Theo Thầy (cô), làm cách nào để cải thiện việc những hạn chế của dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 37)

không đủ (50%), thời gian không đảm bảo cho tiết học (30%) cũng như sẽ khó đáp ứng nhu cầu kiến thức, bài tập cho các bài kiểm tra, thi cử ở các trường hiện nay (6,67%). Về phía HS, khi làm quen với hình thức học mới cũng sẽ có nhiều khó khăn trong việc hợp tác làm việc nhóm (33,33%), tốn nhiều thời gian học một chủ đề (26,67%) cũng như bản thân HS sẽ thấy khó khăn trong việc vận dụng, sáng tạo (30%), không quen với cách học mới này.

Câu 15: Theo Thầy/cô, làm cách nào để cải thiện việc những hạn chế của dạy học tích hợp liên môn? tích hợp liên môn?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Bắt đầu với những bài học, vấn đề gần gũi đơn giản

cho học sinh làm quen. 14 46,67 Có hình thức khuyến khích học sinh khi học. 9 30,00 Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tăng tính

hấp dẫn. 25 83,33

Chuẩn bị cho học sinh một số kĩ năng mềm 17 56,67 Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hơn về nội dung kiến

thức và chuẩn bị cụ thể tiến trình để đảm bảo thời

gian, chất lượng. 23 76,67

Sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học. 15 50,00

Ý kiến khác……… 0 0,00

Câu 16: Theo Thầy/cô thì việc vận dụng và phát triển việc dạy học tích hợp liên môn có cần thiết hay không?

Rất cần thiết Khá cần thiết Không có ý kiến Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết. Số phiếu (n) 11 18 0 1 0 Tỉ lệ % 36,67 60,00 0,00 3,33 0,00

Nhận xét: Dù có nhiều hạn chế, khó khăn nhưng đa số các GV vẫn cho rằng việc vận dụng và phát triển việc dạy học tích hợp liên môn là cần thiết (96,67%) và có thể khắc phục được những nhược điểm bằng nhiều cách như: kết hợp sử dụng nhiều phương pháp để tăng tính hấp dẫn (83,33%); GV cần nghiên cứu kĩ hơn về nội dung kiến thức và chuẩn bị cụ thể tiến trình để đảm bảo thời gian, chất lượng (76,67%); Bắt đầu với những bài học, vấn đề gần gũi đơn giản cho học sinh làm quen (46,67%) hay chuẩn bị cho HS một số kĩ năng mềm (56,67%) và biết cách tận dụng, sử dụng hợp lí các phương tiện dạy học (50%).

Học sinh

Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh thực trạng việc học và cảm nhận của các em HS khối 9 ở các trường THCS hiện nay như sau:

Câu 1: Em thấy giữa môn Vật lí và môn Công nghệ môn học nào thú vị hơn?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Vật lí 77 38,50

Công nghệ 33 16,50 Thú vị như nhau 65 32,50 Đều không thú vị 25 12,50

Câu 2: Em có thấy giữa môn Vật lí và Công nghệ có phần kiến thức nào giống nhau không?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Có 92 46,00

Không 5 2,50

Chỉ giống một số 103 51,50

Qua khảo sát hầu hết HS đều nhận thấy giữa hai môn Vật lí và Công nghệ có phần kiến thức giống nhau. Một số HS thì nhận thấy rõ sự giống nhau (46%), một số khác thì nhận thấy chỉ giống nhau một số (51,50%).

Câu 3: Khi học kiến thức mới, em thích được học theo cách nào dưới đây.

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Chỉ cần nghe giáo viên giảng rồi chép bài. 5 2,50 HS được thực hành, quan sát và suy luận từ thực tiễn. 84 42,00 HS được tham gia xây dựng, tìm hiểu kiến thức mới

cùng các bạn dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 49 24,50 HS được giáo viên tôn trọng ý kiến, kinh nghiệm

hơn là xem các em chưa biết gì. 62 31,00 Từ kết quả khảo sát cho thấy, đa số các em học sinh đều có ý muốn được tham gia vào bài học chứ không đơn thuần là vào lớp nghe giảng rồi ghi chép như đa phần cách học truyền thống hiện nay. Hơn nữa các em đặc biệt hứng thú với việc được thực hành, được học theo hướng suy luận thực tiễn (chiếm 42%), mong muốn được tham gia xây dựng và được giáo viên lắng nghe, ghi nhận đóng góp, ý kiến của mình. Câu 4: Khi học tập môn Vật lí, giáo viên có liên hệ kiến thức trên lớp với các vấn đề thực tiễn, gần gũi với cuộc sống các em hay không ?

