74.07 92.59100.00 0 20 40 60 80 100 120 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tần suất tich luỹ Điểm

Dựa vào số liệu đã thu thập và quan sát, chúng tôi đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách định tính và định lượng dựa trên các tiêu chí sau:

Bảng 3.5. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm

Tiêu chí đánh giá Căn cứ đánh giá

Đánh giá đ ịnh nh Tính khả thi của tổ chức

dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhằm phát

triển năng lực định hướng nghề nghiệp.

- Sự phù hợp giữa thực tế dạy học với thời lượng chương trình.

- Khả năng thực hiện nhiệm vụ của học sinh: hoàn thành, không hoàn thành.

- Đề xuất được phương án thiết kế, các bước chế tạo sản phẩm, chế tạo sản phẩm thành công hoặc không thành công.

- Biết thêm một số ngành nghề, ứng dụng của máy biến áp, những yêu cầu của người thợ điện. Đánh giá đ ịnh ợng Mức độ phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp

- Mức độ hiểu biết về các ngành nghề liên quan đến dòng điện xoay chiều.

- Nêu được các dụng cụ, vật liệu cần thiết được sử dụng, thiết kế, đề xuất phương án tiến hành.

- Kết quả phiếu đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp trước và sau tham gia thực nghiệm.

 Đánh giá định tính

Kết quả sau khi thực hiện chủ đề cho thấy các em đề xuất được phương án chế tạo sản phẩm, tuy nhiên chưa tự tin phát biểu. Cả 6 nhóm đều hoàn thành được máp biến áp, với điện áp cuộn thứ cấp đúng như mong muốn, đảm bảo an toàn và tính thẩm mỹ cao. Các em có sự phân công công việc rõ ràng và hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy hoạt động chế tạo máy biến áp khá đơn giản, dễ thực hiện, chi phí không cao nhưng tốn nhiều thời gian.

Thời gian thực nghiệm là 2 tuần với 5 tiết học đều là tiết chính khoá trong khi phân phối thời lượng dành cho bài học chỉ có 1 tiết nên đã vượt quá số tiết học cho phép dẫn đến khó khăn khi thực nghiệm và cho học sinh mất dần sự hứng thú đối với chủ đề.

Sau quá trình thực nghiệm, HS ghi nhớ kiến thức tại lớp và nắm rõ hơn cấu tạo cũng như nguyên tắc hoạt động của máy biến áp. Bên cạnh đó, các em biết thêm một số ngành nghề và thông tin của các nghề liên quan đến điện xoay chiều nói chung và quá trình truyển tải điện năng – máy biến áp nói riêng. Các em biết được quy trình chế tạo sản phẩm, ứng dụng và vai trò của nó vào thực tế.

 Đánh giá định lượng

Sau khi thống kê và phân tích dữ liệu thu thập được từ phiếu đánh giá phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp của học sinh trước và sau thực nghiệm sư phạm, chúng tôi nhận thấy các giá trị trung bình của các biểu hiện đều tăng. Để kiểm tra ý nghĩa thống kê giá trị trung bình của các biểu hiện chúng tôi tiến hành phép kiểm định paired t – test và thu được bảng sau:

Bảng 3.6. Kết quả so sánh giá trị trung trước và sau quá trình TN

Thành tố

Biểu hiện

Giá trị trung bình Giá trị p – value của phép

kiểm định paired t-test

Kết luận sự khác biệt của hai giá trị

trung bình Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 1 1 1.259259 1.666667 0.002617 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 2 1.629630 2.000000 0.057106 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 3 1.481481 2.148148 0.001858 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 2 4 1.259259 1.851852 0.008604 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 5 0.777778 1.074074 0.043123 Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Thành tố

Biểu hiện

Giá trị trung bình Giá trị p – value của phép

kiểm định paired t-test

Kết luận sự khác biệt của hai giá trị

trung bình Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 3 6 1.481481 1.407407 0.738583 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 7 1.148148 1.592593 0.049507 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 4 8 1.259259 1.740741 0.045143 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 9 1.666667 1.740741 0.626192 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 10 1.333333 1.740741 0.024768 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 5 11 1.037037 1.222222 0.258954 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 12 0.555556 1.037037 0.012749 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 13 0.703704 1.074074 0.047701 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 6 14 1.481481 1.925926 0.049507 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 15 1.222222 1.814815 0.003872 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 16 1.370370 1.666667 0.072826 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 7 17 1.037037 1.555556 0.003847 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 18 0.703704 1.148148 0.031027 Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Thành tố

Biểu hiện

Giá trị trung bình Giá trị p – value của phép

kiểm định paired t-test

Kết luận sự khác biệt của hai giá trị

trung bình Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm 19 1.074074 1.222222 0.537236 Khác biệt không có ý nghĩa thống kê 8 20 1.222222 1.629630 0.038504 Khác biệt có ý nghĩa thống kê 21 0.925926 1.518519 0.001848 Khác biệt có ý nghĩa thống kê

