1.3. Lý luận về bồi dưỡng giảng viên
1.3.3. Vai trò của bồi dưỡng giảng viên
Bồi dưỡng giúp giảng viên cập nhật, bổ sung kiến thức, kỹ năng, thái độ để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp và năng lực phẩm chất. Học tập, bồi dưỡng khơng cịn là quyền của giảng viên mà đã trở thành nhiệm vụ mà giảng viên phải thực hiện trong q trình cơng tác. Nội dung này đã được quy định cụ thể tại Điều 55, Luật giáo dục nghề nghiệp.
Năng lực chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp giúp giảng viên có kiến thức để thực hiện tốt các vai trị của mình, kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong cơng việc hằng ngày. Bồi dưỡng, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức giúp tạo cho người giảng viên một phong cách sống và làm việc đáng tin cậy, có hiệu quả; cùng với năng lực chun mơn và kỹ năng nghề nghiệp tốt thì đây chính là những yếu tố quan trọng tạo nên một người giảng viên đáp ứng tốt các yêu cầu ngày càng cao của XH.
Chất lượng nhân lực được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thơng qua con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng. Bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục khuyết điểm, phát huy thế mạnh vốn có của GV giúp họ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Giảng viên là những người đã được đào tạo một cách bài bản, có nền tảng về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đạt tiêu chuẩn theo các quy định hiện hành. Tuy nhiên, sau một thời gian công tác, các kiến thức mà giảng viên đã có được sẽ dần mai một, khơng cịn phù hợp với thực trạng đòi hỏi giảng viên phải tham gia các hoạt động bồi dưỡng do đơn vị tổ chức, cử tham gia hoặc tự bản giảng viên phải ý thức được vấn đề để chủ động.
Bồi dưỡng giảng viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, hoàn thành tốt cả ba vai trò nhà giáo, nhà nghiên cứu và nhà cung cấp dịch vụ XH. Đây vừa là mục tiêu, vừa
là động lực và được coi là một trong những yếu tố quan trọng để thực hiện thành cơng sự nghiệp đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo.
1.3.3.1. Mục tiêu
Tùy vào từng yêu cầu thực tế cần phải đào tạo các nội dung khác nhau cho giảng viên mà Nhà trường đề ra các mục tiêu cụ thể cần đạt được. Tuy nhiên, bất kỳ các hoạt động bồi dưỡng cho giảng viên được thực hiện đều nhằm vào các mục tiêu chính sau:
+ Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật, cải thiện kiến thức, kỹ năng, thái độ cho giảng viên.
Hoạt động bồi dưỡng với mục tiêu đầu tiên cần đạt được là cung cấp cho giảng viên những kiến thức mới cần được bổ sung, cập nhật sau một q trình cơng tác, giúp giảng viên tiếp cận được những tri thức của thời đại mới, học tập kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng, hoàn thiện phẩm chất và nâng lực.
+ Xây dựng đội ngũ giảng viên có chất lượng, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Theo Hoàng Minh Cương (2017), Nhà trường cần thực hiện HĐBD GV với ý nghĩa tạo nên truyền thống, làn sóng học tập khơng chỉ đối với GV mà cịn là tồn thể đội ngũ của trường với phương châm “Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi, đội ngũ giảng viên biết học tập suốt đời”.
Công cuộc đổi mới đất nước cùng tiến trình hội nhập quốc tế đòi hỏi ngày càng cao đối với chất lượng nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ giảng viên. Đặc biệt hơn nữa, giảng viên lại là một bộ phận đóng góp trực tiếp vào quá trình đào tạo đội ngũ nhân lực để đáp ứng nhu cầu lao động của XH. Chính vì vậy, để phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, đội ngũ giảng viên phải có chất lượng, đủ năng lực và phẩm chất, điều này cũng chính là một trong những mục tiêu của HĐBD GV.
1.3.3.2. Nội dung chương trình bồi dưỡng
Nhằm bắt kịp sự phát triển và yêu cầu cao của XH đối với tất cả các ngành nghề lao động, trong đó có giáo dục, HĐBD GV phải được thực hiện thường xuyên và toàn diện bao gồm những nội dung cơ bản như sau:
Theo Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2017):
Bồi dưỡng chuẩn hóa: là bồi dưỡng giảng viên đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và những nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Bồi dưỡng nâng cao là hoạt động bồi dưỡng giúp giảng viên nâng cao về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học, năng lực nghiên cứu khoa học, công nghệ và những nội dung khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của nghề nghiệp.