Bảng 1.6. Tần suất liên hệ kiến thức trên lớp với các vấn đề thực tiễn, gần gũi với cuộc sống

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Số phiếu (n) 88 102 9 1

Tỉ lệ % 44,00 51,00 4,50 0,50

Câu 5. Khi học tập môn Vật lí, giáo viên có thường xuyên liên hệ kiến thức môn Vật lí với kiến thức của các môn học khác (tích hợp liên môn) hay không ?

Bảng 1.7. Tần suất liên hệ kiến thức môn Vật lí với kiến thức của các môn học khác (tích hợp liên môn)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ

Số phiếu (n) 38 105 47 10

Từ kết quả trên chúng tôi thấy trong quá trình dạy học, giáo viên có liên hệ kiến thức bài học với các vấn đề thực tiễn cũng như các kiến thức liên môn nhưng ở tần suất chưa cao và hầu như là đi theo hướng thực tiễn nhiều hơn là kết hợp kiến thức các môn học khác có liên quan. Trong khi đó với bất cứ một vấn đề thực tiễn nào thì kiến thức của một môn học sẽ khó có thể nào đáp ứng đủ.

Câu 6: Em thấy các kiến thức Vật lí học được ở lớp có vận dụng được cho thực tiễn cuộc sống của mình không?

Không Chỉ vận dụng được một số

Số phiếu (n) 88 102 1

Tỉ lệ % 44,00 51,00 0,50

Khi được hỏi về việc vận dụng kiến thức Vật lí đã học vào thực tiễn thì đa số các em đều nhận thấy được là có sự vận dụng, có liên hệ với nhau nhưng sự nhìn nhận ấy còn ở mức hạn chế. Các em chỉ thấy được một số, một vài khía cạnh (63,5%) trong khi đó sự thật là hầu như tất cả kiến thức đều vận dụng được.

Câu 7: Trong thực tế cuộc sống, khi gặp một vấn đề có liên quan đến Vật lí, em thường thực hiện theo cách

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Tự đọc sách tìm hiểu biện pháp giải quyết 28 14,00 Trao đổi với các bạn để tìm biện pháp giải quyết 38 19,00

Hỏi thầy cô 43 21,50

Tìm kiếm trên internet 88 44,00

Ý kiến khác ………. 3 1,50

Khi gặp vấn đề có liên quan đến Vật lí, hầu hết các em nghĩ ngay đến việc tìm kiếm trên internet (44%) mà không hề nắm rõ nguồn kiến thức trên đó là đúng hay sai. Trong khi đó chúng ta lại muốn các em có thể tự tìm, suy nghĩ vận dụng các kiến thức đã biết trước rồi cùng trao đổi với nhau để tìm hướng giải quyết và nhờ thầy/ cô kiểm tra lại từ đó mới dần hình thành thói quen giải quyết vấn đề và khai thác được hết năng lực bản thân.

Câu 8: Em thấy các tiết học Vật lí ở trường hiện nay như thế nào?

Hứng thú Chán Bình thường

Số phiếu (n) 65 48 87 Tỉ lệ % 32,50 24,00 43,50

Tiết học Vật lí ở các trường hiện nay vẫn còn khá bình thường, theo kiểu dạy học truyền thống chưa tạo được sự thu hút, hứng thú với HS.

Câu 9: Em thích cách học môn Vật lí xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và sau khi học có thể vận dụng vào cuộc sống không?

Không Không quan tâm

Số phiếu (n) 189 2 9 Tỉ lệ % 94,50 1,00 43,50

Qua khảo sát ta thấy các vấn đề xuất phát từ thực tiễn cuộc sống luôn thú vị và đặc biệt khi HS có thể tự mình tham gia, vận dụng vào được thì các em sẽ hiểu sâu bài hơn, sẽ yêu thích việc học hơn.

