Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 52 - 63)

a. Thực trạng dạy học gắn với nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp

Sau khi tiến hành khảo sát giáo viên và học sinh trên địa bàn thành phố về việc dạy học gắn với nội dung giáo dục định hướng nghề nghiệp chúng tôi thu được kết quả như sau:

 Tình hình dạy học của giáo viên

Khi được hỏi về ý nghĩa nghề nghiệp đối với HS có đến 50% GV cho rằng nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng và 50% cho rằng nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng và không có ý kiến nào đồng ý với nghề nghiệp không quan trọng. Điều đó chứng tỏ các nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với HS.

Tuy nhiên chỉ có 7.7% GV thường xuyên lồng ghép các kiến thức nghề nghiệp vào nội dung bài học, trong khi đó có đến 42.3% GV hiếm khi thậm chí chưa bao giờ lồng ghép các kiến thức nghề vào nội dung bài học nhằm ĐHNN cho học sinh.

Trả lời câu hỏi giáo viên cần làm gì để giúp học sinh ĐHNN cho bản thân, tổng hợp các ý kiến mà thầy/ cô đã trả lời như sau:

- Tư vấn cho HS dựa vào đặc điểm, NL của mỗi em rồi đưa ra định hướng nghề nghiệp cho các em.

- Tư vấn nghề nghiệp.

- Lồng ghép kiến thức vào bài giảng, áp dụng vào thực tế cuộc sống.

- Đặt những câu hỏi: Em thích gì? Cần gì? Thực tế em thấy như thế nào?... có thể cho các em trải nghiệm thực tế.

- Hướng dẫn và giới thiệu về các ngành nghề - Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá.

- Cho học sinh tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm, gặp gỡ các nhà doanh nghiệp.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Các dụng cụ trực quan: Hình ảnh, video, mô hình,… Dạy học trực tuyến Làm thí nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm Đàm thoại, thuyết trình Nêu và giải quyết vấn đề Dạy học theo định hướng giáo dục STEM

Chưa bao giờ Ít khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

- Hướng nghiệp cho HS thông qua các kiến thức gắn liền với nghề nghiệp. Nhìn chung GV cho cho rằng để giúp học sinh ĐHNN cho bản thân thì cần tư vấn, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoại khoá cho HS tham gia và lồng ghép các kiến thức nghề nghiệp có liên quan đến nội dung kiến thức được học, đưa các ứng dụng thực tế vào nội dung bài giảng.

Tuy nhiên theo thực tế khảo sát thực trạng dạy học thì đa số các thầy, cô giảng dạy theo phương pháp thuyết trình – đàm thoại (19 GV), nêu và giải quyết vấn đề (19 GV), rất ít GV thường xuyên dạy học theo hoạt động trải nghiệm (2 GV), dạy học theo định hướng giáo dục STEM (2 GV) và cho HS làm thì nghiệm (5 GV), dạy học trực tuyến (1 giáo viên). Có đến 19 GV chưa bao giờ hoặc rất ít khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho HS và có đến 17 GV chưa bao giờ dạy học theo định hướng giáo dục STEM, mặc dù đây là hai trong số các hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực của HS và giúp học sinh ĐHNN bản thân.

Hình 1.7. Đồ thị mức độ sử dụng phương pháp và hình thức khi dạy học

 Tình hình học tập của học sinh:

Kết quả thu được từ các dữ liệu thu thập thông qua việc khảo sát trên công cụ Google form cho thấy có đến 79% HS gặp khó khăn trong việc lựa chọn ngành nghề. Nguyên nhân dẫn đến sự khó khăn trong việc lựa chọn nghề nghiệp là:

Bảng 1.4. Nguyên nhân học sinh khó lựa chọn nghề

Chưa biết nhiều nghề 9.7%

Biết một số ngành nghề nhưng chưa hiểu rõ tính chất công việc và yêu cầu nghề đòi hỏi.

24.2%

Biết một số ngành nghề nhưng chưa biết ngành nghề nào xã hội đang có nhu cầu nhân lực.

