3.5. Thảo luận về kết quả việc giảng dạy tích hợp liên môn phần điện từ học và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong quá trình tổ chức dạy học
Qua thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy tiến hành dạy học tích hợp liên môn cùng với kết hợp việc vận dụng các phương pháp dạy học tích cực đã hình thành cho HS bước đầu nhận thấy sự gắn kết giữa các môn học, giữa lý thuyết và thực tiễn; HS cũng dần hình thành thói quen phân tích và xâu chuỗi vấn đề trong phạm vi tri thức rộng hơn chứ không chỉ tìm tòi trong một môn học. Cụ thể kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm đạt kết quả rất khả quan. Phần kiểm tra trắc nghiệm cho thấy phần kiến thức thực tiễn qua từng chủ đề mang lại được các em nhớ và vận dụng rất tốt. Chúng tôi nhận thấy rõ hiệu quả của việc học kiến thức khoa học thông qua những vấn đề, những công cụ, thiết bị công nghệ gần gũi cũng như việc vận dụng kiến thức khoa học vào kĩ thuật được nâng cao rất nhiều. Kiến thức không còn là những câu chữ khó thuộc, các con số không còn rắc rối nữa. Phần kiểm tra tự luận cho thấy HS đã bắt đầu hình thành năng lực phân tích và giải quyết vấn đề sâu sắc hơn. Nhiều HS đã biết vận dụng kĩ năng chia nhỏ vấn đề chọn phương án và biết kết hợp nhiều nguồn kiến thức kiên quan để trình bày mà không còn gói gọn trong một môn học nữa. Khả năng viết và trình bày của HS cũng tiến bộ rất nhiều, gọn gàng mà logic, có mở đầu có kết luận.
Về nội dung, kiến thức ở hai bộ môn có liên kết chặc chẽ, bài học nào cũng có một vài yếu tố hoặc nhiều yếu tố. Khi chọn cách tiếp cận theo tích hợp HS sẽ hiểu kiến thức trọn vẹn hơn, kiến thức ít phân mảnh, chồng chéo. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Tác giả Phạm Thị Thanh Hoa (2015),
Tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ chủ đề máy phát điện, Vật lí 12 THPT bằng dạy học dự án, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường ĐH Vinh. và tác giả Lâm Huệ Phương (2015), Tích hợp giáo dục an toàn vệ sinh lao động trong dạy học
phần điện học Vật lí 11 Trung học phổ thông, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục,
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Hai tác giả cũng có những đánh giá khách quan về hiệu quả tiếp thu kiến thức của HS thông qua việc học tích hợp liên môn. Kết quả nghiên cứu này cho phép dự đoán việc giảng dạy tích hợp này có thể tiến hành và triển khai với quy mô rộng hơn nữa.
Kết quả phân tích trên (mục 3.4) cho thấy, cách tiếp cận dạy học theo tích hợp liên môn đã phá vỡ khuôn khổ những quy định của phương pháp giảng dạy truyền thống, cách tiếp cận này đã giúp HS thoát ra khỏi những quy tắc, các em được tự do suy nghĩ, đưa ra ý kiến, nhận định của mình; được tham gia trực tiếp vào quá trình tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức; được thử nghiệm các công việc các quá trình để tìm ra thế mạnh của bản thân, khám phá năng lực của chính mình, từ đó làm các em tự tin hơn cũng như có tinh thần trách nhiệm, tinh thần tập thể. Kiến thức cũng nhờ đó mà khắc sâu hơn, học ít mà hiểu nhiều, đem được kiến thức trên lớp vào vận dụng thực tế.
Tiểu kết chương 3
Kết quả thực nghiệm sư phạm của việc dạy học tích hợp liên môn chương Điện từ học và Công nghệ cho phép chúng tôi khẳng định giả thuyết khoa học của đề tài nghiên cứu là thuyết phục. Điều đó thể hiện qua kết quả các bảng thống kê nêu trên.
Trên cơ sở vận dụng dạy học tích hợp liên môn vào giảng dạy bộ môn Vật lí, những kiến thức cần truyền tải đến HS trở nên sinh động, dễ tiếp thu và hết sức gần gũi với cuộc sống, có thể coi đây là một cơ hội không chỉ giúp HS yêu thích bộ môn Vật lí mà còn yêu thích môn Công nghệ hơn.
