Đánh giá định lượng kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 100 - 110)

3.4.2.1. Kết quả bài kiểm tra tiền kiểm – hậu kiểm (Phụ lục 9)

Bảng 3.1. Bảng thống kê tần số điểm bài kiểm tra tiền kiểm – hậu kiểm Bài kiểm tra Số HS đạt điểm Xi 3 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 10 Tiền kiểm 1 0 1 7 1 5 3 2 0 0 0 0 0 Hậu kiểm 0 1 0 0 2 3 3 3 2 4 1 1 0

Bảng 3.2. Bảng tần suất điểm bài kiểm tra tiền kiểm – hậu kiểm. Bài kiểm tra Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi 3 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 10 Tiền kiểm 5 0 5 35 5 25 15 10 0 0 0 0 0 Hậu kiểm 0 5 0 0 10 15 15 15 10 20 5 5 0

Bảng 3.3. Bảng tần suất tích luỹ điểm bài kiểm tra tiền kiểm – hậu kiểm. Bài

kiểm tra

Phần trăm (%) HS đạt điểm Xi trở xuống

3 4 4,5 5 5,5 6 6,5 7 7,5 8 8,5 9 10 Tiền kiểm 5 5 10 45 50 75 90 100 100 100 100 100 100 Hậu kiểm 0 5 5 5 15 30 45 60 70 90 95 100 100

Hình 3.1. Đồ thị đường tần suất tích luỹ bài kiểm tra tiền kiểm và hậu kiểm

Nhận xét

Dựa vào kết quả bảng 3.1, 3.2 và đồ thị, chúng tôi thấy rõ điểm trung bình bài kiểm tra hậu kiểm cao hơn bài tiền kiểm; số HS dưới điểm trung bình ở bài hậu kiểm chỉ có 1 em, các em còn lại đều đạt điểm từ 5,5 trở lên và có 6 em đạt điểm giỏi (từ 8 trở lên) trong khi điểm cao nhất ở bài tiền kiểm chỉ là điểm 7 (2 HS).

Tuy nhiên, những nhận xét trên được đưa ra thông qua đánh giá trực quan bằng đồ thị và số liệu toán học. Để kiểm tra xem hoạt động thực nghiệm có thực sự đạt hiệu

quả làm tăng kết quả học tập của HS hay không hay chỉ do sự ngẫu nhiên, chúng tôi đã thực hiện các phép kiểm định thống kê.

Chúng tôi sử dụng phần mềm R để kiểm tra và chọn phép kiểm định t – test để tiến hành so sánh giá trị trung bình của một nhóm đối tượng (lớp thực nghiệm) duy nhất lần lượt trải qua hai điều kiện kiểm tra khác nhau (trước thực nghiệm và sau thực nghiệm). Trước khi tiến hành kiểm định thì chúng tôi kiểm tra xem dữ liệu thu được có thoã mãn các điều kiện:

- Phương sai đồng nhất, dữ liệu tối thiểu ở mức khoảng: điểm số của hai bài kiểm tra đều thoả điều kiện vì các con điểm cách nhau một khoảng tối thiểu 0,5 điểm.

- Dữ liệu là độc lập với nhau: các câu hỏi kiểm tra ở hai bài là khác nhau nên điểm số thu được là hoàn toàn độc lập với nhau.

- Dữ liệu là phân bố chuẩn:

Để kiểm tra dữ liệu của điểm số ở bài tiền kiểm và hậu kiểm có tuân theo phân bố chuẩn hay không, chúng tôi sử dụng phép kiểm định Shapiro – Wilk Test vì mẫu số nhỏ hơn 50.

+ Nhập dữ liệu:

+ Chọn mức xác suất chấp nhận là + Kiểm định:

Bài tiền kiểm:

Giá trị của p-value = 0,05905 > 0,05 nên điểm số bài tiền kiểm tuân theo phân bố chuẩn với mức xác suất chấp nhận là .

Bài hậu kiểm:

Giá trị của p-value = 0,7016 > 0,05 nên điểm số bài hậu kiểm tuân theo phân bố chuẩn với mức xác suất chấp nhận là .

Vậy, điểm số của bài kiểm tra tiền kiểm và hậu kiểm đều tuân theo phân bố chuẩn.

- Phương sai đồng nhất:

Sử dụng phép kiểm định LeveneTest để kiểm tra sự đồng nhất phương sai của điểm số bài tiền kiểm và hậu kiểm.

+ Đặt giả thuyết:

Giả thuyết H0: Điểm số bài tiền kiểm và hậu kiểm có sự đồng nhất.