8.1%

Chưa xác định được năng lực, sở trường của bản thân. 30.6% Chưa có hứng thú nổi bật với nghề cụ thể nào. 19.4%

Tất cả các ý trên. 2%

Ý kiến khác (Nghề nghiệp chưa được coi trọng ở Việt Nam, đã chọn được ngành nghề)

3%

Trong quá trình học tập, chỉ 17.7% HS thường xuyên được lồng ghép các kiến thức nghề vào nội dung bài học, có đến 35.5% ít khi hoặc chưa giờ được lồng ghép các nghề nghiệp liên quan đến nội dung kiến thức. Đa số các em HS chỉ thỉnh thoảng được lồng ghép các kiến thức ngành nghề với nội dung bài học. Do đó, HS không có nhiều kiến thức về các ngành nghề, dẫn đến việc các em gặp khó khăn trong việc ĐHNN cho bản thân.

Hình 1.8. Mức độ lồng ghép các kiến thức nghề vào nội dung bài học

Khi được hỏi “Hãy kể tên một số ngành nghề liên quan đến kiến thức vật lí và giải thích sự liên quan đó.” Thì đa số các em chỉ trả lời được một đến hai ngành

17.70%

46.80% 19.40%

16.10%

nghề và các ngành nghề này liên quan trực tiếp đến điện như thợ điện, điện lạnh, cơ khí, kỹ sư điện, và một số ngành như thiên văn học, địa chất, xây dựng, kỹ sư điện, giáo viên vật lí. Rất ít học sinh kể được từ 4 ngành nghề trở lên. Đa số các em đều không giải thích được sự liên quan giữa các ngành nghề với kiến thức học tập.

Đa số các em đều cho rằng khi học được lồng ghép các kiến thức liên quan đến nghề nghiệp giúp cho nội dung hấp dẫn hơn, các em hứng thú học hơn, bên cạnh đó cũng biết thêm một số ngành nghề, góp phần phát triển kỹ năng sống và các em thấy được sự gần gũi của các kiến thức vật lí.

Hình 1.9. Lợi ích của việc được lồng ghép các kiến thức nghề khi học tập b. Thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM

 Đối với học sinh

Kết quả khảo sát cho thấy rằng có gần 60% HS cho rằng môn vật lí khó, tuy nhiên thầy cô thường xuyên liên hệ các kiến thức thực tế vào nội dung bài học nên đa số HS (83.9%) nhận thấy được môn vật lí rất gần gũi và có nhiều ứng dụng trong thực tế cuộc sống.

Tuy HS thường được thầy cô liên hệ kiến thức thực tế, nhưng cũng chỉ là lý thuyết, các em ít tham gia hoặc thậm chí chưa bao giờ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động giáo dục STEM. Thầy cô sử dụng chủ yếu là hình thực đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề, sử dụng các dụng cụ trực quan.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% Nội dung hấp dẫn hơn, hứng thú học hơn

Biết thêm một số ngành nghề trong xã hội Góp phần phát triển kỹ năng sống Sự gần gũi của kiến thức vật lý với đời sống Tất cả các đáp án trên

Đa số HS thích được xem hình ảnh, video chứa các nội dung kiến thức, được tham gia các hoạt động trải nghiệm, và được lồng ghép các kiến thức nghề nghiệp. Một số HS chỉ thích học công thức và vận dụng làm bài tập, liên hệ các kiến thức được liên hệ với thực tế. Đây là hình thức học tập đáp ứng được yêu cầu thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng lại không phát triển được năng lực cho HS.

Bảng 1.5. Hình thức học vật lí học sinh mong muốn

Hình thức Số lượng

Xem hình ảnh, video chứa nội dung kiến thức. 31

Chỉ cần học công thức và vận dụng làm bài tập. 17

Được tham gia các hoạt động trải nghiệm. 28

Được lồng ghép kiến thức nghề nghiệp. 24

Các kiến thức được liên hệ với thực tế. 16

Tất cả các ý kiến trên. 20

Ý kiến khác (Thảo luận đưa ra hướng giải quyết). 1

Không thích học vật lí. 2

 Đối với giáo viên

Kết quả khảo sát cho thấy có 88.5% GV biết về dạy học theo định hướng giáo dục STEM nhưng chỉ có 4% GV thường xuyên áp dụng khi dạy học. Vì những nguyên nhân như: Cơ sở vật chất và thời gian chương trình còn hạn chế, tốn kém chi phí, cần chuẩn bị nhiều, tổ chức dạy học phức tạp, chưa phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá, phải đảm bảo an toàn cho HS và do GV chưa có kinh nghiệm. Tuy tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM có nhiều khó khăn nhưng cũng không phủ định những lợi ích mà giáo dục STEM đem lại như: tạo hứng thú, trực quan hơn giúp học sinh hiểu được nội dung và áp dụng vào thực tế, phát triển được kỹ năng, nhận thức, hiểu sâu hơn, hình thành và phát triển năng lực cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh được hoạt động, trải nghiệm và có thể chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức.