Qua phép kiểm định chúng tôi nhận thấy rằng các biểu hiện 1, 3, 4, 5, 7, 8, 10, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 20, 21 giá trị trung bình giữa trước và sau quá trình thực nghiệm có khác biệt và khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Từ đó, cho thấy dạy học theo định hướng giáo dục STEM phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

 Thành tố 1: Thông tin nghề

Ở thành tố 1 chúng tôi phát triển được biểu hiện 1 và biểu hiện 3 nhưng chưa phát triển được biểu hiện 2. Sau đây là đồ thị thể hiện các mức độ HS đạt được trước và sau qua trình thực nghiệm của các biểu hiện 1, 2, 3:

Hình 3.5. Số lượng học sinh các mức độ của các biểu hiện 0 5 10 15 20 25

Trước Sau Trước Sau Trước Sau

Biểu hiện 1 Biểu hiện 2 Biểu hiện 3

Số lượng học si

nh

 Biểu hiện 1: Giới thiệu được một số nghề nghiệp và vai trò của nghề nghiệp đó.

Mỗi học sinh có thể biết một số nghề thông qua sách, báo, mạng xã hội,… thông qua công việc của ba mẹ, những người thân trong gia đình hoặc những nghề phổ biến ở địa phương. Nên khi thảo luận về vấn đề này, HS chia sẻ thảo luận về những nghề bản thân biết, đã tìm hiểu. Những nghề các em kể có nghề trùng lặp với nhau như thợ điện, kỹ sư điện, điện dân dụng, cơ khí chế tạo máy, nhưng cũng có những nghề các bạn ít kể đến như chế tạo thiết bị điện tử, kỹ thuật viên y sinh, điện lạnh, điện công nghiệp, điện lực, thợ hàn…

Kết quả bài hậu kiểm (phụ lục 5) bao gồm 10 câu trắc nghiệm về chuẩn kiến thức và 3 câu về thông tin nghề nghiệp cũng cho thấy số lượng nghề HS biết đến đã tăng lên, ban đầu trung bình mỗi HS kể được 2 (số chưa được làm tròn 1.703704) nghề, sau khi tiến hành thực nghiệm kể được 4 (số chưa được làm tròn 3.592593) nghề, có những HS kể được 5 đến 7 nghề có liên quan đến nội dung kiến thức.

 Biểu hiện 3: Xác định được hệ thống giáo dục và đào tạo nghề: Đại học, cao đẳng, trung cấp,…

Học sinh xác định được tên nghề, các em có thể dễ dàng tìm hiểu các hệ thống giáo dục và đạo tạo nghề thông qua các kênh mạng, cẩm nang những điều cần biết khi tuyển sinh, thông qua những người thân, các anh chị khoá trên. Các em làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ tìm hiểu về hệ thống giáo dục và đạo tạo nghề cho các thành viên, sau đó trao đổi, chia sẽ, bổ sung và tổng hợp thông tin. Kết quả, mỗi bạn đều biết thêm nghề và hệ thống giáo dục và đào tạo của nghề đó.

Đây là hoạt động tại lớp nên HS gặp phải khó khăn khi sử dụng điện thoại để tìm kiếm thông tin và số lượng HS khá đông nên giáo viên không kiểm soát được mục đích sử dụng điện thoại của HS, có sự hạn chế về thời gian tìm kiếm thông tin và thảo luận nhóm. Vì vậy, vẫn tồn tại một số học sinh không nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ.

 Biểu hiện 2: Xác định được nhóm kiến thức phù hợp với nghề.

Để học sinh có thể xác định được nhóm kiến thức phù hợp với nghề, cần có nhiều thời gian hơn để các em tìm hiểu kỹ hơn qua các trang mạng, qua sách báo và

người thân đồng thời cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động để học sinh tham gia trải nghiệm góp phần giúp các em hiểu hơn về nghề và các kiến thức được vận dụng vào nghề.

Tuy nhiên, thời gian thực nghiệm còn hạn chế và chỉ thực hiện một chủ đề trong quá trình thực nghiệm nên việc xác định nhóm kiến thức phù hợp với nghề gặp nhiều khó khăn. Các em chỉ mới xác định được một số kiến thức phù hợp với nghề và chưa nêu được các kiến thức này được vận dụng như thế nào trong nghề đó. Một nghề liên quan đến nhiều nội dung kiến thức và một nghề có nhiều hoạt động khác nhau. Nhưng trong chủ đề này, hoạt động các em tham gia, nội dung kiến thức các em học chỉ là một phần nhỏ của nghề.

Do đó, chúng tôi chưa phát triển được biểu hiện này cho học sinh.  Thành tố 2: Yêu cầu của nghề

 Biểu hiện 4: Xác định được các yêu cầu về kỹ năng, điều kiện sức khoẻ, môi trường làm việc

Thông qua quá trình thảo luận, tìm hiểu sách báo, những người thân làm trong lĩnh vực nghề mà học sinh đang tìm hiểu, thông qua các video, các em biết được các kỹ năng, môi trường làm việc và yêu cầu về điều kiện sức khoẻ.

