Đánh giá thái độ học sinh trong quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 97 - 100)

Để đánh giá khách quan hơn về thái độ, cảm nhận của HS khi được tiếp cận, học tập theo hình thức dạy học tích hợp liên môn, chúng tôi thiết kế phiếu hỏi (Phụ lục 3) để khảo sát từng HS sau khi các em được học qua 3 chủ đề tích hợp liên môn.

Kết quả phiếu hỏi: Số phiếu khảo sát thu được 20 phiếu.

Nội dung Số

phiếu %

1. Qua các chủ đề được học vừa rồi, em đã có cảm nhận như thế nào?

 Việc học tập trở nên hứng thú hơn. 18 90,00

 Yêu thích môn Vật lí hơn. 15 75,00

 Kiến thức môn Vật lí và môn Công nghệ có liên hệ với nhau. 20 100,00

 Có thể vận dụng được kiến thức học trên lớp vào thực tiễn. 16 80,00

 Tự tin tìm hiểu, thử chế tạo một số sản phẩm công nghệ. 12 60,00

 Cần có sự phối hợp giữa các thành viên trong nhóm khi thực

hiện nhiệm vụ. 15 75,00

2. Trong quá trình giải quyết vấn đề, em gặp yếu tố khó khăn nào?

 Tìm tài liệu. 11 55,00

 Đề suất phương án giải quyết. 9 45,00

 Thảo luận thống nhất ý kiến trong nhóm. 9 45,00

3. Trong quá trình chế tạo sản phẩm, em gặp yếu tố khó khăn nào?

 Lựa chọn phương án thiết kế. 15 75,00

 Chuẩn bị dụng cụ, tìm nguyên vật liệu. 16 80,00

 Họp nhóm thực hiện công việc. 12 60,00

 Thực hiện không kịp thời gian. 16 80,00

 Thử nghiệm, vận hành sản phẩm. 15 75,00

4. Mức độ hứng thú qua các việc học tích hợp liên môn trong các chủ đề vừa rồi:

 Rất yêu thích 7 35,00

 Yêu thích 8 40,00

 Bình thường 4 20,00

 Không thích 1 5,00

Kết quả phiếu đánh giá đồng đẳng: Chúng tôi tiến hành cho HS tự đánh giá năng lực các thành viên trong nhóm và thu được kết quả như sau:

STT Tiêu chí Số lượng và % HS

Không đạt

yêu cầu Đạt yêu cầu

Hoàn thành tốt

yêu cầu

1 Thực hiện theo đúng kế hoạch làm việc.

2 11 7

10,00% 55,00% 35,00% 2 Thống nhất được ý kiến của cá

nhân với tập thể.

1 8 11

5,00% 40,00% 55,00% 3 Chia sẻ thông tin, tài liệu tham

khảo với các bạn trong nhóm.

1 6 13

5,00% 30,00% 65,00% 4 Đề xuất được các ý kiến,

phương án.

3 12 5

15,00% 60,00% 25,00% 5 Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân

do tập thể giao. 2 11 7 10,00% 55,00% 35,00% 6 Hợp tác hoàn thành sản phẩm chung của nhóm. 2 6 12 10,00% 30,00% 60,00% Kết quả

Kết quả của phiếu hỏi, phiếu đánh giá và quá trình tổ chức dạy học tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ cho học sinh lớp 9A1 trường THCS – THPT Trí Đức được đánh giá như sau:

- Về thái độ: Đa số HS thấy việc học tập trở nên hứng thú (90%), chúng tôi nhận thấy các em HS yêu thích môn Vật lí hơn. HS cho rằng học theo phương pháp này tạo không khí học tập thoải mái, không bị gò bó, các em có thể tiếp cận kiến thức mới theo nhiều cách khác nhau, có thể vận dụng các kiến thức này vào thực tiễn cũng như tự tin hơn khi tìm hiểu các thiết bị công nghệ, thử sức nghiên cứu và vận dụng chế tạo các thiết bị đơn giản. Tuy nhiên, một số ít HS (20%) thiếu tự tin, còn e ngại, chưa quen với hình thức học mới này.

