3.1.3 .Đảm bảo tính khả thicủa các biện pháp
3.2. Biện pháp quản líhoạt động dạy học môn Địa lí ởtrường trường Trung
3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò môn Địa lí
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
trọng và phải thường xuyên thực hiện của CBQL và GV môn ĐL. Tuy nhiên, do nhận thức về vai trò, môn ĐL trong nhà trường còn chưa cao nên công tác quản lí hoạt động dạy học môn ĐL cũng ít được quan tâm và thực hiện đầy đủ. Chính vì vậy chất lượng của hoạt động dạy học môn ĐL cũng chưa cao.
Nâng cao nhận thức về vai trò, môn ĐL được thực hiện thông qua việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vai trò, môn học, thông qua hoạt động dạy học, đồng thời xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.
Qua thực tế cho thấy có một bộ phận học sinh chưa thật sự chú ý học tập môn ĐL, chưa ý thức được vai trò và vị trí của môn học, học theo hình thức đối phó. Hệ quả đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ phía phụ huynh và học sinh, thậm chí là chính đội ngũ giáo viên chưa nhận thức đúng vị trí, vai trò và tầm quan trọng của môn ĐL trong việc hình thành những kiến thức cơ bản, phổ thông trong mỗi học sinh. Để có thể nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn ĐL, trước tiên cần có sự thay đổi về nhận thức của các cấp quản lí, GV, HS, CMHS và của toàn xã hội về tầm quan trọng của môn ĐL trong việc trang bị kiển thức và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện các biện pháp
* Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về vai trò của môn Địa lí
Đối với CBQL và GV: cần tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt, triển khai sâu rộng các Nghị quyết của Đảng, chủ trương chính sách đổi mới của Nhà nước; các cuộc vận động lớn của ngành; những định hướng và tầm nhìn phát triển của trường để giúp CBQL-GV thấy được vai trò của môn ĐL và sự cần thiết phải quản lí hoạt động dạy học môn ĐL một cách hiệu quả. Trong các buổi Hội nghị CBCC-VC, Đại hội các đoàn thể vào đầu năm học, cần đưa nội dung quản lí hoạt động dạy học môn ĐL vào nội dung trao đổi, thảo luận. Việc này sẽ giúp CBQL- GV thấy được tầm quan trọng của công tác quản lí hoạt động học tập môn ĐL, đồng thời họ cũng có thể thấy được vai trò và
nhiệm vụ của mình trong công tác này.
Đối với cha mẹ học sinh: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của CMHS vào các buổi Hội nghị CMHS, cần thay đổi nhận thức của CMHS về vai trò và vị trí của môn ĐL trong việc trang bị kiến thức và giáo dục nhân cách toàn diện cho HS, từ đó kêu gọi CMHS phối hợp với trường trong việc quản lí và tổ chức hoạt động học tập môn ĐL của HS. Thông qua các buổi sinh hoạt câu lạc bộ ĐL (nếu có) để tuyên truyền, phổ biến về vai trò của môn ĐL.
* Tăng cường tuyên truyền, giáo dục môn Địa lí thông qua các hoạt động dạy và học
Để nâng cao nhận thức về môn ĐL chính là tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy và học trong nhà trường. Việc chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ năng trong môn ĐL một cách có hiệu quả sẽ giúp HS tự nhận thức về vai trò của môn ĐL. Tùy vào nội dung kiến thức của từng bài học để xác định lựu chọn đâu là phương pháp tối ưu, phù hợp với từng nội dung đó. Thậm chí còn phải chú ý đến cả đổi tượng HS và hoàn cảnh, điều kiện của từng vùng, từng địa phương để xác định PPDH cho phù họp. Nói cách khác, phương pháp là nắm vững quy luật và hành động theo quy luật.
* Tăng cường chỉ đạo các hoạt động giáo dục nhằm xây dựng ý thức, thái độ và động cơ học tập đúng đắn cho học sinh
CBQL và GV môn ĐL cần tăng cường tổ chức các cuộc thảo luận, tranh luận hoặc các biện pháp kích thích tính tự giác, tích cực từ HS. Tổ chức các hoạt động thi đua trong học tập môn ĐL. Những hoạt động này sẽ góp phần tạo động lực tích cực cho HS trong việc học tập môn ĐL, khiến HS tham gia các hoạt động học tập một cách chủ động, tự giác và mang lại hiệu quả cao.