Lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 41)

1.4.1. Các cơ sở quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên

1.4.1.1. Chủ trương của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, Chỉ thị 40-CT/TW (Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004) đã chỉ rõ:

Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) đã khẳng định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hố, hiện đại hố, XH hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 Khóa XI số 29-NQ/TW (Ban Chấp hành Trung ương, 2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã thể hiện “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” là một trong những nhiệm vụ, giải pháp góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong đó, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo là một nội dung trong tâm kết hợp cùng cơ chế tuyển dụng, sử

dụng, đãi ngộ phù hợp nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo đảm bảo về số lượng và chất lượng.

Trước khi có sự chuyển giao quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo nói chung trong chiến lược phát triển giáo dục qua các giai đoạn đều nêu rõ các nội dung liên quan đến phát triển đội ngũ nhà giáo. Cụ thể:

Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Thủ tướng Chính phủ, 2001) đã nêu ra một trong các giải pháp trọng tâm là phát triển đội ngũ nhà giáo. Phát triển đội ngũ nhà giáo vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, hợp lý về cơ cấu đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Thủ tướng Chính phủ, 2012) một lần nữa khẳng định phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là một trong các giải pháp phát triển giáo dục và đây được xem là một giải pháp then chốt phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020.

1.4.1.2. Các quy định về bồi dưỡng giảng viên

Hoạt động bồi dưỡng cần phải được thực hiện trong suốt q trình cơng tác của giảng viên. Đây là hoạt động vơ cùng quan trọng góp phần nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ nhận thức, thái độ của giảng viên đối với nghề nghiệp, hoàn thiện hơn về năng lực, phẩm chất của giảng viên, xây dựng đội ngũ giảng viên đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu về giáo dục, đào tạo đang ngày càng cao. Nhằm đạt được mục tiêu đó, HĐBD GV địi hỏi phải có cơng tác quản lý để được thực hiện một cách thống nhất theo quy định và đạt được hiệu quả cao nhất.

HĐBD GV được chi phối bởi các văn bản pháp quy như luật, nghị định, thông tư,…từ Quốc hội, Chính phủ cho đến các Điều lệ, quy định của Bộ, Sở, Ban ngành có liên quan. Đây được xem là một hoạt động chính yếu trong quá trình quản lý nhân sự mà mỗi cơ sở giáo dục bắt buộc phải thực hiện, chính vì vậy mà hoạt động này được sự quan tâm đặc biệt của các cấp. Đồng thời, quá trình thực hiện với nhiều nội dung, hình thức, phương pháp và tình huống đa dạng xảy ra đòi hỏi một hệ

thống các văn bản quy định tạo sự thống nhất cho quá trình thực hiện hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng.

HĐBD GV được vận hành đúng quy định thông qua các văn bản cụ thể như sau: luật giáo dục hoặc luật giáo dục nghề nghiệp, tùy thuộc hệ thống quản lý mà nhà trường sẽ vận hành các hoạt động theo đúng luật quy định; nghị định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định. Ngoài quy định của các cơ quan quản lý cấp trên, mỗi trường sẽ thực hiện theo những quy định cụ thể từ cấp quản lý trực tiếp là Bộ hoặc Sở. Bên cạnh đó, mỗi đơn vị thực hiện hoạt động bồi dưỡng đều phải xây dựng những quy định riêng phù hợp với đơn vị mình dựa trên cơ sở những quy định, hướng dẫn từ cơ sở quan cấp để đảm bảo vừa phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị vừa đúng pháp luật, quy định.

Đối với HĐBD GV ở các trường cao đẳng công lập thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp sẽ được vận hành dựa trên các cơ sở pháp lý cơ bản như sau (thời điểm tháng 6/2018):

Luật viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010.

Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014. Thông tư 46/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về điều lệ trường Cao đẳng.

Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Thông tư 01/2018/TT-BNV ngày 08/1/2018 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.

Thông tư 06/2017/TT-BLĐTBXH ngày 08/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tuyển dụng, sử dụng, bồi dưỡng đối với nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Thông tư 08/2017/TT-BLĐTBXH ngày 10/3/2017 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.

Ngoài các cơ sở pháp lý cơ bản trên thì hoạt động bồi dưỡng được thực hiện trên nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể của các cấp quản lý khác nhau và được cập nhật, thay đổi theo thời gian.

1.4.1.3. Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên

Nhằm mục đích thực hiện HĐBD GV có hiệu quả và thống nhất trong hệ thống giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục/giáo dục nghề nghiệp được phân công quản lý theo từng nhiệm vụ khác nhau. HĐBD GV được quản lý theo chiều dọc từ Chính phủ cho đến Bộ, các cơ quan ngang bộ, Sở, phòng và cuối cùng là đến các cơ sở giáo dục.

