Các đặc trưng cơ bản của dạy học tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 25 - 26)

Dạy học tích hợp có các đặc trưng cơ bản sau đây:

- Tìm cách làm cho quá trình học tập có ý nghĩa: bằng cách gắn học tập với cuộc sống hàng ngày, trong quan hệ với các tình huống cụ thể mà người học sẽ gặp sau này, hòa nhập thế giới học đường với thế giới cuộc sống. Cần phải đặt toàn bộ các quá trình học tập vào một tình huống có ý nghĩa đối với HS.

- Phân biệt cái cốt yếu với cái ít quan trọng hơn: Cái cốt yếu là những năng lực cơ bản cần cho người học vận dụng vào xử lý những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống, hoặc đặt cơ sở không thể thiếu cho quá trình học tập tiếp theo. Dạy sử dụng kiến thức trong tình huống cụ thể: thay vì nhồi nhét cho người học nhiều kiến thức lý thuyết đủ loại, dạy học tích hợp chú trọng tập dượt cho người học vận dụng các kiến thức kỹ năng học được vào các tình huống thực tế, có ích cho cuộc sống sau này.

- Tìm cách làm cho quá trình học tập mang tính mục đích rõ rệt: thông qua các năng lực hình thành cho HS một mục tiêu tích hợp cho mỗi năm học (trong một môn học hay một nhóm các môn học).

- Thường tìm tòi sự soi sáng của nhiều môn học: sự đóng góp của mỗi môn học là thực sự chính đáng, cần lưu ý đến việc lựa chọn thông tin cần cung cấp cho HS tùy thuộc vào loại tình huống trong đó HS cần huy động kiến thức, tránh làm cho HS bị chìm ngập trong khối lượng lớn thông tin với lý do các thông tin này ít nhiều có quan hệ với tình huống phải giải quyết.

- Sự cố gắng vượt lên trên các nội dung môn học: các nội dung chỉ đáng chú ý khi chúng được huy động trong các tình huống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)