Một số biện pháp hạn chế dịch bệnh gan tụy cấp trên tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 26 - 27)

Tại Thái Lan, một số quy định được đưa ra như thường xuyên tầm soát sự hiện diện của V. parahaemolyticus trong nước, đất. Nước trước khi sử dụng nên được chứa trong ao lắng và tiệt trùng kỹ trước 1 tháng. Các dòng chế phẩm vi sinh có chứa Bacillus có thể sử dụng để ngừa AHPND. Kiểm soát oxy hòa tan trong ao ở mức từ 5 mg/L trở lên, ngừng cho ăn khi phát hiện tôm bị AHPND sau đó cho ăn từ từ nếu thấy tôm tốt hơn. Cũng có thể áp dụng biện pháp nuôi kết hợp với cá rô phi hay cá chẽm. Các chất kích thích miễn dịch hay acid hữu cơ cũng có thể áp dụng. Một số kháng sinh có thể sử dụng ở Thái Lan như oxytetracyclin, florfenicol, enrofloxacin và Romet 30 [21].

Một nghiên cứu được thực hiện bởi Yi và cộng sự (2003) tại Thái Lan nuôi kết hợp tôm sú và cá rô phi cho thấy ở nghiệm thức ghép 0,25 cá rô phi/m2 cho sản lượng cao hơn và có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (tăng 21%) [32].

Ở Mexico (2014), Công ty INVE Aquaculture đã thử nghiệm đánh giá hoạt động của chất diệt khuẩn và chế phẩm sinh học có chứa các dòng vi khuẩn Bacillus

có khả năng chống lại vi khuẩn gây bệnh V. parahaemolyticus. Các dòng vi khuẩn

Bacillus này được phân lập bởi nhóm nghiên cứu của TS. Bruno Gomez-Gill tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển thực phẩm. Đặc biệt, một trong những chế phẩm sinh học đó có khả năng ức chế sự phát triển của 10 dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus. Việc sử dụng một cách có chọn lọc hỗn hợp từ vi khuẩn

lệ sống của tôm gia tăng từ 32% lên 36%. Cuối giai đoạn hai, sự cải thiện trong tỷ lệ sống dẫn đến việc tăng tỷ lệ tôm có thể được thu hoạch 1,3 triệu con giống PL đại diện cho tỷ lệ tăng 39% về sản lượng [33].

Khi dịch bệnh AHPND bùng phát tại các ao ương tôm giống ở Thái Lan (2015), các hộ nuôi đã tăng cường sử dụng probiotic AquaStar Pond và AquaStar, tỷ lệ chết và tiến triễn bệnh giảm đáng kể. Tất cả những tôm sống được hồi phục và gan tụy thể hiện khỏe mạnh. Ngoài ra, axit hữu cơ cũng được nghiên cứu cho khả năng ức chế V. parahaemolyticus, axit hữu cơ được thêm vào thức ăn để tăng cường khả năng miễn dịch của hệ tiêu hóa. Kết quả cho thấy tỷ lệ ức chế sự tăng trưởng củaV. parahaemolyticus đến 80-95%, với liều lượng là 5.000 ppm [34].

Năm 2014, tác giả Nguyễn Văn Phúc và cộng sự đã phân lập và thử khả năng đối kháng của các chủng thu được trong các mẫu đất, nước, mẫu tôm trên 31 ao ở Bến Tre, trong đó chọn ra được 17 chủng có khả năng sinh enzyme ngoại bào và khả năng kháng với V. paraharmolyticus. Trong đó có 2 chủng có khả năng kháng

V. paraharmolyticus và sinh enzyme mạnh nên được định danh và phân nhóm thuộc

B. sublitis. Đây là bước cơ bản làm cơ sở cho việc nghiên cứu làm chế phẩm sinh học nhằm hạn chế bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi ở Việt Nam [35].

Nguyễn Thị Trúc Linh và cộng sự (2017) đã nghiên cứu ảnh hưởng của vi khuẩn lactic bổ sung vào thức ăn lên khả năng kháng bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Kết quả cho thấy tỷ lệ sống của tôm rất cao từ 82,23 đến 92,23% ở các nghiệm thức có bổ sung LAB vào thức ăn có sự khác biệt ý nghĩa (p<0,05) so với nghiệm thức đối chứng [36].

Trương Hồng Việt và cộng sự (2017) đã thử nghiệm cao chiết khổ sâm (Croton tonkinensis) và đơn châu chấu (Aralia armata) trong phòng trị bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) ở điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả cho thấy tỷ lệ sống trung bình với hai dịch chiết trên ở các nồng độ 2% và 4% đều lớn hơn 60% có sự khác biệt ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với đối chứng [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)