Mặt khác, thông qua dạy học tích hợp liên môn, ngoài việc tự lực chiếm lĩnh kiến thức, ở HS còn được hình thành và phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao như biết phân tích, so sánh, tổng hợp, vận dụng sáng tạo kiến thức, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng đánh giá và tự đánh giá... Tất cả sẽ trang bị cho HS sự tự tin và là hành trang cho việc tự học suốt đời sau này.
Tuy nhiên, thực nghiệm sư phạm chỉ được thực hiện trong 1 lớp với 20 HS, còn mang tính tương đối. Khi thực hiện vẫn còn gặp những khó khăn về thời gian, khi báo cáo với thời gian một tiết học không đủ để cho các nhóm thảo luận hết các ý kiến, các câu hỏi của các em học sinh, thời gian hạn chế cũng khó khăn cho các em trong quá trình thực hiện chế tạo sản phẩm.
Tóm lại, qua thực nghiệm sư phạm, việc khai thác thế mạnh của các phương pháp dạy học hiện đại, đặc biệt là dạy học tích hợp liên môn cho thấy: ngoài mục tiêu phải đạt được theo Chuẩn kiến thức kĩ năng còn đạt được các mục tiêu trên Chuẩn đó là hướng tới phát triển năng lực học sinh nhằm tạo ra những con người được phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, con người cá nhân và con người xã hội. Tuy nhiên HS sẽ tự lực tìm kiếm kiến thức được dễ dàng hơn nếu GV biết cách tổ chức các hoạt động học tập một cách phù hợp, phù hợp với từng đối tượng trong từng hoàn cảnh cụ thể.
KẾT LUẬN 1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu được tóm lược qua những nội dung chính sau đây:
1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài và các vấn đề: xu hướng đổi mới PPDH, dạy học tích hợp liên môn, xây dựng chủ đề dạy học liên môn, các biểu hiện của năng lực, phát triển năng lực và cách kiểm tra, đánh giá. Điều tra thực trạng dạy học tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực học sinh để làm cơ sở thực tiễn cho đề tài.
2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực HT GQVĐ trong dạy học tích hợp liên môn Vật lí - Công nghệ phần Điện từ học cho HS lớp 9 THCS.
3. Nghiên cứu mục tiêu và phân tích nội dung chương trình phần Điện từ học trong môn Vật lí 9 và Công nghệ THCS. Đề xuất nguyên tắc lựa chọn nội dung và quy trình thiết kế chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
4. Thiết kế 3 chủ đề dạy học tích hợp liên môn nhằm hướng tới phát triển năng lực hợp tác, vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề cho HS. Tiến hành thực nghiệm ở lớp 9A1 (trường THCS – THPT Trí Đức).
5. Kết quả thực nghiệm sư phạm sau khi đã xử lý thống kê chứng minh tính đúng đắn của giả thuyết khoa học và tính khả thi của việc vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong dạy học các chủ đề nhằm phát triển năng lực cho HS.
2. Hướng phát triển của đề tài
- GV có thể dựa vào các nguyên tắc, tiến trình dạy học của đề tài để xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp thuộc nội dung các chương khác trong chương trình Vật lí THCS.
- Đề tài sẽ được tiếp tục thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn để đánh giá độ tin cậy, tính hợp lí ngoại tại của kết quả nghiên cứu.
3. Kiến nghị
*Với Sở Giáo dục Đào tạo và trường trung học cơ sở
- Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học nhằm phục vụ hiệu quả cho GV sử dụng các PPDH tích cực.
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho GV thường xuyên bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm trong việc thực hiện đổi mới PPDH theo hướng tích cực.
- Tổ chức tập huấn thiết kế các chủ đề dạy học tích hợp cho GV.
- Sĩ số lớp nên vừa phải (20 – 30 /HS) tạo thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động dạy học và việc quản lí HS của GV.
- Tổ chức lớp tập huấn cách xây dựng, triển khai cũng như đánh giá trong dạy học tích hợp liên môn dành cho GV.