Ngoài những nội dung bồi dưỡng đã nêu ở trên, hoạt động bồi dưỡng giảng viên giáo dục nghề nghiệp cịn có nội dung thực tập tại doanh nghiệp giúp giảng viên cập nhật được những kiến thức, công nghệ, phương pháp tổ chức quản lý sản xuất và rèn luyện kỹ năng trong thực tiễn, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Tùy vào nhu cầu bồi dưỡng giảng viên mà có những nội dung chương trình bồi dưỡng khác nhau, tuy nhiên tất cả đều phải đáp ứng được các yêu cầu về tính mới, hiện đại, có mục tiêu rõ ràng, đảm bảo tính khoa học, linh hoạt, có tính ứng dụng cao. Khi lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho giảng viên, cần lựa chọn những nội dung thiết thực và phù hợp nhất với chuyên ngành/lĩnh vực giảng viên đang phụ trách. Trong quá trình bồi dưỡng, nếu nhận thấy nội dung khơng cịn phù hợp hoặc có sai sót cần phản hồi ngay với các đơn vị có trách nhiệm để tiếp nhận và xử lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả HĐBD GV tránh tình trạng tốn kém thời gian và chi phí nhưng kết quả mang lại không đạt chất lượng.
1.3.3.3. Hình thức
HĐBD GV thường được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng để đảm bảo giảng viên vừa có thể đảm bảo giờ giảng trên lớp, vừa có thể sắp xếp được thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng được thuận tiện nhất. Bao gồm:
- Bồi dưỡng tại chỗ: hoạt động bồi dưỡng được tổ chức tại đơn vị nơi mà giảng viên đang cơng tác, do đơn vị đó chủ trì tổ chức và có sự phối hợp với các đơn vị/cá nhân khác bên ngoài trường nếu cần thiết.
- Bồi dưỡng tập trung: cử giảng viên tham gia các khóa/lớp theo một khoảng thời gian nhất định tại các cơ sở có chức năng thực hiện các chương trình bồi dưỡng giảng viên.
- Bồi dưỡng từ xa: nhờ vào các phương tiện công nghệ thông tin, truyền thơng, giảng viên có thể tham gia bồi dưỡng mà khơng gặp khó khăn về điều kiện khoảng cách địa lý.
- Tự bồi dưỡng: giảng viên chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, tham gia các hoạt động bồi dưỡng theo quy định. Đây được xem là một hình thức bồi dưỡng cần được phát huy mạnh mẽ và duy trì trong suốt q trình cơng tác của giảng viên.
Tùy vào điều kiện thời gian và khả năng mà giảng viên hoặc cơ sở cử giảng viên đi bồi dưỡng có thể lựa chọn hình thức bồi dưỡng phù hợp.
1.3.3.4. Phương pháp
HĐBD GV được tổ chức với nhiều phương pháp đa dạng nhằm mục đích mang lại hiệu quả bồi dưỡng cao nhất. Các phương pháp tiến hành HĐBD GV thường được sử dụng như bồi dưỡng chuyên đề; hội thảo, tập huấn; khảo sát, tham quan học tập thực tế; thực tập thực tế, tự bồi dưỡng. Tùy vào từng nội dung, đối tượng và điều kiện thực tế mà nhà trường sẽ tiến hành HĐBD GV hoặc lựa chọn chương trình bồi dưỡng tại các cơ sở ngồi trường với các phương pháp khác nhau và có thể luân phiên thay đổi trong năm nhằm đa dạng hóa hình thức học tập, tạo sự thú vị đối với đối tượng tham gia.
1.3.3.5. Các yếu tố ảnh hưởng
HĐBD GV cũng như bất kể hoạt động nào diễn ra đều bị chi phối bởi các yếu tố ảnh hưởng chủ quan lẫn khách quan.
- Yếu tố chủ quan:
+ Nhận thức của lãnh đạo trường về HĐBD GV:
Các hoạt động trong nhà trường được vận hành với sự chỉ đạo của các nhà lãnh đạo trong đơn vị và HĐBD GV cũng là một trong số những hoạt động đó.
Lãnh đạo đơn vị nhận thức đúng đắn về sự cần thiết và tầm quan trọng của hoạt động đào tạo bồi dưỡng thì tại đơn vị đó, hoạt động bồi dưỡng được chú trọng thực hiện thường xuyên, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí và nhân sự thường được tham gia hoạt động bồi dưỡng với nội dung và hình thức đa dạng, có chế độ khuyến khích tham gia để thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng được quan tâm và nhân rộng trong toàn trường.