Giả thuyết H1: Điểm số bài tiền kiểm và hậu kiểm không có sự đồng nhất. + Chọn mức xác suất chấp nhận là

+ Kết quả:

Giá trị p-value 0,9141 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H0, bác bỏ giả thuyết H1. Như vậy, điểm số bài tiền kiểm và hậu kiểm có sự đồng nhất với mức xác suất chấp nhận là

Sau khi kiểm tra các điều kiện, chúng tôi nhận thấy dữ liệu thu được thoả các điều kiện của phép kiểm định t – test. Chúng tôi tiến hành thực hiện như sau:

- Đặt giả thuyết:

Giả thuyết H0: Hoạt động thực nghiệm không làm tăng kết quả học tập của HS. Giả thuyết H1: Hoạt động thực nghiệm làm tăng kết quả học tập của HS.

- Chọn mức xác suất chấp nhận là - Kết quả:

Như vậy, p-value 6,668.10-10 < 0,05 nên chấp nhận giả thuyết H1, bác bỏ giả thuyết H0, tức là hoạt động thực nghiệm làm tăng kết quả học tập của HS (điểm bài hậu kiểm cao hơn bài tiền kiểm) với mức xác suất chấp nhận 5%.

3.4.2.2. Kết quả bảng kiểm quan sát năng lực HT GQVĐ của học sinh

Lớp thực nghiệm được chia làm 3 nhóm (nhóm 1 có 6 HS; nhóm 2, 3 mỗi nhóm gồm 7 HS), các em được bốc thăm phân nhóm một cách ngẫu nhiên. Do HS học tập chủ đề và làm việc theo nhóm nên việc đánh giá sản phẩm cũng như năng lực sẽ được đánh giá chung theo nhóm. Tuy nhiên, trong hoạt động nhóm, năng lực cá nhân là không đồng đều nên GV sẽ kết hợp thêm vào phiếu tự đánh giá cá nhân đề đánh giá năng lực của từng cá nhân, thu được kết quả như sau:

 Năng lực GQVĐ

Bảng 3.4. Bảng thống kê số học sinh đạt các chỉ số hành vi năng lực GQVĐ qua 3 chủ đề Tiêu chí Chủ đề Số HS đạt mức 1 Số HS đạt mức 2 Số HS đạt mức 3 Tổng số HS

Xác định được các thông tin liên quan đến tình huống vấn đề

(1) 8 10 2 20 (2) 3 8 9 20 (3) 2 7 11 20 Phân tích, xem xét các yếu tố và thông

tin về vấn đề.

(1) 7 12 1 20 (2) 2 8 10 20 (3) 1 7 12 20 Xác định thông tin cần thiết để giải

quyết vấn đề từ đó suy luận đưa ra phương án giải quyết chọn phương án tối ưu.

(1) 6 12 2 20 (2) 2 10 8 20 (3) 1 9 10 20 Xây dựng và thực hiện trình tự các

bước theo phương án đã đề xuất.

(1) 4 11 5 20 (2) 1 10 9 20 (3) 1 7 12 20 Quan sát, đánh giá từng bước trong

quá trình thực hiện giải pháp cũng như độ tin cậy từ kết quả thu được.

(1) 6 12 2 20 (2) 2 8 10 20 (3) 1 8 11 20 Phát hiện hạn chế của giải pháp đã

thực hiện, đưa ra biện pháp để khắc phục hoặc tìm giải pháp mới.

(1) 7 11 2 20 (2) 5 7 8 20 (3) 1 8 11 20 Tập hợp các nguồn lực, kiến thức và

năng lực chuyên môn

(1) 6 12 2 20 (2) 2 7 11 20 (3) 1 6 13 20 Lên kế hoạch quy định thời gian cụ thể

trong tiến hành thực hiện nhiệm vụ.

(1) 5 12 3 20 (2) 2 8 10 20 (3) 1 7 12 20

 Năng lực HT

Bảng 3.5. Bảng thống kê số học sinh đạt các chỉ số hành vi năng lực HT qua 03 chủ đề Tiêu chí Chủ đề Số HS đạt mức 1 Số HS đạt mức 2 Số HS đạt mức 3 Tổng số HS Xác định được các mục tiêu cần đạt được. (1) 9 10 1 20 (2) 3 10 7 20 (3) 1 9 9 20 Tham gia phân tích chia và nhận nhiệm

vụ cho phù hợp với từng cá nhân.

(1) 7 12 1 20 (2) 2 9 9 20 (3) 1 7 12 20 Tham gia tìm hiểu làm nhiệm vụ mình

được phân công

(1) 5 13 2 20 (2) 1 9 10 20 (3) 0 7 13 20 Có trách nhiệm với công việc được phân

công và hoàn thành trong thời gian quy định

(1) 4 12 4 20 (2) 1 9 10 20 (3) 0 9 11 20 Tần suất phản hồi, nêu ý kiến, hợp tác

với các thành viên khác trong nhóm.

(1) 5 11 4 20 (2) 1 6 13 20 (3) 1 4 15 20 Đối chiếu những đóng góp của mình với

nhu cầu của người khác.

(1) 7 11 2 20 (2) 3 7 10 20 (3) 1 6 13 20 Nhận ra vai trò, trách nhiệm của cá nhân

và phối hợp các thành viên trong nhóm thảo luận để đạt được mục đích chung.