Chính phủ sẽ thực hiện nhiệm vụ đưa ra quy định chung nhất áp dụng HĐBD GV trong tồn bộ hệ thống giáo dục, phân cơng nhiệm vụ đối với các Bộ và cơ quan ngang bộ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố; Sở, ban ngành, đơn vị sử dụng giảng viên. Từ những quy định, hướng dẫn và phân cơng của Chính phủ, các cơ quan quản lý từ Bộ hoặc ngang Bộ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao cụ thể như: Bộ Nội vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đề án, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng ở cấp độ vĩ mô, quản lý, hướng dẫn hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch kinh phí, quản lý biên soạn chương trình, tài liệu, thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến đào tạo, bồi dưỡng, các Bộ có liên quan phân quyền và nhiệm vụ cho cơ quan cấp dưới là các Sở thuộc diện quản lý tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xây dựng và triển khai hoạt động bồi dưỡng cho từng đối tượng cụ thể đối với các cơ sở giáo dục/giáo dục nghề nghiệp,…

Đơn vị sử dụng giảng viên trực tiếp triển khai và QL HĐBD GV cụ thể tại đơn vị mình. Thực hiện cơng tác quản lý thông qua các chức năng lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

Hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được cơ quan quản lý trực tiếp giảng viên, cụ thể là Nhà trường thực hiện và điều phối theo nhu cầu tại đơn vị đảm bảo đúng quy định và đáp ứng mục tiêu phát triển đội ngũ giảng viên của Nhà trường.

Khái quát chung về tổ chức bộ máy quản lý và triển khai hoạt động bồi dưỡng tại các trường cao đẳng như sau: Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính và chỉ đạo HĐBD GV của trường. Giúp việc cho Hiệu trưởng là Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng phân công phụ trách công tác bồi dưỡng cán bộ, viên chức của trường. Tùy vào từng nội dung cơng việc cụ thể mà Phó Hiệu trưởng sẽ xử lý cơng việc hoặc Hiệu trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo. Tham mưu cho Hiệu trưởng/Phó Hiệu trưởng là Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng, trong đó, Trưởng phịng Tổ chức phụ trách nhân sự sẽ đóng vai trị thường trực tiếp nhận, xử lý trực tiếp các hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường khi có bút phê của Hiệu trưởng; tham mưu cho Ban chỉ đạo cơng tác bồi dưỡng/Phó Hiệu trưởng hoặc trực tiếp tham mưu Hiệu trưởng về hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường; chỉ đạo nhân sự phụ trách theo dõi, kiểm tra việc triển khai các chương trình bồi dưỡng. Các đơn vị có liên quan phối hợp với đơn vị chủ trì nhằm thực hiện các hoạt động bồi dưỡng của Nhà trường theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và theo bút phê của Hiệu trưởng.

HĐBD GV đảm bảo hiệu quả và có tính quy tắc khi được quản lý bởi các cơ quan có thẩm quyền và đơn vị quản lý trực tiếp GV, tuy nhiên cần chú ý đến vai trò của GV đối với HĐBD mà họ được tham gia. Theo Maggioli (được trích dẫn bởi Trần Thị Tuyết và Lê Thị Huyền Trang, 2017): “các chương trình bồi dưỡng huy động được giáo viên/học viên tham gia vào quá trình lập kế hoạch, tổ chức, quản lý và đánh giá các hoạt động bồi dưỡng có nhiều khả năng thành cơng hơn các khóa bồi dưỡng mà ở đó các nhà quản lý quyết định tồn bộ cho học viên”. Việc nâng cao vị trí trung tâm của GV – là người tham gia HĐBD sẽ giúp GV thể hiện được sự chủ động, tiếng nói của cá nhân đối với hoạt động nâng cao năng lực, rèn luyện phẩm chất của chính họ.

1.4.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên thông qua các chức năng quản lý

Theo Trần Kiểm (2012): lập kế hoạch là thiết kế bước đi cho hoạt động tương lai để đạt được những mục tiêu đã xác định thông qua việc sử dụng tối ưu những nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực và tin lực) đã có và sẽ khai thác.

Lập kế hoạch bồi dưỡng được nhiều cấp có thẩm quyền thực hiện từ các Bộ ngành, Thành phố,…Nội dung bồi dưỡng được xây dựng dành cho nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có giảng viên. Để tiến hành HĐBD GV có hiệu quả và đạt được mục tiêu như mong muốn, đơn vị sử dụng giảng viên cần thống nhất với những kế hoạch từ cấp trên, từ đó xây dựng cho đơn vị mình kế hoạch bồi dưỡng thích hợp và khả thi nhất.