*Với giáo viên
- Day học tích hợp liên môn là một phương pháp linh hoạt do đó GV có thể áp dụng vào dạy học nhiều chương khác nhau, ở các khối lớp khác nhau. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, GV cần tìm hiểu đặc điểm tình hình địa phương, cơ sở vật chất của nhà trường và điều kiện đáp ứng học tập theo phương pháp mới của HS.
- GV cần mạnh dạn tăng cường sử dụng các PPDH tích cực trong dạy học, tự học, tự bồi dưỡng nhằm bắt kịp xu thế phát triển không ngừng của xã hội hiện đại. Mặt khác, GV có thể nắm bắt kho kiến thức vô tận trên internet là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp GV sáng tạo, độc lập và chủ động hơn trong dạy học.
- Khuyến khích HS tham gia quá trình học, tự mình khám phá kiến thức, mạnh dạn đưa ra ý kiến, thử giải quyết các vấn đề gặp phải trong cuộc sống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí 9. Hà Nội: Vụ Giáo dục trung học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2009). Chuẩn kiến thức kĩ năng Công nghệ 8. Hà Nội: Vụ Giáo dục trung học.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Vật lí 9. Nxb Giáo dục Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Công nghệ 8. Nxb Giáo dục
Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án Việt Bỉ (2014). Dạy và học tích cực – một số phương
pháp và kĩ thuật dạy học. Nxb Đại học Sư phạm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2008). Sách giáo khoa Sinh học 10 chương trình cơ bản.
Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2014). Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Hà Nội: Nxb Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2016). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp ở trường Trung
học cơ sở, Trung học phổ thông. Hà Nội: Vụ Giáo dục trung học.
Dương, Tiến Sỹ. (2002). Phương thức và nguyên tắc tích hợp các môn học nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Tạp chí giáo dục, 26 (3/2002).
Đỗ, Hương Trà. (2015). Nghiên cứu dạy học tích hợp liên môn: những yêu cầu đặt ra
trong việc xây dựng, lựa chọn nội dung và tổ chức dạy học. Tạp chí Khoa học
ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 31, Số 1 (2015) 44-51. https://tusach.thuvienkhoahoc.com
Đỗ, Hương Trà (chủ biên), Nguyễn, Văn Biên, Trần, Khánh Ngọc, Trần, Trung Ninh, Trần, Thị Thu Thủy, Nguyễn, Công Khanh & Nguyễn, Vũ Bích Hiền. (2015). Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh. Quyển 1 – Khoa học tự nhiên. Nxb Đại học Sư phạm.
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia. (2014). Nâng cao năng lực đào tạo giáo viên dạy
học tích hợp khoa học tự nhiên ở các trường sư phạm. Hà Nội: Nxb Đại học
Lê, Thái Hưng, Lê, Thị Hoàng Hà, Dương, Thị Anh. (2016). Năng lực hợp tác giải quyết vấn đề trong dạy học và đánh giá bậc trung học ở Việt Nam. Tạp chí Quản lý giáo dục học viện Quản lý giáo dục, 80, 8-16. Nhận từ http://www.academia.edu/23625005/
Nguyễn, Công Khanh. (2014). Kiểm tra và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội: Nxb Đại học Sư Phạm.
Nguyễn, Đức Thâm (chủ biên), Nguyễn, Ngọc Hưng (2002). Phương pháp dạy học
Vật lí ở trường trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.
Nguyễn, Văn Biên. (2015). Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên. Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 2, pp. 61-66
Nguyễn, Văn Khải. (2011). Tài liệu nội dung dạy học tích hợp Vật lí ở trường THPT.
Đại học Thái Nguyên.
Nguyễn, Văn Tuấn. (2010). Tài liệu học tập về phương pháp dạy học theo hướng
tích hợp. Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Roegirs, X. (1996). Khoa sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng
lực ở nhà trường. Nxb Giáo dục, (biên dịch Đào Ngọc Quang, Nguyễn
Ngọc Nhị).
Tạ, Doãn Trịnh. (2010). Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ. Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam – VUSTA.