Câu 10: Em có nghĩ mình có khả năng tự chế tạo được một thiết bị, vật dụng nào đó phục vụ cho cuộc sống không?

Có thể Không thể Em không biết

Số phiếu (n) 45 72 83 Tỉ lệ % 22,50 36,00 41,50

Qua khảo sát ta thấy đa số các em HS chưa tự nhìn nhận được khả năng của mình (41,5%). Từ việc không được trải nghiệm, thử nghiệm nhiều mà chỉ học đơn thuần qua lí thuyết thì mọi thứ được xây dựng lên khá mơ hồ và làm cho HS nghĩ đó là khó, bản thân không thể làm được, lâu dần sẽ hình thành thói quen xấu “không dám làm” thì không thể nào khai thác, phát triển được năng lực của bản thân.

Câu 11: Trong giờ dạy Vật lí, các phương pháp giáo viên sử dụng:

Phương pháp

Không

bao giờ Hiếm khi

Thỉnh thoảng Thường xuyên Đàm thoại giữa GV và HS 0% 0% 0% 100% Giao dự án cho các nhóm 66,5% 26% 6,50% 1% Làm việc nhóm trên lớp 1,5% 23% 54% 21,5% Đóng vai 94,5% 5,5% 0% 0%

Trực quan (dùng máy chiếu,

thí nghiệm,...) 1% 3% 31% 65% Dạy học sử dụng internet 9% 35% 39% 17%

Hiện nay, đa phần giáo viên vẫn giữ cách dạy truyền thống là đàm thoại, giảng giải, ít giao nhiệm vụ học tập cho HS. Trong khi đó, nếu cho HS làm việc nhóm, giao thêm dự án để các em tham gia học tập và chuẩn bị tại nhà sẽ giúp HS năng động hơn, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, khai thác tốt được các phẩm chất, năng lực của HS hơn.

Nhận xét chung

Qua kết quả điều tra thực trạng tại các trường THCS trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận thấy:

- Đa số GV đều đồng ý tầm quan trọng của việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lí nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy cũng như hướng tới mục tiêu phát triển năng lực cho HS.

- Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn khiến GV hạn chế vận dụng việc dạy học tích hợp liên môn như áp lực thời gian lên lớp, thiếu phương tiện cũng như áp lực từ các bài kiểm tra.

- Đa số các GV cũng đồng ý trong việc rèn luyện năng lực GQVĐ cho HS, đây là một trong những năng lực quan trọng cần trang bị cho các em HS, nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai.

- Về phiá HS, các em vẫn cảm thấy nhàm chán trong các giờ học cứ lặp đi lặp lại, các em không tự tin vào bản thân, không tự tin sử dụng các kiến thức được học

vào thực tế cuộc sống cũng như giải quyết các vấn đề gặp phải. Chính các em cũng mong muốn có những tiết học thoải mái hơn, hứng thú hơn, được tham gia vào quá trình khám phá kiến thức mới.

1.3.4. Chủ đề dạy học liên môn

1.3.4.1. Khái niệm dạy học theo chủ đề

Dạy học theo chủ đề là hình thức tìm tòi những khái niệm, tư tưởng, đơn vị kiến thức, nội dung bài học, chủ đề,… có sự giao thoa, tương đồng lẫn nhau, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó (tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số đơn vị, bài học, môn học có liên hệ với nhau) làm thành nội dung học trong một chủ đề có ý nghĩa hơn, thực tế hơn, nhờ đó học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.