(1) 5 12 3 20 (2) 2 7 11 20 (3) 0 6 14 20

Để thấy cụ thể hơn sự phát triển sự phát triển chỉ số hành vi của từng học sinh, chúng tôi chọn lọc lại kết quả của một số tiêu chí trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.6. Sự phát triển sự phát triển chỉ số hành vi của từng học sinh nhóm 1

Tiêu chí Họ và tên

Mức HS đạt được trong chủ

đề

Năng lực GQVĐ (1) (2) (3)

Xác định thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề từ đó suy luận đưa ra phương án giải quyết chọn phương án tối ưu.

Lê Gia Hoà 2 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 2 3 Châu Thanh Nhựt 1 2 2 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Xây dựng và thực hiện trình tự các

bước theo phương án đã đề xuất.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 2 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 2 2 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Quan sát, đánh giá từng bước trong

quá trình thực hiện giải pháp cũng như độ tin cậy từ kết quả thu được.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 1 2 Tô Hoàng Thịnh 2 2 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 3 3 Phát hiện hạn chế của giải pháp đã

thực hiện, đưa ra biện pháp để khắc phục hoặc tìm giải pháp mới.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 1 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 2 3 Châu Thanh Nhựt 1 1 2 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Lên kế hoạch quy định thời gian

cụ thể trong tiến hành thực hiện

Lê Gia Hoà 3 3 3

Tiêu chí Họ và tên

Mức HS đạt được trong chủ

đề

nhiệm vụ. Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 1 2 Tô Hoàng Thịnh 2 2 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Năng lực HT

Tham gia phân tích chia và nhận nhiệm vụ cho phù hợp với từng cá nhân.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 2 2 Tô Hoàng Thịnh 2 2 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Có trách nhiệm với công việc được

phân công và hoàn thành trong thời gian quy định.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 2 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 2 3 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 2 3 Tần suất phản hồi, nêu ý kiến, hợp

tác với các thành viên khác trong nhóm.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 3 3 3 Châu Thanh Nhựt 2 2 3 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 3 3 Nhận ra vai trò, trách nhiệm của cá

nhân và phối hợp các thành viên trong nhóm thảo luận để đạt được mục đích chung.

Lê Gia Hoà 3 3 3

Nguyễn Khánh Nguyên 1 2 2 Võ Thiên Quỳnh Như 2 3 3 Châu Thanh Nhựt 1 2 3 Tô Hoàng Thịnh 2 3 3 Lê Hoàng Hải Vy 2 3 3

Kết quả bảng 3.4, 3.5, 3.6 cho thấy rằng năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề cũng đã dần được hình thành và phát triển sau ba chủ đề.

Với năng lực GQVĐ, qua từng chủ để các em HS đã dần hình thành được cho mình các bước xử lí khi gặp một vấn đề, cụ thể như em Như ở nhóm 1 khi gặp vấn đề “Vì sao lại sử dụng máy biến thế trong quá trình truyền tải điện năng” em đã bắt dầu tự đọc, phân tích lấy thông tin cần thiết, tiến hành suy luận tìm phương án giải quyết chứ không còn ngồi thụ động đợi sự giúp đỡ, gợi ý của GV như ở chủ đề 1 nữa. Điều này được lí giải là do trong quá trình học tập tích hợp liên môn HS có nhiều thời gian để thảo luận, tìm kiếm tài liệu cũng như không gian tổ chức bài học thoải mái, không còn giới hạn. Vì thế HS được tạo điều kiện thuận lợi để suy nghĩ, tìm hiểu và trao đổi về vấn đề mà GV đưa ra.

Với năng lực HT, chúng tôi thấy rõ quan hệ giữa các thành viên được cải thiện và phát triển nhiều. Các em ban đầu còn ngại còn vì mục tiêu cá nhân nhưng dần đã nhận thấy sức mạnh tập thể, biết hỗ trợ, góp ý cho nhau. Cụ thể chúng tôi thấy được khả năng giao tiếp của em Bảo trong nhóm 2, Vy, Nhựt trong nhóm 1 được cải thiện dần qua mỗi bài học. Điều này có thể lí giải là do mỗi chủ đề mang đến nhiều đề tải hơn cho các em trao đổi, dần sẽ hình thành thói quen tìm hiểu, chia sẻ thông tin ở các em, không những chỉ riêng với các bạn trong nhóm mà thậm chí cả với các bạn lớp khác, đặc biệt là các thông tin về khoa học, những cách làm, kĩ năng công nghệ mới. Tuy nhiên, số lượng HS phát triển năng lực vượt trội không phải là con số tối đa, có thể giải thích do các em tiêu chí này phụ thuộc vào quá trình làm quen lâu dài hoặc đặc điểm tâm sinh lý của HS. Sự tiến bộ của tiêu chí này cần một thời gian dài để thấy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 100 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)