đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
3.3.1. Biện pháp 01: Nhà trường chuẩn hóa cơng tác tìm hiểu nhu cầu BD của GV làm cơ sở xây dựng kế hoạch và triển khai HĐBD
Qua khảo sát quan điểm của 26 CBQL và 95 GV về biện pháp trên, kết quả đánh giá là rất đồng ý với ĐTBGV=3,31>3,26, ĐTBCBQL=3,5>3,26
3.3.1.1. Mục đích của biện pháp
HĐBD GV ngoài yêu cầu đảm bảo các quy định của các cấp có thẩm quyền và đi theo đúng định hướng phát triển trường còn phải được xây dựng dựa trên nhu cầu bồi dưỡng từ phía GV. Biện pháp được đề xuất với mục đích giúp GV nhận thấy được sự quan tâm của Nhà trường đối với nhu cầu bồi dưỡng chính đáng của GV, tạo sự chủ động cho GV đối với các chương trình bồi dưỡng mà họ là đối tượng tham gia, trao quyền cho GV khi tham gia HĐBD, có cơ hội nêu lên ý kiến về việc bản thân có nhu cầu học những gì, học như thế nào.
Hiện tại, đa số các chương trình bồi dưỡng do Nhà trường chủ trì tổ chức hoặc cử GV tham gia bồi dưỡng được căn cứ trên các quy định về chuẩn đối với GV giảng dạy trình độ Cao đẳng trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, các tiêu chuẩn GV giảng dạy các ngành chất lượng cao...và các nội dung bồi dưỡng theo định hướng phát triển đội ngũ GV của Nhà trường. Việc theo sát và thực hiện các chương trình bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu của GV, giúp GV cập nhật, bổ sung kịp thời những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong công tác giảng dạy, nghiên cứu vẫn chưa được triển khai thực hiện một cách nghiêm túc.
Từ "chuẩn hóa" được sử dụng cho biện pháp này bởi vì đối với việc triển khai tìm hiểu nhu cầu qua bồi dưỡng của GV qua kết quả khảo sát cho thấy: CBQL và GV đã phản hồi cơng tác này có thực hiện ở cấp khoa, cấp trường tuy nhiên tỷ lệ thống nhất chưa cao và qua quá trình tìm hiểu các hồ sơ có liên quan vẫn chưa thấy các nội dung đề cập đến công tác này. Biện pháp đề xuất giúp phát triển và hồn thiện hơn cơng tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV, thực hiện một cách có đầu tư, thống nhất và triển khai trong phạm vi tồn trường, làm cho cơng tác khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV trở thành một hoạt động thường xuyên trong việc triển khai HĐBD GV hằng năm và một nội dung không thể thiếu trong công tác QL HĐBD GV của Nhà trường.
Biện pháp cũng góp phần giải quyết được thực trạng tại trường Cao đẳng Kinh tế Tp.HCM về phản hồi nhu cầu bồi dưỡng của GV chỉ được đáp ứng nhìn chung ở mức độ khá, trong đó có đến 33/95 GV được khảo sát đánh giá rằng nhu cầu bồi dưỡng của họ chỉ được đáp ứng ở mức trung bình.
Ngồi ra, việc quan tâm và tìm hiểu nhu cầu bồi dưỡng của GV và chọn lọc, đưa vào các kế hoạch bồi dưỡng sẽ giúp GV quan tâm hơn đến các kế hoạch bồi dưỡng GV trường, qua đó tìm hiểu, lựa chọn chương trình bồi dưỡng phù hợp để tham gia và tạo động cơ thúc đẩy GV chủ động hơn trong việc tham gia các HĐBD của Nhà trường. Thể hiện một khía cạnh trong quan điểm lấy học viên làm trung tâm trong việc thực hiện HĐBD GV của Nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV về cả nội dung, hình thức, phương pháp, địa điểm và thời gian để đảm bảo đáp ứng được tối đa các mong muốn của GV khi tham gia HĐBD và tạo điều kiện tốt nhất để GV có thể vừa tham gia bồi dưỡng vừa thực hiện tốt công việc.
Khảo sát nhu cầu thông qua phiếu khảo sát được gửi đến Trưởng các khoa để triển khai thực hiện hoặc khảo sát bằng hình thức online thơng qua công cụ Google form.