Dạy học theo chủ đề là sự kết hợp giữa mô hình dạy học truyền thống và hiện đại, ở đó giáo viên không dạy học chỉ bằng cách truyền thụ (xây dựng) kiến thức mà chủ yếu là hướng dẫn học sinh tự lực tìm kiếm thông tin, sử dụng kiến thức vào giải quyết các nhiệm vụ có ý nghĩa thực tiễn. Đây là một mô hình mới cho hoạt động lớp học thay thế cho lớp học truyền thống (với đặc trưng là những bài học ngắn, cô lập, những hoạt động lớp học mà giáo viên giữ vai trò trung tâm) bằng việc chú trọng những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trung tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, những thực hành gắn liền với thực tiễn. Với mô hình này, học sinh có nhiều cơ hội làm việc theo nhóm để giải quyết những vấn đề xác thực, có hệ thống và liên quan đến nhiều kiến thức khác nhau. Các em thu thập thông tin từ nhiều nguồn kiến thức. Từ đó, việc học của học sinh thực sự có giá trị vì nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động và kĩ năng sống. Học sinh cũng được tạo điều kiện minh họa kiến thức mình vừa nhận được và đánh giá mình học được bao nhiêu và giao tiếp tốt như thế nào. Với cách tiếp cận này, vai trò của giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ bảo thay vì quản lý trực tiếp học sinh làm việc.

Dạy học theo chủ đề ở bậc trung học là sự cố gắng tăng cường tích hợp kiến thức, làm cho kiến thức có mối liên hệ mạng lưới nhiều chiều; là sự tích hợp vào nội

dung những ứng dụng kĩ thuật và đời sống thông dụng làm cho nội dung học có ý nghĩa hơn, hấp dẫn hơn. Theo một số quan điểm, dạy học theo chủ đề thuộc về nội dung dạy học chứ không phải là phương pháp dạy học nhưng chính khi đã xây dựng nội dung dạy học theo chủ đề, chính nó lại tác động trở lại làm thay đổi rất nhiều đến việc lựa chọn phương pháp nào là phù hợp, hoặc cải biến các phương pháp sao cho phù hợp với nó.

1.3.4.2. Chủ đề dạy học liên môn

Dạy học tích hợp liên môn bắt đầu với việc xác định một chủ đề để huy động kiến thức. Thuật ngữ huy động có nghĩa rằng các chủ đề cần kiến thức của nhiều môn học để xử lí hoặc giải quyết một vấn đề không phải chỉ của một môn học. Nhưng đó cũng chính là tạo cảm hứng khi nó kích thích sự quan tâm và trí tò mò của học sinh. Lựa chọn một chủ đề mang tính thách thức và kích thích người học dấn thân vào quá trình suy nghĩ và làm việc là điều cần thiết trong dạy học theo tiếp cận liên môn. Đặc trưng của liên môn là một tổng thể các thành phần có mối liên hệ với nhau và ảnh hưởng qua lại với nhau. Do vậy, để lựa chọn và xây dựng nội dung bài học trong dạy học tích hợp liên môn cần thấy được sự phát triển các kiến thức thuộc chủ đề trong một môn học cũng như mối quan hệ về chủ đề giữa các môn học khác nhau.

Hiện nay, tuy có mối liên hệ với nhau nhưng chương trình các môn học hiện hành vẫn có tính độc lập tương đối, được thiết kế theo mạch kiến thức môn học trên nguyên tắc kiến thức được học trước là cơ sở của những kiến thức được học sau. Vì thế, một số nội dung kiến thức có liên quan đến nhiều môn học đều được đưa vào chương trình của các môn học đó gây ra sự chồng chéo, quá tải . Không những thế, thời điểm dạy học những kiến thức đó ở các môn học khác nhau là khác nhau, đôi khi thuật ngữ khoa hoc̣ không đồng nhất, gây khó khăn cho học sinh. Chính vì vậy, cần tìm ra những kiến thức chung, để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp, liên môn. (Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, 2015).

1.4. Thiết kế dạy học tích hợp liên môn

1.4.1. Thiết kế nội dung tích hợp liên môn

1.4.1.1 Xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp liên môn

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục, phát huy vai trò sáng tạo của nhà trường và giáo viên; chỉ đạo các cơ sở giáo dục trung học, tổ chuyên môn và giáo viên chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của học sinh. Từ năm học 2013-2014, các trường phổ thông được giao quyền tự chủ trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch giáo dục dựa vào mục tiêu giáo dục quy định trong chương trình góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường theo tinh thần các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT: Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27 tháng 5 năm 2013 về việc Hướng dẫn triển khai thực hiện phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 37)