Yêu cầu đối với giảng viên trường cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

1.3. Lý luận về bồi dưỡng giảng viên

1.3.2. Yêu cầu đối với giảng viên trường cao đẳng

Những yêu cầu đối với giảng viên trường cao đẳng nói riêng và những người làm cơng tác dạy học và giáo dục nói chung địi hỏi phải có sự nhiệt huyết, tận tụy yêu nghề, nắm bắt về tâm sinh lý của học sinh, sinh viên khác nhau ở từng lứa tuổi. Ngồi ra, cịn phải đảm bảo các u cầu theo quy định và được thể hiện cụ thể như sau:

+ Phẩm chất, đạo đức tốt;

+ Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ;

+ Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp;

+ Có lý lịch rõ ràng.

Cụ thể hơn về yêu cầu chuyên môn và nghiệp vụ của giảng viên giảng dạy trình độ cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp được quy định bởi Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2017) quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Theo thông tư, giảng viên được phân thành 03 nhóm theo hình thức dạy học là dạy lý thuyết, dạy

thực hành và dạy tích hợp. Trong đó, giảng viên dạy tích hợp có u cầu về chuẩn chuyên môn nghiệp vụ bao gồm cả tiêu chuẩn của giảng viên dạy lý thuyết và dạy thực hành. Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có đội ngũ giảng viên xếp vào nhóm giảng viên dạy tích hợp. Vì vậy các chuẩn về chun mơn, nghiệp vụ của giảng viên sẽ được trình bày theo nội dung liên quan đến giảng viên dạy tích hợp. Các yêu cầu này được thể hiện bằng 03 tiêu chí:

- Tiêu chí 1 về năng lực chun mơn: trình độ chun mơn, ngoại ngữ, tin học - Tiêu chí 2 về năng lực sư phạm: trình độ nghiệp vụ sư phạm;các hoạt động chuẩn bị cho công tác giảng dạy; kết nối giữa người học, hoạt động giảng dạy và XH.

- Tiêu chí 3 về năng lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học: học tập, bồi dưỡng; hướng dẫn thực tập kết hợp thực tiễn nghề nghiệp.

Từ khi có sự chuyển giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý, tiêu chuẩn về trình độ chun mơn của giảng viên có sự thay đổi gây nên sự hoang mang cho đội ngũ quản lý của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong diện chuyển đổi cũng như ngay cả bản thân giảng viên. Việc xác định trình độ hiện tại của đội ngũ một cách chính xác và xác định được những tiêu chuẩn về trình độ chun mơn mà đội ngũ cịn chưa đủ để lên kế hoạch bồi dưỡng, chuẩn hóa là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng tốt những yêu cầu của sự thay đổi.

Tùy vào nhu cầu phát triển trong tương lai mà mỗi trường có thể căn cứ theo những quy định về chuẩn đối với giảng viên, từ đó nâng cao chuẩn để phù hợp với định hướng phát triển.

Sự thay đổi khá nhiều về yêu cầu đối với giảng viên cùng với những định hướng chiến lược phát triển của Nhà trường tập trung chủ yếu vào đội ngũ giảng viên, sự phát triển nhanh chóng của tri thức trong thời đại mới. Chính vì những lẽ đó mà HĐBD GV cần được chú trọng thực hiện nhằm đạt tới mục đích nâng cao

chất lượng đội ngũ giảng viên. Ngồi ra, giảng viên cần nâng cao tinh thần tự bồi dưỡng, chủ động học tập, cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho bản thân đồng thời phục vụ tốt cho hoạt động giảng dạy và giáo dục Nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)