Để tìm hiểu về quản lí hoạt động dạy học môn Địa lí ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long chúng tôi tiến hành khảo sát trên 3 nhóm đối tượng là CBQL, giáo viên môn Địa lí và học sinh ở 3 khối của 5 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
Căn cứ trên tổng số CBQL, giáo viên Địa lí và học sinh của trường khảo sát, chúng tôi chọn 40 CBQL, GV Địa lí cùng với 300 học sinh để khảo sát. Cụ thể như thống kê trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng mẫu khảo sát
STT TRƯỜNG CBQL&GV Học sinh Cử nhân Thạc sỹ K10 K11 K12 SL % SL % SL % SL % SL % 1 THPT Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm 8 20 3 37,5 15 5,0 15 5,0 15 5,0 2 THPT Lưu Văn Liệt 8 20 2 25,0 25 8,3 25 8,3 25 8,3 3 THPT Nguyễn Thông 8 20 2 25,2 20 6,7 20 6,7 20 6,7 4 THPT Vĩnh Long 9 22,5 1 12,5 25 8,3 25 8,3 25 8,3 5 THCS- THPT Trưng Vương 7 17,5 0 0 15 5,0 15 5,0 15 5,0 Tổng 40 100 8 100 100 33,3 3 100 33,3 3 100 33,3 3
* Cách thức xử lí số liệu
Sau khi thu phiếu thăm dò ý kiến, sử dụng phần mềm Microsoft Office Excell và SPSS để tiến hành thống kê, tính điểm trung bình (ĐTB), tính tỷ lệ phần trăm cho tất cảcác mức độ khảo sát trong đề tài nghiên cứu.
Cách quy ước thang ĐTB ứng với từng mức độ khảo sát của phiếu điều tra như sau: ĐTB từ 3.26 4.00 = Rất quan trọng/Tốt/Rất thường xuyên/Rất nhiều/Rất cần thiết /Rất khả thi/Rất phù hợp.
ĐTB từ 2.51 3.25 = Quan trọng/Khá/Thường xuyên/Nhiều/Cần thiết/Khả thi/Phù hợp.
ĐTB từ 1.76 2.50 = ít quan trọng/Trung bình/Không thường xuyên/ít tác động/ít cần thiết/ít khả thi/ít phù hợp.
ĐTB từ 1.00 1.75 = Không quan trọng/Yếu/Không thực hiện/Không tác động/Không cần thiết/Không khả thi/Không phù hợp.