Dạy học liên môn và chủ đề dạy học liên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 26)

1.3.1. Khái niệm dạy học liên môn

Nhiều nhà khoa học đã phân chia các mức độ tích hợp theo thang tăng dần như sau:

- Truyền thống (traditional): Từng môn học được giảng dạy, xem xét một cách riêng rẽ, biệt lập, không có bất kì mối liên hệ hay kết nối nào. Điều này làm cho HS có cái nhìn theo một hướng, một cách nhìn, sự tập trung hạn hẹp vào một môn riêng rẽ.

- Kết hợp / lồng ghép (fusion): Kết hợp hay lồng ghép có nghĩa là một nội dung nào đó được kết hợp vào nội dung đã có sẵn trong chương trình, các nội dung đó có sự liên quan đến nhau.

- Đa môn (multidisciplinary): Ở đây các môn học là riêng biệt nhưng có những liên kết và những chủ đích giữa và trong từng môn. Khi HS nghiên cứu về một vấn đề nào đó các em đồng thời được tiếp cận từ nhiều bộ môn khác nhau. Từ cách tiếp cận này GV không cần phải thay đổi nhiều nội dung dạy học của bộ môn mình. Chỉ có HS được mong đợi là tạo ra kết nối giữa các lĩnh vực bộ môn, tức là các em sẽ giải quyết vấn đề dựa vào kiến thức thu được từ các bộ môn khác nhau.

- Liên môn (interdisciplinary): Chương trình liên môn tạo ra những kết nối rõ ràng giữa các môn học. Chương trình cũng xoay quanh các chủ đề / vấn đề chung, nhưng các khái niệm hoặc các kĩ năng liên môn được nhấn mạnh giữa các môn chứ không phải trong từng môn riêng biệt.

- Xuyên môn (transdisciplinary): Cách tiếp cận này bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực tế (real – life context). Nó không bắt đầu bằng môn học hay bằng những khái niệm hoặc kĩ năng chung. Điều quan tâm nhất ở đây là sự phù hợp với HS. Điểm khác biệt duy nhất so với liên môn là chúng bắt đầu từ ngữ cảnh cuộc sống thực và sở thích của HS.

Ở đây chúng tôi đi sâu vào dạy học tích hợp liên môn.

Liên môn theo ngữ nghĩa học là giữa các môn học. Quan điểm “liên môn”: trong dạy học những tình huống chỉ có thể được tiếp cận hợp lý qua sự soi sáng của nhiều môn học. Ở đây ta nhấn mạnh đến sự liên kết các môn học, làm cho chúng tích hợp với nhau để giải quyết một tình huống cho trước: các quá trình học tập sẽ không được đề cập một cách rời rạc mà phải liên kết với nhau xung quanh vấn đề cần giải quyết. (Hình 1.4).

Hình 1.4. Sơ đồ dạy học tích hợp liên môn

Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. "Tích hợp" là nói đến phương pháp và mục tiêu của hoạt động dạy học còn "liên môn" là đề cập tới nội dung dạy học. Đã dạy học "tích hợp" thì chắc chắn phải dạy kiến thức "liên môn" và ngược lại, để đảm bảo hiệu quả của dạy liên môn thì phải bằng cách và hướng tới mục tiêu tích hợp. Ở mức độ thấp thì dạy học tích hợp mới chỉ là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như: lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông... Mức độ tích hợp cao hơn là phải xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng được tổng hợp các kiến thức đó một cách hợp lí để giải quyết các vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong tự nhiên hay xã hội. Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát

Vật lí Lịch sử Hoá học Công nghệ - Chủ đề/ vấn đề - Những khái niệm lớn - Ý tưởng lớn

điện; kiến thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục Công dân trong giáo dục đạo đức, lối sống... (Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, 2015)

1.3.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học liên môn

Dạy học liên môn là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện tại. Hiện nay, dạy học liên môn đã trở thành xu thế của nhiều quốc gia trên thế giới trong việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường và trong xây dựng chương trình môn học. Trong định hướng giáo dục sau năm 2015 của nước ta, bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng tích hợp liên môn.

Đối với GV khi dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho mình trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm.

Đối với học sinh, trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. (Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn, 2015).

1.3.3. Thực trạng về việc dạy học liên môn hiện nay

Để tìm hiểu về việc dạy học tích hợp liên môn trong dạy học ở trường THCS nói chung, trong dạy học Vật lí hiện nay, chúng tôi thực hiện cuộc điều tra tham khảo

ý kiến của GV đang dạy học bộ môn Vật lí ở một số trường THCS và các em HS khối 9 tại thành phố Hồ Chí Minh.

1.3.3.1. Mục đích điều tra

- Tìm hiểu thực trạng vận dụng các PPDH hiện đại ở trường THCS tại TP Hồ Chí Minh hiện nay.

- Tìm hiểu thực trạng xây dựng và sử dụng các chủ đề tích hợp liên môn trong dạy học Vật lí ở trường THCS tại TP Hồ Chí Minh hiện nay.

- Tìm hiểu cảm nhận và thực trạng học môn Vật lí của HS ở trường THCS tại TP Hồ Chí Minh hiện nay.