Trường hợp lãnh đạo trường không quan tâm đến hoạt động đào tạo bồi dưỡng thì hoạt động sẽ được thực hiện rời rạc, khơng thường xun, kinh phí đầu tư cho hoạt động không nhiều; số lượng cũng như chất lượng của các chương trình bồi dưỡng thấp.
+ Mục tiêu, định hướng phát triển trường
Mục tiêu phát triển nhà trường đặt ra trong tương lai có liên quan đến chất lượng giảng viên là một trong những cơ sở để HĐBD GV được thực hiện một cách có đầu tư, có định hướng, đưa ra được những gì cần phải làm và triển khai để đội ngũ giảng viên có thể đạt được.
+ Nhận thức của giảng viên về hoạt động bồi dưỡng
Dù được quản lý và điều phối bởi các cơ quan quản lý giáo dục và lãnh đạo tại đơn vị, tuy nhiên để hoạt động bồi dưỡng đạt được hiệu quả tối ưu nhất phụ thuộc khá nhiều vào nhận thức của giảng viên về chính hoạt động này. Khi giảng viên tham gia bồi dưỡng nhận thức được sự cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về chun mơn, nghiệp vụ cho bản thân thì động lực học tập sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, từ đó góp phần làm cho hoạt động bồi dưỡng đạt hiệu quả cao hơn nhờ sự tự giác, nỗ lực học tập từ phía GV. Nếu chính bản thân người giảng viên tham gia bồi dưỡng khơng nhận thấy được các chương trình bồi dưỡng là cần thiết cho bản thân mà chỉ tham gia theo yêu cầu của Nhà trường thì hoạt động bồi dưỡng sẽ trở nên hình thức, giảng viên khơng có hứng thú tham gia dẫn đến hiệu quả học tập kém.
+ Chất lượng đội ngũ giảng viên:
Khoa học và công nghệ cùng với vốn kiến thức nhân loại đang ngày càng phát triển không ngừng. Để theo kịp và nắm bắt được một cách có hệ thống và chính xác những kiến thứ, kỹ năng trong thời đại mới địi hỏi con người phải khơng ngừng
trau dồi, học hỏi và có một vốn kiến thức cơ bản để làm nền tảng tiếp thu những tri thức hiện đại, đặc biệt đối với giảng viên là những người hướng dẫn, hỗ trợ người học tiếp thu, lĩnh hội kiến thức thì việc chính bản thân họ là người có hệ thống kiến thức, kỹ năng vững vàng lại là một yêu cầu vô cùng quan trọng.
Nếu đội ngũ giảng viên khơng có được kiến thức nền tảng đủ để tiếp thu những kiến thức mới thì hoạt động bồi dưỡng sẽ gây áp lực với giảng viên, các hoạt động bồi dưỡng được thực hiện nhưng mức độ tiếp thu không cao. Ngược lại, nếu đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt, trình độ chun mơn, các kiến thức, kỹ năng bổ trợ vững vàng sẽ dễ dàng tiếp thu những tri thức mới, từ đó giúp HĐBD GV diễn ra đạt hiệu quả cao.
- Yếu tố khách quan
+ Các quy định về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong giáo dục nghề nghiệp Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng giảng viên nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp quản lý có thẩm quyền như luật giáo dục nghề nghiệp, nghị định, thông tư liên quan đến hoạt động bồi dưỡng trong đơn vị sự nghiệp công lập…Tất cả các hoạt động của trường, kể cả hoạt động bồi dưỡng đều phải thực hiện đúng theo các quy định trên.
+ Nguồn kinh phí được cấp
Mặc dù hiện nay, các trường Cao đẳng, Đại học đang hướng tới cơ chế tự chủ tài chính, tuy nhiên q trình này vẫn đang được thực hiện và nhiều trường vẫn đang hoạt động dựa vào nguồn kinh phí được cấp. Nếu nguồn kinh phí được cấp ở mức cao thì hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường sẽ được đầu tư về kinh phí thực hiện, nâng cao khả năng đạt được hiệu quả.
+ Sự phát triển của khoc học, công nghệ và những kiến thức trong thời đại mới.
Sự chênh lệch về trình độ hiện có của giảng viên và những tri thức về khoc học công nghệ hiện đại cũng là một trong những yếu tố chi phối HĐBD GV. Nếu độ chênh lệch càng cao, hoạt động bồi dưỡng sẽ rất khó đạt được mục tiêu như mong muốn. Ngoài ra, với sự phát triển liên tục và nhanh chóng của những kiến thức khoa học, XH cùng nhiều lĩnh vực khác địi hỏi giảng viên phải tích cực tham
gia hoạt động bồi dưỡng kiến thức đồng thời chủ động cập nhật kiến thức để theo kịp sự phát triển