Vì các khó khăn gặp phải như trên nên các thầy cô thường sử dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại và thuyết trình khi giảng dạy. Một số thầy cô thường xuyên sử dụng các dụng cụ trực quan như hình ảnh, video hoặc mô hình

32%

32% 32%

4%

Chưa bao giờ Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên

Hình 1.10. Tỉ lệ giáo viên áp dụng dạy học theo định hướng giáo dục STEM z

khi dạy học. Thầy cô thường ít khi hoặc chưa bao giờ dạy học theo định hướng giáo dục STEM, tổ chức hoạt động trải nghiệm hoặc dạy học trực tuyến.

c. Thực trạng dạy - học chương “Dòng điện xoay chiều” của giáo viên – học sinh ở trường THPT hiện nay

Để khảo sát thực trạng dạy – học chương dòng điện xoay chiều, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của giáo viên và học sinh trên địa bàn thành phố.

 Đối với học sinh

Kết quả khảo sát 33 HS vừa học kết thức chương trình 12 cho thấy có đến 39.4% không nhớ kiến thức dòng điện xoay chiều và các em hầu hết không kể được hoặc kể được chỉ một nghề có liên quan đến kiến thức chương dòng điện xoay chiều.

Điều này sẽ gây ra khó khăn cho học sinh khi các em biết quá ít các ngành nghề dẫn đến khó ĐHNN cho bản thân.

Dòng điện xoay chiều là chương chưa nhiều nội dung kiến thức quan trọng và có nhiều ứng dụng trong thực tế, có thể tiến hành thí nghiệm, chế tạo sản phẩm, giải thích các hiện tượng, giải quyết vấn đề trong cuộc sống. Nhưng HS thường được học chương này theo phương pháp đàm thoại, thuyết trình (14 HS), nêu và giải quyết vấn đề (18 HS) mà ít được làm thí nghiệm (5 HS) hoặc tham gia các hoạt động trải nghiệm (0 HS) để nắm kiến thức, ghi nhớ và hiểu rõ hơn nội dung bài học.

 Đối với giáo viên

Giáo viên cho rằng dòng điện xoay chiều là chương chứa nhiều nội dung kiến thức quan trọng, được vận dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động sản xuất và cũng liên quan đến nhiều ngành nghề trong xã hội.

Có 34.6% GV thường xuyên lồng ghép các kiến thức nghề vào nội dung bài học, 11.5% GV hiếm khi và đa số giáo viên thỉnh thoảng mới lồng ghép các kiến thức nghề nghiệp vào nội dung kiến thức. Do đó, học sinh chỉ kể được rất ít những nghề có liên quan đến nội dung kiến thức, gây khó khăn cho các em khi lựa chọn, định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

14 18 0 5 1 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 Đàm thoại, thuyết trình

Nêu và giải quyết vấn đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm Đàm thoại, thuyết trình, làm thí nghiệm Tự tìm hiểu

Hình 1.11. Mức độ sử dụng các hình thức dạy học chương dòng điện xoay chiều

Hình 1.12. Mức độ lồng ghép các kiến thức nghề vào nội dung chương dòng điện xoay chiều

Mặc dù có đến 80.8% GV cho rằng có thể tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục STEM. Nhưng từ kết quả khảo sát cho thấy các GV thường xuyên sử dụng thuyết trình, đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề khi dạy chương dòng điện xoay chiều, không có giáo viên chọn phương pháp tổ chức dạy học khác.

 Kết luận

Từ việc khảo sát thực nghiệm chúng tôi nhận thấy rằng:

Việc giáo dục định hướng nghề nghiệp qua các môn văn hoá là rất cần thiết cho học sinh, giúp học sinh hứng thú hơn trong môn học và có thêm các kiến thức về nghề nghiệp.

Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học đàm thoại, thuyết trình, nêu và giải quyết vấn đề là chủ yếu. Tuy phương pháp này đáp ứng được hình thức kiểm tra đánh giá của Bộ giáo dục nhưng không phát triển được cho học sinh, làm học sinh cảm thấy nhàm chán khi học môn học.

Dạy học theo định hướng giáo dục STEM góp phần tăng khả năng hứng thú khi học, giúp học sinh hiểu sâu và có thể vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề, phát triển được năng lực của học sinh, qua đó các em biết được điểm mạnh điểm yếu, sở thích, năng lực của bản thân. Từ đó, các em có thể định hướng nghề nghiệp

34.60%

53.80% 11.50%

cho bản thân. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy học theo định hướng giáo dục STEM còn nhiều khó khăn.

Dòng điện xoay chiều là chương có nhiều kiến thức quan trọng và ứng dụng nhiều trong thực tế. Giáo viên thường xuyên sử dụng các phương pháp thuyết trình, đàm thoại, thỉnh thoảng lồng ghép các ứng dụng và kiến thức nghề vào nội dung bài học. Mặc dù, đa số giáo viên cho rằng có thể tổ chức hoạt động dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục STEM.

 Đề xuất

Cần thay đổi hình thức kiểm tra – đánh giá hiện nay bằng một hình thức kiểm tra đánh giá khá phù hợp với phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Nhằm khắc phục những khó khăn trong quá trình dạy học theo định hướng giáo dục STEM cần tổ chức nhiều hơn các buổi tập huấn, đầu tư cơ sở vật chất cho trường học, sự đầu tư về thời gian của giáo viên.

Giáo viên sẵn sàng thay đổi, tiếp thu các phương pháp, mô hình giáo dục mới và áp dụng các mô hình dạy học mới trong quá trình giảng dạy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi trình bày về cơ sở lý luận và thực tiễn của giáo dục STEM nhằm phát triển năng lực định hướng nghề nghiệp cho học sinh.

Đối với cơ sở lý luận chúng tôi trình bày các nội dung: Chương trình đổi mới giáo dục phổ thông

Giáo dục định hướng nghề nghiệp, mô hình và hình thức tổ chức giáo dục hướng nghiệp.

Giáo dục STEM chúng tôi trình bày về lịch sử của giáo dục STEM, giáo dục STEM ở một số nước và giáo dục STEM ở Việt Nam, quy trình thiết kế và tiến trình tổ chức dạy học.

Năng lực định hướng nghề nghiệp, cấu trúc và khung đánh giá năng lực định hướng nghề nghiệp.

Đối với cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường THPT, và các em học sinh lớp 11, lớp 12 tại các trường trên địa bàn thành phố. Kết quả cho thấy, đa số các thầy cô đều biết đến giáo dục STEM nhưng chỉ một số ít thầy cô vận dụng vào dạy học vì gặp rất nhiều khó khăn. Thầy cô cho rằng nghề nghiệp có ý nghĩa quan trọng với học sinh và để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp đa phần các thầy cô đều tư vấn, lồng ghép kiến thức nghề vào nội dung bài học, nhưng rất ít thầy cô cho học sinh trải nghiệm, tham gia các hoạt động của nghề để các em phát hiện ra sở thích và sự phù hợp của bản thân với nghề, hiểu hơn về nghề. Đối với học sinh, các em ý thức được tầm quan trọng của nghề nghiệp, các em thích học tập có lồng ghép các video, hình ảnh, thí nghiệm, các hoạt động trải nghiệm để có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn, hiểu sâu hơn về kiến thức, nhưng các thầy cô chỉ lồng ghép kiến thức nghề một cách lý thuyết và thường xuyên dùng phương pháp thuyết trình, đàm thoại. Điều này dẫn đến học sinh không phát được năng lực bản thân, khó định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho bản thân. Tuy dòng điện xoay chiều là chương chứa nhiều kiến thức quan trọng, được vận dụng nhiều trong cuộc sống, sản xuất, liên quan đến nhiều ngành nghề, nhưng giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học chương dòng điện xoay chiều theo định hướng giáo dục stem cho học sinh lớp 12 (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)