- Xin ý kiến về việc xây dựng chủ đề dạy học tích hợp trong dạy học Vật lí ở trường THCS tại TP Hồ Chí Minh hiện nay.

1.3.3.2. Đối tượng điều tra

- Các GV đang dạy Vật lí. - HS khối 9 trường THCS.

1.3.3.3. Phạm vi điều tra

Về phía Giáo viên

Chúng tôi thực hiện khảo sát các GV đang dạy Vật lí trên phạm vi thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Kết quả thu được 30 phiếu phản hồi đến từ GV Vật lí ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh (Phiếu điều tra ở phụ lục 1) và 1 bài phỏng vấn.

Bảng 1.1. Danh sách các trường THCS và số GV phản hồi lại phiếu điều tra

STT Tên trường Số lượng

GV Tỉ lệ %

1 THCS - THPT Trí Đức 6 20,00

2 THCS - THPT Diên Hồng 4 13,33

3 THCS - THPT Trần Cao Vân 4 13,33 4 THCS - THPT Quang Trung Nguyễn Huệ 3 10,00

5 THCS - THPT An Đông 3 10,00 6 THCS Lê Lợi 3 10,00 7 THCS Thoại Ngọc Hầu 2 6,67 8 THCS Cát Lái 2 6,67 9 THCS - THPT Đăng Khoa 2 6,67 10 THCS Tân Bình 1 3,33 Tổng 30 100

Về phía học sinh

Chúng tôi thực hiện khảo sát trên các em HS khối 9 tại 2 trường THCS trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả thu được 200 phiếu phản hồi đến từ HS (Phiếu điều tra ở phụ lục 2).

Bảng 1.2. Danh sách các trường THCS và số HS phản hồi lại phiếu điều tra

STT Tên trường Số lượng học sinh Tỉ lệ %

1 Trường THCS - THPT Trí Đức 92 46 2 Trường THCS - THPT Diên Hồng 112 56

Tổng 200 100%

1.3.3.4. Kết quả điều tra

Giáo viên

Chúng tôi đã thống kê được một số kết quả phản ánh thực trạng dạy học tích hợp liên môn Vật lí ở các trường THCS hiện nay như sau:

Câu 1: Theo Thầy/cô, phương pháp giảng dạy truyền thống hiện nay có đáp ứng được việc bồi dưỡng và phát triển được năng lực cho học sinh không?

Bảng 1.3. Kết quả khảo sát mức độ đáp ứng việc bồi dưỡng năng lực HS khi sử dụng phương pháp dạy học truyền thống

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Có 30 100

Không 0 0

Câu 2: Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh, quý Thầy/cô thường dùng các phương pháp dạy học nào sau đây (có thể đánh dấu vào nhiều lựa chọn)

Bảng 1.4. Kết quả khảo sát mức độ sử dụng các phương pháp của GV để phát triển năng lực GQVĐ cho HS

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Dạy học dựa trên vấn đề 19 63,33

Dạy học theo nhóm 29 96,67

Dạy học theo hợp tác 17 56,67 Dạy học theo khám phá 27 90,00 Dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột 7 23,33

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Dạy học theo chu trình 5E 8 26,67 Dạy học theo dự án 26 86,67

Dạy học theo trạm 12 40,00

Dạy học theo góc 26 86,67

Dạy học theo phương pháp khác

... 0 0,00

Nhận xét: Qua kết quả bảng 1.3 và 1.4 cho thấy tất cả các GV đều thấy rằng phương pháp dạy học truyền thống không thể đáp ứng được mục tiêu bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS. Để thực hiện được mục tiêu phát triển năng lực phải sử dụng các phương pháp dạy học tích cực như dạy học dựa trên vấn đề (63,33%), dạy học theo nhóm (96,67%), dạy học theo dự án (86,67%), dạy học theo góc (86,67%),…

Câu 3: Thầy/cô có nghe nói về dạy học theo quan điểm tích hợp chưa?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Có 30 100

Chưa 0 0

Câu 4: Thầy/cô biết về quan điểm dạy học tích hợp bằng cách nào?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Từ khi học đại học Sư phạm (hoặc lấy chứng chỉ

nghiệp vụ Sư phạm). 0 0,00

Qua các khóa tập huấn nghiệp vụ sư phạm. 19 63,33 Qua định hướng sử dụng của sở giáo dục. 3 10,00 Từ các nguồn thông tin đại chúng. 0 0,00 Từ các giáo viên khác. 8 26,67

Kết quả khảo sát chỉ ra rằng hầu hết tất cả các GV đều đã nghe nói về quan điểm dạy học tích hợp và phần lớn họ biết thông qua các khoá tập huấn nghiệp vụ sư phạm (63,33%) hoặc qua các bạn đồng nghiệp (26,67%). Kết quả này cho thấy rằng việc áp dụng một hệ thống giáo khoa liên môn với đào tạo giáo viên ban đầu chưa

được thiết lập. Đây là lý do tại sao việc thực hiện giảng dạy liên môn tại trường học gặp một thách thức lớn.