Sau đó HS được tham gia hoạt động chế tạo máy biến áp, đây là một trong các công việc của những thợ sửa điện giúp các em hiểu hơn các kỹ năng, điều kiện sức khoẻ và môi trường làm việc của nghề và so sánh với những gì các em đã tìm hiểu trên sách báo, video…

Theo thống kê, trước thực nghiệm có 6 HS đạt mức độ 0, 10 HS đạt mức độ 1, 9 HS đạt mức độ 2 và có 2 HS đạt mức độ 3. Sau thực nghiệm số học sinh ở mức độ 0 giảm xuống là 1 HS, mức độ 1 là 8 HS và mức độ 2 tăng thêm 2 HS, mức độ 3 tăng thêm 6 HS. Điều đó chứng tỏ, trước thực nghiệm các em chỉ xác định được môi trường làm việc, một số yêu cầu về sức khoẻ. Sau thực nghiệm các em biết rõ học môi trường làm việc, yêu cầu về sức khoẻ và các yêu cầu về kỹ năng của nghề.

 Biểu hiện 5: Biết được các kiến thức liên quan đến quy trình làm ra sản phẩm

Học sinh xem các hình ảnh, video về quy trình chế tạo sản phẩm giúp các em nắm được quy trình và xác đinh các kiến thức liên quan đến nghề. Học sinh cũng thông qua những ba mẹ, người thân để tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến nghề. Đối với chủ đề này, HS đóng vai trò là người thợ sửa chữa điện, các em tham gia quấn máy biến áp, các em phải xác định các kiến thức có liên quan như mối liên hệ giữa hiệu điện thế và số vòng dây 𝑈1

𝑈2 =𝑁1

𝑁2, các kỹ năng và kiến thức toán học như đo đạc và tính toán như tính chu vi, tiết diện. Cách xác định tiết diện dây và số vòng dây để tạo ra máy biến áp có cường độ dòng điện và công suất như mong muốn.

Sau khi kết thúc thực nghiệm số HS ở mức 0 giảm được 14.81%, mức 1 tăng 3.70%, mức 2 tăng 7.41% và mức 3 tăng 3.7% so với trước thực nghiệm. Sơ đồ thể hiện tần số tích luỹ của biểu hiện 5 như sau:

Hình 3.6. Tần số tích luỹ mức độ đạt được của học sinh ở biểu hiện 5 trước và sau thực nghiệm

 Thành tố 3: Yêu cầu về nguồn nhân lực

Ở thành tố này, có hai biểu hiện xu hướng nghề nghiệp ở địa phương, ở Việt Nam và thế giới (biểu hiện 6) và biểu hiện xác định được thị trường tuyển dụng: các

0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 Mức độ 0 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Tần số tí ch luỹ Trước Sau

công ty, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài nước (biểu hiện 7). Nhưng theo thống kê chúng tôi chỉ phát triển được biểu hiện 7.

Học sinh chỉ kể được tên của một số nghề mà địa phương quan tâm, các em chưa tìm hiểu và quan tâm đến xu hướng nghề của Việt Nam cũng như thế giới, chưa có nhiều trang thông tin chính thức và phổ biến để các em tìm hiểu. Có hạn chế về mặt thời gian nên chúng tôi không phát triển được biểu hiện 6 cho HS.

Việc tìm hiểu một nghề trong tương lai có phát triển không, phát triển ở đâu, là câu hỏi khó trả lời. Tuy nhiên, việc xác định thị trường tuyển dụng thì có thể dễ hơn, các em có thể tìm hiểu dựa trên những người đã đi trước về thì trưởng tuyển dụng, ai là nhà tuyển dụng nghề đó, công ty, cơ quan hành chính, doanh nghiệp nào. Như một kỹ sư điện họ có thể làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp, công ty, điện lực nhà nước, hoặc họ có thể làm việc tại nhà, hay buôn bán các thiết bị điện…

Đối với biểu hiện 6, số HS ở mức độ 2 giảm xuống 3 HS, mức độ 1, mức độ 2 và mức độ 3 đều tăng 1 HS. Tuy có sự thay đổi giữa các mức độ nhưng không đáng kể và gần như không phát triển được biểu hiện này.

Đối với biểu hiện 7, số HS ở mức 0 và mức 1 giảm xuống và có sự tăng lên rõ rệt ở mức độ 2 và mức độ 3. 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 Mức độ 0 Mức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3 Biểu hiện 7 Trước Sau

 Thành tố 4: Định hướng nghề nghiệp

 Biểu hiện 8: Xác định nhóm các kiến thức là thế mạnh của bản thân phù hợp với nhóm nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 113 - 193)