Đầu năm, sau khi rà sốt tình hình hiện tại của đơn vị, bộ phận phụ trách HĐBD tiến hành cập nhật các chương trình bồi dưỡng được cơ quan cấp trên tổ chức cùng với những khóa bồi dưỡng dự kiến sẽ tổ chức trong năm để đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn đối với GV theo định hướng phát triển của Nhà trường gửi về các đơn vị đăng ký tham gia bồi dưỡng đồng thời khảo sát nhu cầu của GV về bồi dưỡng những nội dung gì, có thể tham gia vào thời gian nào, địa điểm tham gia thuận tiện nhất,…Bộ phận phụ trách thiết kế mẫu đăng ký tham gia chương trình bồi dưỡng và khảo sát nhu cầu bồi dưỡng bằng phần mềm Microsoft Word hoặc qua công cụ online như Google form và gửi đến các CBQL khoa để triển khai thực hiện, tổng hợp, xem xét, chọn lọc và phản hồi về phòng Tổ chức Cán bộ tổng hợp làm cơ sở xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo và bộ phận phụ trách cần nắm rõ các quy định về bồi dưỡng GV và các tiêu chuẩn cần đạt được của GV theo định hướng phát triển trường, phối hợp cùng với phòng Kế hoạch – Tài chính về khoản kinh phí để xây dựng kế hoạch HĐBD vừa có khả năng đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng của GV vừa đảm bảo đúng quy định, có tính khả thi trong khả năng kinh phí cho phép.
Bộ phận phụ trách có kỹ năng xây dựng kế hoạch đảm bảo theo yêu cầu, sử dụng tốt các phần mềm, ứng dụng dùng để thiết kế phiếu khảo sát.
CBQL khoa có sự phối hợp tốt với bộ phận phụ trách HĐBD trong việc triển khai khảo sát nhu cầu bồi dưỡng đảm bảo khách quan, xuất phát từ mong muốn
chính đáng của cá nhân để tạo cơ sở đáng tin cậy cho công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV đạt hiệu quả.
Các văn bản triển khai việc thực hiện khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của GV được phổ biến trên phạm vi tồn trường một cách chính thức đến tồn thể Cán bộ, viên chức của trường. Hoạt động này phải đảm bảo thực hiện hằng năm, làm cơ sở cho việc xây dựng và triển khai các kế hoạch bồi dưỡng giảng viên mỗi năm.
3.3.2. Biện pháp 02: Nhà trường sử dụng trang thông tin điện tử để đăng tải các thơng tin về HĐBD của trường (quy định, chương trình BD,…)
Đây cũng là một trong những biện pháp được CBQL và GV đánh giá rất đồng ý
với ĐTB lần lượt là: 3,5 và 3,29.
3.3.2.1. Mục đích của biện pháp
Hiện nay, hệ thống văn bản của Nhà trường được ban hành thông qua phần mềm Egov, hầu hết các văn bản đều chỉ được gửi đến tài khoản của các Trưởng đơn vị để triển khai, trong đó bao gồm các văn bản có liên quan đến HĐBD GV.
Biện pháp đề xuất nhằm mục đích đa dạng hóa kênh thơng tin về HĐBD của trường, khai thác tối đa nguồn tiện ích về cơng nghệ của trường, ứng dụng công nghệ 4.0 vào công tác quản lý, triển khai hoạt động bồi dưỡng để GV có thể tiếp cận, tìm hiểu về các quy định đối với HĐBD đồng thời nắm bắt thông tin về định hướng phát triển đội ngũ của Nhà trường, các chương trình bồi dưỡng sẽ được thực hiện để xem xét, tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu. Giúp HĐBD GV hạn chế phụ thuộc vào triển khai của các Trưởng khoa, giảm áp lực công việc cho CBQL khoa; khắc phục thực trạng một số lượng GV (22/95 GV được khảo sát) vẫn còn mơ hồ về định hướng phát triển GV của Nhà trường và khó khăn của GV khi có nhiều thay đổi về chuẩn GV, GV không tiếp cận được các thông tin về HĐBD của Nhà trường.
3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Đăng tải các thơng tin có liên quan đến HĐBD GV bao gồm: các Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định. Các Thông tư của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng và bồi dưỡng; thông tư quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp
vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp. Đề án đào tạo, bồi dưỡng; định hướng phát triển đội ngũ GV của Nhà trường. Kế hoạch bồi dưỡng trong năm; các lớp bồi dưỡng chuẩn bị được tổ chức để GV có nhu cầu đăng ký tham gia. Có thơng tin về email và số điện thoại của cá nhân hoặc bộ phận phục trách HĐBD để GV có thể liên lạc khi muốn biết biết thêm thơng tin hoặc có thắc mắc để được hỗ trợ kịp thời.
