Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 104)

3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp

3.1.2. Cơ sở thực tiễn

Sau quá trình tìm hiểu thực trạng HĐBD GV và quản lý HĐBD GV trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy Nhà trường đã nỗ lực trong nâng cao chất lượng HĐBD GV qua từng năm và cải thiện quản lý HĐBD GV nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa nhận được đánh giá cao từ GV.

Các tác động quản lý được đa số CBQL, GV đánh giá thực hiện thường xuyên nhưng hiệu quả mang lại khơng cao, chưa phát huy tối đa vai trị quản lý. GV còn gặp phải nhiều khó khăn khi tham gia HĐBD; hiện tại Nhà trưởng chỉ có một chuyên viên phụ trách trực tiếp việc theo dõi triển khai các chương trình bồi dưỡng, áp lực về cơng việc vào những giai đoạn tập trung triển khai nhiều chương trình bồi dưỡng dẫn đến một số cơng việc giải quyết chưa nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả cơng việc suy giảm. Thực trạng hình thức biên chế tạo nên tính ỳ trong việc chủ động học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ của bản thân theo các quy định mới song song đó là việc Nhà trường chưa có các biện pháp giải quyết, xử lý các tình huống khơng tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch chuẩn hóa trình độ cán bộ, viên chức của trường. Các chương trình bồi dưỡng được triển khai thực hiện với kinh phí được chú trọng đầu tư, đặc biệt là chương trình bồi dưỡng ngồi nước, tuy nhiên khâu kiểm tra, đánh giá kết quả đạt được lại được thực hiện hình thức, chưa có ý nghĩa trong việc kiểm soát hiệu quả mà HĐBD đem lại. Với sự quan tâm của lãnh đạo Nhà trường cùng với định hướng phát triển trường chất lượng cao, HĐBD GV cần được triển khai thực hiện một cách có hệ thống, hướng đến mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Dưới góc độ của nhà quản lý, cần nhìn nhận vấn đề tại đơn vị mình một cách khách quan và đi từ bao quát đến cụ thể vấn đề. Đứng vào vị trí của GV để thấu hiểu được những mong muốn của họ trong bất cứ lĩnh vực, hoạt động nào từ đó đưa ra những quyết định quản lý đúng đắn, giải quyết được vướng mắt trong công tác.

Từ các cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao hiệu quả quản lý HĐBD GV trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)