Kế hoạch thực hiện HĐBD GV là tất yếu, làm cơ sở cho việc thực hiện tất cả HĐBD GV của đơn vị trong một thời gian nhất định. Nội dung kế hoạch cần xác định được đối tượng cần bồi dưỡng thật cụ thể và chính xác dựa trên thực trạng đội ngũ và mục tiêu dự kiến; các văn bản pháp lý có liên quan hiện cịn đang được áp dụng; mục tiêu cần đạt được; tiến trình bồi dưỡng bao gồm: thời gian, nội dung, hình thức, kinh phí....; phân cơng thực hiện.

Những lợi ích của việc lập kế hoạch bồi dưỡng giảng viên:

Giúp nhà quản lý xác định được mục đích, thời gian và nội dung của HĐBD GV một cách rõ ràng và có thể triển khai trong toàn trường để cùng phối hợp thực hiện.

Chuẩn bị một bức trang tổng thể về tình hình số lượng, chất lượng giảng viên của trường, từ đó có thể đưa ra những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng khi thực hiện các chương trình bồi dưỡng, giúp việc bồi dưỡng sát với nhu cầu của Nhà trường và phù hợp với nhu cầu, khả năng của giảng viên.

Khi hoạt động bồi dưỡng được kế hoạch hóa, nhà quản lý có thể dựa vào đó để theo dõi tiến độ thực hiện cơng việc, điều chỉnh ngay khi có những thay đổi xảy ra, kiểm tra quá trình và kết quả dựa vào mục tiêu đề ra.

Các thành phần cơ bản cần đảm bảo thực hiện để xây dựng một kế hoạch bồi dưỡng giảng viên có tính khả thi và đạt hiệu quả:

Xác định mục tiêu chiến lược trong tương lai của Nhà trường cùng với những yêu cầu về tiêu chuẩn đối với đội ngũ giảng viên.

Tìm hiểu đầy đủ và nắm vững những quy định của các cơ quan quản lý cấp trên về việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và yêu cầu về chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với giảng viên công tác tại cấp đơn vị để đưa ra những chương trình, quy định về bồi dưỡng của Nhà trường phù hợp với quy định từ cơ quan cấp trên.

Khảo sát nhu cầu, đề xuất của đơn vị (khoa, tổ) đối với các nội dung bồi dưỡng.

Thống kê trình độ hiện tại của giảng viên bao gồm trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học,…từ đó xác định số lượng và thành phần sẽ ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng.

Xác định mục tiêu cụ thể cần đạt được khi thực hiện HĐBD GV. Trong quá trình xác định mục tiêu cần cân nhắc giữa kết quả cần đạt được và tình hình thực tế về trình độ, kỹ năng của giảng viên để tránh mục tiêu quá xa so với thực tế hoặc mục tiêu quá thấp, khơng có tính phát triển. Mục tiêu được xác định cần được xem xét thứ tự ưu tiên, những mục tiêu quan trọng và cấp thiết mà Nhà trường cần phải thực hiện nhanh chống nên được nhấn mạnh và thường được đặt ở thứ tự ưu tiên.

1.4.2.2. Tổ chức quản lý HĐBD GV

Nhằm mục đích quản lý tốt HĐBD GV thì việc tổ chức bộ máy để thực hiện các công việc là một yêu cầu tiên quyết.

Chức năng tổ chức trong QL HĐBD GV thể hiện ở chỗ: xác định được từng nhóm nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị theo đúng tinh thần mà kế hoạch tổng thể đã đề ra giúp cơng việc được triển khai có hiệu quả, mỗi bộ phận biết được những gì mình cần thực hiện và thực hiện cùng ai; quy định rõ cơ chế phối hợp, trách nhiệm giữa các phòng, ban, khoa, trung tâm trong nhà trường cùng nhau thực hiện tốt HĐBD GV. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng giảng viên được thực hiện tốt sẽ giảm một phần áp lực công việc của nhà quản lý; tăng tính chủ động của đơn vị thực hiện; tránh tình trạng chồng chéo công việc hoặc cơng việc tồn động khơng có người phụ trách.

QL HĐBD GV cần quy định cụ thể, rõ ràng và thông báo đến được những bộ phận, đơn vị, cá nhân phụ trách những chức trách mà họ phải thực hiện để triển khai

HĐBD GV đạt hiệu quả tối ưu nhất. Bên cạnh đó, phân cơng nhiệm vụ cần phù hợp với chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm của người hoặc bộ phận phụ trách tránh áp đặt công việc mà không hiểu rõ về khả năng thực hiện.

Trong công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng ở các trường đại học, cao đẳng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giảng viên trường cao đẳng kinh tế thành phố hồ chí minh (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)