Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Đề cập đến giáo dục không thể thiếu một yếu tố vơ cùng quan trọng đó chính là nhà trường. Trên bình diện vi mơ, quản lý giáo dục trong phạm vi nhà trường có thể xem đồng nghĩa với quản lý nhà trường.

Theo Trần Kiểm (2012): “Quản lý nhà trường thực chất là việc xác định vị trí của mỗi người trong hệ thống XH, là quy định chức năng, quyền hạn, nghĩa vụ, quan hệ cùng vai trò XH của họ mà trước hết là trong phạm vi nhà trường với tư cách là một tổ chức XH”.

Quản lý nhà trường là những tác động có mục đích của lãnh đạo nhà trường đến các hoạt động giáo dục, đến con người (cán bộ - giáo viên - nhân viên và học sinh), đến các nguồn lực (vật lực, tài lực, tin lực,…), đến các ảnh hưởng ngoài nhà trường nhằm đạt mục tiêu giáo dục.

Quản lý nhà trường có thể được nhìn nhận từ hai góc độ như sau:

Thứ nhất, quản lý nhà trường là hoạt động của các cơ quan quản lý giáo dục và các cấp chính quyền đối với một trường học.

Thứ hai, quản lý nhà trường được hiểu là hoạt động của chủ thể quản lý trường học, cụ thể là Hiệu trưởng hoặc người được giao nhiệm vụ quản lý trường đối với các hoạt động giáo dục của trường.

Theo Nguyễn Phúc Châu (2010) đã cụ thể hóa quản lý nhà trường thành các hoạt động quản lý cụ thể như sau:

+ Quản lý việc thiết lập và thực hiện các luật, quy định về giáo dục và đào tạo (quy định về tổ chức và hoạt động của trường học)

+ Quản lý bộ máy và nhân sự nhà trường

+ Quản lý hoạt động huy động, phân bổ và sử dụng nguồn tài lực, vật lực

giáo dục.

+ Quản lý hoạt động xây dựng và phát huy tác dụng môi trường giáo dục

+ Quản lý hoạt động thiết lập và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong các hoạt động giáo dục, dạy học.

Quản lý nhà trường là quản lý toàn diện các hoạt động diễn ra trong nhà trường và các nguồn lực của nhà trường, nhằm đạt được chất lượng giáo dục cao nhất, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Từ những quan điểm và phân tích nêu trên về quản lý nhà trường, có thể thống nhất và khái quát khái niệm quản lý nhà trường như sau: Quản lý nhà trường là những tác động có kế hoạch và mang tính hướng đích, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên, người học) nhằm đưa các hoạt động của nhà trường đạt tới mục tiêu đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)