Trần, Bá Hoành. (2002). Dạy học tích hợp. Nhận từ http://ioer.edu.vn
Trần, Trung Ninh, Phan, Thị Thanh Hội, Nguyễn, Văn Biên, Đặng, Thị Thuận An. (2017). Dạy học tích hợp Hóa học – Vật lí – Sinh học; Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.
Vụ Giáo dục Trung học. (2013). Tài liệu Modul số 18: Phương pháp dạy học tích cực; Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV khối THPT
Vụ Giáo dục Trung học. (2015). Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, lĩnh vực Khoa học tự nhiên.
Pierre Dillenbourg. (1999). Collaborative Learning: Cognitive and Computational Approaches (Advances in Learning and Instruction). Emerald Publishing.
Patrick Griffin, Barry McGaw, Esther Care. (2012). Assessment and Teaching of 21st Century Skills. Australia: Springer.
PHỤ LỤC Phụ lục 1.
BẢNG ĐIỀU TRA VỀ TÌNH HÌNH DẠY HỌC THEO
ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP LIÊN MÔN – CÔNG NGHỆ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS
(Dành cho giáo viên)
A. Giới thiệu
Để hiểu rõ hơn về quan niệm dạy học tích hợp liên môn Vật lí – Công nghệ cho học sinh cấp THCS ở Tp. HCM hiện nay, chúng tôi đang nghiên cứu đề tài “GIẢNG DẠY TÍCH HỢP LIÊN MÔN CHƯƠNG ĐIỆN TỪ HỌC VÀ CÔNG
NGHỆ CHO HỌC SINH LỚP 9”. Vì vậy để hoàn thành đề tài này, kính mong
Thầy (cô) dành thời gian để giúp chúng tôi hoàn thành việc điều tra này.
Thầy (cô) vui lòng lựa chọn các phương án theo Thầy (cô) cho là phù hợp bằng
cách đánh dấu “X” vào các ô trống (Ở một số câu hỏi Thầy (cô) có thể đánh dấu
vào nhiều ô; nếu Thầy (cô) có ý kiến khác xin vui lòng ghi rõ). Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác của quý Thầy (cô).
B. Thông tin cá nhân
Nơi đang công tác giảng dạy:………... Thầy (cô) giảng dạy môn:………... Thầy (cô) đang dạy lớp :……….
C. Nội dung điều tra
Qúy Thầy Cô trả lời bằng cách đánh dấu ()
Đáp án : quý thầy cô chọn 1 đáp án phù hợp nhất
Đáp án: quý thầy cô có thể chọn 1 hay nhiều đáp án phù hợp.
1. Theo Thầy (cô), phương pháp giảng dạy truyền thống hiện nay có đáp ứng được việc bồi dưỡng và phát triển được năng lực cho học sinh không?
2. Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, quý Thầy (cô) thường dùng các phương pháp dạy học nào sau đây
Dạy học dựa trên vấn đề.
Dạy học theo nhóm.
Dạy học hợp tác.
Dạy học theo khám phá.
Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột.
Dạy học theo chu trình 5E.
Dạy học theo dự án.
Dạy học theo trạm.
Dạy học theo góc.
Dạy học theo phương pháp khác…………..
3. Thầy (cô) có nghe nói về dạy học theo quan điểm tích hợp chưa?
Có. Chưa.
Nếu Thầy (cô) chọn là “có” xin thầy cô vui lòng tiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp sau 4. Thầy (cô) biết về quan điểm dạy học tích hợp bằng cách nào?
Từ khi học đại học Sư phạm (hoặc lấy chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm).
Qua các khóa tập huấn nghiệp vụ sư phạm.
Qua định hướng sử dụng của sở giáo dục.
Từ các nguồn thông tin đại chúng.
Từ các giáo viên khác.
5. Theo Thầy (cô), việc giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn có phù hợp với các trường THCS hiện nay không?
Phù hợp. Chưa phù hợp. Không có ý kiến.
6. Thầy (cô) đã từng vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong quá trình dạy học Vật lí của mình chưa?
Đã dùng khá thường xuyên
Đã từng dùng.
7. Theo Thầy (cô), môn Vật lí có thể được tích hợp với môn học nào là phù hợp nhất ở trường THCS? Hoá học.