Câu 5: Theo Thầy/cô, việc giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn có phù hợp với các trường THCS hiện nay không?

Mức độ Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Phù hợp 21 70,00 Chưa phù hợp 8 26,67 Không có ý kiến 1 3,33

Câu 6: Thầy/cô đã từng vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong quá trình dạy học Vật lí của mình chưa?

Bảng 1.5. Tần suất GV vận dụng dạy học tích hợp liên môn

Mức độ Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Đã dùng khá thường xuyên 6 20,00 Đã từng dùng 20 66,67 Chưa từng dùng 4 13,33

Nhận xét: đa số GV nhận thấy việc dạy tích hợp liên môn phù hợp với các trường THCS hiện nay (70%). Tuy nhiên, các Thầy/ cô vẫn chưa dùng thường xuyên trong quá trình dạy học của mình mà chỉ từng sử dụng qua.

Câu 7: Theo Thầy/cô, môn Vật lí có thể được tích hợp với môn học nào là phù hợp nhất ở trường THCS? (có thể chọn nhiều môn)

Số phiếu (n) Tỉ lệ % Hoá học 25 83,33 Toán học 29 96,67 Công nghệ 25 83,33 Sinh học 21 70,00 Ý kiến khác... 23 76,67

Nhận xét: môn Vật lí là một môn học có phần kiến thức ứng dụng thực tiễn nhiều và có liên kết với hầu hết các môn học và lĩnh vực khác. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho việc triển khai dạy học tích hợp liên môn trong dạy học Vật lí.

Câu 8: Theo Thầy/cô, phương tiện dạy học và đội ngũ giáo viên các trường THCS tại TP. Hồ Chí Minh hiện nay có đảm bảo đủ để thực hiện dạy học tích hợp liên môn hay chưa?

Mức độ Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Rất đầy đủ 0 0,00 Tương đối đầy đủ 11 36,67 Còn thiếu 19 63,33 Ý kiến khác... 0 0,00

Tuy nhiên, phương tiện và đội ngũ GV các trường THCS hiện nay tại TP. HCM vẫn được nhận định là còn thiếu (63,33%) chưa đáp ứng được nhu cầu để triển khai rộng rãi.

Câu 9: Theo Thầy/cô, ưu điểm của việc dạy học tích hợp liên môn là gì?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Kích thích sự tò mò, phát huy tính tích cực của học

sinh. 11 36,67

Có tính thực tiễn sinh động, hấp dẫn. 3 10,00 Giúp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng

hợp giải quyết các tình huống. 13 43,33 Không cần học lại nhiều lần một nội dung kiến thức ở

các môn học khác nhau. 3 10,00

Ý kiến khác………….. 0 0,00

Kết quả khảo sát cho thấy các GV đều nhận thấy được ưu điểm của việc dạy học tích hợp liên môn như: kích thích sự tò mò, phát huy tính tích cực của học sinh (36,67%); giúp học sinh tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp giải quyết các tình huống (43,33%),...

Câu 10: Theo Thầy/cô thiết kế một chủ đề dạy học tích hợp liên môn là như thế nào?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Đưa ra một vấn đề và hướng học sinh tìm các

kiến thức liên quan để giải quyết 14 46,67 Chọn một nội dung kiến thức trùng lặp của các

môn khác nhau dạy trong cùng một lần 5 16,67 Xây dựng tiến trình dạy kiến thức và vận dụng

sáng tạo, chế tạo sản phẩm 11 36,67

Ý kiến khác……….. 0 0,00

Nhận xét: Đa số GV xác định được bản chất của việc xây dựng chủ đề tích hợp liên môn là đưa ra một vấn đề và hướng học sinh tìm các kiến thức liên quan để giải quyết (46,67%). Tuy nhiên vẫn còn nhiều GV gói gọn việc xây dựng chủ đề tích hợp vào xây dựng kiến thức và vận dụng sáng tạo, chế tạo được sản phẩm (36,67%).

Câu 11: Theo Thầy/cô một chủ đề dạy theo định hướng tích hợp liên môn phải đạt được mục tiêu nào?

Số phiếu (n) Tỉ lệ %

Phải kết hợp được nhiều môn học trong một bài dạy 6 20,00 Phải tạo được sản phẩm 2 6,67 Phải đáp ứng được khung năng lực của chương trình 0 0,00 Phải xuất phát từ vấn đề thực tiễn 2 6,67 Phải phát triển được năng lực vận dụng kiến thức

cho học sinh 13 43,33

Phải hấp dẫn, tạo hứng thú cho học sinh 7 23,33

Câu 12: Theo Thầy/cô, qua việc học tích hợp liên môn sẽ phát triển được năng lực gì cho học sinh? Năng lực giải quyết vấn đề Năng lực vận dụng sáng tạo Năng lực tìm hiểu tự nhiên Ý kiến khác Số phiếu (n) 18 5 7 0 Tỉ lệ % 60,00 16,67 23,33 0,00

Nhận xét: Hầu hết các GV đều xác định được mục tiêu chính của việc dạy học tích hợp liên môn là phải phát triển được năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học tích hợp liên môn chương điện từ học và công nghệ cho học sinh lớp 9 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)