Các nội dung đăng tải được chia thành từng nhóm khác nhau để GV dễ chọn lựa thơng tin tìm hiểu như: Mục HĐBD bao gồm các thư mục con: Các cơ sở pháp lý, văn bản của trường, các chương trình bồi dưỡng…
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện
Trang web trường và cụ thể mục bồi dưỡng được thiết kế rõ ràng, dễ tìm kiếm và truy cập. Có sự phối hợp giữa bộ phận đăng tải thơng tin bồi dưỡng – phịng Tổ chức Cán bộ và đơn vị phụ trách điều chỉnh định dạng website trường để khả năng tiếp cận thông tin về HĐBD khi truy cập trang web tối ưu nhất.
Có nhân sự chuyên phụ trách HĐBD đăng tải và cập nhật thường xuyên các văn bản liên quan đến HĐBD GV và trong các văn bản có liên quan đến hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường cần trực tiếp ghi chú đường dẫn truy cập đến trang web để GV cũng như cán bộ, viên chức khác có thể tiếp cận.
3.3.3. Biện pháp 03: Nhà trường có chính sách khen thưởng đối với GV thực hiện tốt bồi dưỡng và tự bồi dưỡng theo kế hoạch của trường
Biện pháp này được cũng được CBQL và GV phản hồi quan điểm ở mức độ “rất đồng ý”. ĐTBCBQL=3,5; ĐTBGV=3,27.
3.3.3.1. Mục đích của biện pháp
Khuyến khích tinh thần của các GV đã tích cực tham gia HĐBD theo kế hoạch của trường hoặc tự bồi dưỡng các nội dung theo yêu cầu của Nhà trường khi không thể tham gia HĐBD do Nhà trường tổ chức. Tạo động lực thúc đẩy GV chủ động tham gia HĐBD.
Tạo nên một nội dung mới trong phong trào thi đua của đội ngũ GV trường, nêu gương tích cực điển hình trong tập thể.
Xây dựng và đưa nội dung cộng điểm thi đua, tuyên dương cho cá nhân tích cực tham gia bồi dưỡng, tự bồi dưỡng. Phổ biến dự thảo quy chế về nội dung khen thưởng này đến các khoa để triển khai đóng góp ý kiến, ghi nhận các ý kiến hợp lý từ phía GV.
Thống kê theo học kỳ hoặc năm học tuyên dương trong đơn vị và toàn trường đối với cá nhân có sự nỗ lực và đạt thành tích tốt trong hoạt động nâng cao trình độ chun mơn, kỹ năng, nghiệp vụ,…phục vụ tốt cho công việc đang phụ trách. Dành một khoản kinh phí khen thưởng với ý nghĩa khuyến khích, động viên tinh thần.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện
Bộ phận phụ trách HĐBD Phối hợp với bộ phận phụ trách thi đua khen thưởng để xây dựng quy định khen thưởng phù hợp và đảm bảo đúng quy định; phối hợp bộ phận phụ trách tài chính để có khoản kinh phí khen thưởng dùng từ quỹ khen thưởng của Nhà trường và khơng ảnh hưởng đến chi phí dùng cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng.
Phối hợp với CBQL khoa trong nhận xét, đánh giá đúng đối tượng có sự nỗ lực, cố gắng thật sự trong HĐBD, tinh thần học hỏi cao, tham gia các HĐBD vì mục đích phục vụ cơng tác của trường để đảm bảo có tính động viên, làm gương trong toàn trường.
3.3.4. Biện pháp 04: Nhà trường hỗ trợ một khoản kinh phí khi GV hồn thành khóa bồi dưỡng khơng nằm trong kế hoạch của trường nhưng phù hợp với yêu cầu công việc (nộp văn bằng, chứng chỉ)
Khi khảo sát quan điểm của GV về 08 biện pháp đề xuất, đây là biện pháp được nhiều GV lựa chọn nhất với kết quả “Rất đồng ý” có ĐTBGV=3,36. CBQL cũng tán thành biện pháp này với ĐTBCBQL khá cao =3,54.