- Về năng lực giải quyết vấn đề: Đa số HS tiếp nhận được vấn đề được đặt ra, chủ động suy nghĩ, bàn luận, đề xuất tìm được phương án giải quyết (85%). Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vấn đề cũng còn gặp nhiều khó khắn như tìm tài liệu, thống nhất ý kiến của các thành viên.

- Hợp tác nhóm: Mỗi nhóm đều chọn được một nhóm trưởng có đủ để điều hành mọi hoạt động của nhóm. Từ việc phân công nhiệm vụ theo năng lực, sở trường cho từng thành viên đến việc theo sát kế hoạch đề ra và thời gian thực hiện, để đảm bảo tiến độ của dự án. Trong quá trình thực hiện dự án các em đã biết trao đổi, chia sẻ tài liệu, kinh nghiệm giúp nhau cùng hoàn thành công việc được giao (95%), có sự hào hứng thi đua giữa các nhóm. Việc trao đổi thông tin giữa GV với HS, giữa HS với HS khá tốt và hiệu quả, qua đó hình thành kỹ năng giao tiếp ở mỗi HS. Tuy nhiên, bên cạnh những HS tích cực, có một số thành viên ít nói, thụ động chỉ ngồi nghe các bạn thảo luận (15%) hoặc có một số ít thành viên ý thức học tập chưa cao, nên trong quá trình làm việc đôi khi gây khó khăn cho hoạt động chung của nhóm (10%).

- Khả năng thuyết trình: Tuy hơi lo ngại về khả năng thuyết trình của HS, nhưng các em đã khá tự tin trước lớp, trình bày logic, mạch lạc và biết phản biện. Tuy nhiên, trong khi thuyết trình, câu từ các em diễn đạt đôi chỗ còn chưa chính xác và chưa có sự phối hợp.

- Quá trình tiếp thu và vận dụng kiến thức: Đa số các em đều nắm được mục tiêu bài học, được khắc sâu kiến thức và vận dụng trả lời được các câu hỏi thực tiễn, cũng như các vấn đề mở rộng có liên quan.

- Tính sáng tạo: Trong mỗi HS luôn tiềm ẩn nhiều ý tưởng hay và mới lạ. Như ở chủ đề 1 các em đã biết nghiên cứu và bố trí thiết kế quy trình sản xuất điện từ nhà máy và dùng hình vẽ mô phỏng chi tiết lại máy phát điện, các nhóm rất chủ động dùng ý tưởng mới khác hình minh hoạ trong SGK về nhà máy thuỷ điện, có nhóm thì phát triển nhà máy thuỷ điện ra, có nhóm đã vẽ được cả nhà máy phong điện. Ở chủ đề 2, ngoài những yêu cầu GV đưa ra về việc bố trí các máy biến thế trên đường dây truyền tải, các em còn chủ động bố trí thêm các địa điểm mới như với các nhà máy thì các em chia thêm nhà máy lớn/nhỏ, thêm các khu sản xuất, mạng lưới ở thành thị và nông thôn. Với chủ đề 3, khi các em phải chế tạo một sản phẩm mang tính kĩ thuật

cao hơn, có cả vận hành thì sự sáng tạo của HS càng thể hiện nhiều. Hầu như các nhóm đều tìm kiếm mẫu trên internet và làm theo nhưng các em phát hiện được các vật liệu mới (dùng xăm xe đạp làm trục thay cho tre, dùng bìa giấy cứng làm lõi để quấn khung dây cho đều, dùng vỏ chai nước suối làm cánh quạt thay vì cắt vỏ lon nước ngọt rất nguy hiểm,.,) có thể dùng thay thế dễ tìm và rẻ hơn, cũng như biết bố trí lại cho đẹp mắt; đặc biệt nhóm 1 còn có ý tưởng mới khi đã chọn lọc lấy các phần hay của nhiều mẫu tổng hợp lại thành thiết kế sản phẩm của nhóm mình. Đây là cơ hội để HS phát huy khả năng của mình với các bạn và thể hiện sự sáng tạo trong quá trình thiết kế và chế tạo sản phẩm. Tuy nhiên, trình độ và khả năng HS có giới hạn, nên sản phẩm các nhóm còn có sự trùng lặp, sản phẩm còn đơn giản, chưa có tính kĩ thuật cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 97 - 100)