3.3.4.1. Mục đích của biện pháp
Tạo điều kiện để GV học tập, bồi dưỡng theo nhu cầu và thời gian phù hợp với kế hoạch cá nhân, khuyến khích tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng…đảm bảo phục vụ tốt u cầu của cơng việc.
Chính bản thân người giảng viên sẽ biết được họ cần phải bổ sung kiến thức hoặc kỹ năng ở những nội dung gì, vào lúc nào và GV cũng có thể tham gia học tập
những nội dung được tổ chức bởi những đơn vị cung cấp các chương trình bồi dưỡng có chất lượng, uy tín. Đối với biện pháp này, GV sẽ chủ động trong việc lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp với bản thân và tìm kiếm những cơ sở bồi dưỡng uy tín.
Bên cạnh đó, biện pháp cũng giúp khắc phục tình trạng GV gặp khó khăn về vấn đề thời gian trong việc tham gia HĐBD do Nhà trường tổ chức, tạo điều kiện để GV có thể chủ động tìm kiếm các chương trình bồi dưỡng với nội dung đa dạng, phù hợp với cá nhân.
3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện
Bổ sung vào Quy chế chi tiêu nội bộ các khoản chi hỗ trợ cho GV tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, các khóa bồi dưỡng chun đề phù hợp vị trí việc làm, nâng chuẩn ngoại ngữ, tin học…để khuyến khích GV chủ động tự bồi dưỡng.
Các nội dung mà GV tham gia bồi dưỡng phải được Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp GV đó (Trưởng khoa) đồng ý và xác nhận nội dung bồi dưỡng phù hợp với vị trí việc làm của GV. Sau đó GV nộp văn bằng hoặc chứng chỉ kèm theo đơn cam kết của cá nhân về thời gian phục vụ công tác tại trường (thời gian phục vụ cơng tác tùy theo tính chất khóa học) và xác nhận của Trưởng khoa về sự cần thiết của khóa bồi dưỡng mà GV đã tham dự để nhận kinh phí hỗ trợ.
3.3.4.3. Điều kiện thực hiện
Bộ phận phụ trách HĐBD phối hợp phòng Kế hoạch – Tài chính cân đối nguồn kinh phí dành cho HĐBD và chi hỗ trợ bồi dưỡng dành cho đối tượng GV với từng nội dung và định mức cụ thể.
Trưởng khoa hoặc Tổ trưởng chuyên mơn chịu trách nhiệm chính trong việc xác nhận các nội dung bồi dưỡng mà giảng viên đã tham gia để đảm bảo việc chi hỗ trợ đạt hiệu quả cao và phục vụ tốt cho công tác quản lý HĐBD GV trường.
Điều kiện nhận hỗ trợ phải được ràng buộc bởi đơn cam kết phục vụ công tác tại trường trong một khoản thời gian nhất định tùy vào tính chất và thời gian của các chương trình bồi dưỡng mà GV tham gia và phải phù hợp với các quy định hiện hành.
3.3.5. Biện pháp 05: Nhà trường có chính sách chế tài đối với GV khơng tham gia bồi dưỡng theo kế hoạch của Nhà trường
Biện pháp này được chỉ được các GV lựa chọn ở mức độ “đồng ý” với ĐTBGV=3,04 thấp nhất trong số các biện pháp được khảo sát. Trong đó, có 4,2% “khơng đồng ý”, 9,5% GV cho rằng biện pháp này “không ảnh hưởng” đến việc cải thiện, nâng cao hiệu quả quản lý HĐBD GV của trường. Tuy nhiên, CBQL được khảo sát lại rất tán thành phương pháp này với ý kiến “rất đồng ý” ĐTBCBQL=3,62, cao nhất so với các biện pháp còn lại.
Biện pháp này là cách xử lý nghiêm khắc của Nhà trường nhằm giảm số lượng GV khơng đạt chuẩn nhưng khơng tích cực tham gia các HĐBD chuẩn hóa trình độ do Nhà trường tổ chức hoặc các HĐBD theo định hướng phát triển của Nhà trường.
Các biện pháp quản lý đạt hiệu quả khi đảm bảo đúng các quy định có liên quan đồng thời đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, được sự đồng tình, ủng hộ của người lao động. Tuy nhiên, trường hợp GV khơng thực hiện theo đúng các chính sách theo định hướng chiến lược phát triển Nhà trường thì địi hỏi phải có những giải pháp quản lý phù hợp để có thể xử lý và đưa mọi việc đi vào nề nếp và đúng quy định của Nhà trường.