Các chỉ tiêu môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 66 - 73)

3.2.3.1. Nhiệt độ, pH và độ mặn

Thời gian bố trí nuôi thử nghiệm từ tháng 02/2019 đến 07/2019, thời điểm nắng nóng kéo dài do đó nhiệt độ trong các ao nuôi thử nghiệm khá cao vàdao động ngày đêm từ 280C - 320C đối với các ao nuôi tôm thẻ và tôm sú. Theo Christopher (2008) giới hạn nhiệt độ cho sự sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng dao động từ 14,5 - 35,0°C [84].Cũng theo Ramanathan và cộng sự (2005), nhiệt độ thích hợp cho tôm sú dao động từ 26 - 30°C [85]. Trần Viết Mỹ (2009) cho rằng nhiệt độ trong khoảng 26 - 32°C không gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi [86].

Giá trị pH khá ổn định, không có sự khác biệt lớn về pH giữa các ao nuôitôm thẻ, pH sáng dao động trong khoảng 7,7-8,0, pH chiều 7,8- 8,2 vàcác ao nuôi tôm sú pH sáng dao động khoảng 7,7 – 8,2, pH chiều 7,9 – 8,3. Theo Brock J và Maink (1994) khoảng pH lý tưởng cho sự phát triển của tôm từ 7 đến 9 [87]. Cũng theo Ramanathan và cộng sự (2005), pH tối ưu dao động từ 6,8 đến 8,7 để tôm có thể tăng trưởng và phát triển tốt nhất[85]. Mặt khác, pH dao động từ 7,5 đến 8,5 nằm trong khoảng thích hợp cho tôm nuôi [88]. Ngoài ra, độ mặn duy trì trong khoảng 18‰ đối với ao nuôi tôm thẻ tôm sú.Theo Li (2007), thì độ mặn thích hợp cho tôm thẻ dao động từ 17-32‰; cũng theo Chen (1980), đối với tôm sú độ mặn trong khoảng 15-20 ‰ [89], [90].Như vậy, theo quy chuẩn 02-19:2014/BNNPTNT thì các khoảng dao động của nhiệt độ, pH và độ mặn đều thích hợp cho tôm nuôi nước lợ [91].

3.2.3.2. Tổng đạm amon (TAN) (NH3/NH4+)

Hình 3.13. Diễn biến tổng đạm amon trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

Hàm lượng TAN diễn biến khá phức tạp trong thời gian nuôi, diễn biến theo quy luật hình sin. Nhìn chung kết quả giám sát hàm lượng TAN trong nước của các ao nuôi tôm thí nghiệm tăng cao ở tuần thứ sáu (ao TN1, TN2 và ĐC1), tuần chín (ĐC1) và tuần 10 (ao TN1) nhưng đều không vượt quá 2 mg/L.TAN tồn tại trong môi trường nước ở hai dạng NH4+ (dạng ion) và NH3 (dạng không ion), dạng ion không gây độc cho tôm, trong khi đó dạng không ion lại gây độc cho tôm.Giá trị pH ở các ao nuôi dao động từ 7,8 – 8,2; nhiệt độ khoảng 30oC. Chính vì thế, tại thời điểm các ao nuôi thử nghiệm có tổng đạm amon cao nhất sẽ có nồng độ NH3-Ndao động như sau: ao TN1 (tuần 10) 0,067 – 0,16 mg/L; ao TN2 (tuần sáu) 0,075 – 0,17; ao ĐC1 (tuần chín) 0,08 – 0,18; ao ĐC2 (tuần bốn) 0,04 – 0,095; tương ứng với pH giao động 7,8-8,2 [92].

b. Kết quả đánh giá tổng đạm amon trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tuần Tổn g đạm am on ( m g/L) TN 1 TN 2 ĐC1 ĐC2

Hình 3.14. Diễn biến tổng đạm amon trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

Ao nuôi tôm sú cũng có khuynh hướng biến động tương tự như tôm thẻ; kết quả tổng đạm amon diễn biến khá phức tạp trong thời gian nuôi, diễn biến không theo quy luật. Kết quả diễn biến hàm lượng TAN trong nước của các ao nuôi tôm sú tăng cao tuần 10, tuần 14 (TN3); tuần năm (TN4); tuần thứ chín (ĐC3) và đạt mức cao nhất dao động khoảng 1,4 mg/L.

Hàm lượng TAN sau đó có sự tăng giảm tùy thuộc vào mức độ can thiệp vào môi trường và sức khỏe tôm nuôi và không có xu hướng tăng theo thời gian nuôi. Tuy nhiên, hàm lượng TAN trong thời gian nuôi đều không vượt quá 2 mg/L, TAN tồn tại trong môi trường nước ở hai dạng NH4+ (dạng ion) và NH3 (dạng không ion), dạng ion không gây độc cho tôm, trong khi đó dạng không ion lại gây độc cho tôm.

Giá trị pH ở các ao nuôi giao động từ 7,8 – 8,3; nhiệt độ khoảng 30oC. Chính vì thế, tại thời điểm các ao nuôi thử nghiệm có tổng đạm amon cao nhất sẽ có nồng độ NH3-N dao động như sau: ao TN3 (tuần 14) 0,07 – 0,2 mg/L; ao TN4 (tuần năm) 0,05 – 0,15; ao ĐC3 (tuần chín) 0,05 – 0,13 tương ứng với pH dao động 7,8 – 8,3 [92].

Chỉ số NH3/TANtrong môi trường nước phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, tỷ lệ phần trăm của NH3/TAN sẽ tăng theo pH và nhiệt độ. Theo Boyd (1998) tổng đạm amon thích hợp cho ao nuôi thủy sản là 0,2-2 mg/L và khí NH3 là 0,1 mg/L và

0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 T19 T20 Tuần TAN (mg/L ) TN3 TN4 ĐC3

NH3là khí dễ bị thoát ra ngoài môi trường dưới tác động của quạt nước và sục khí mạnh [93], [94].

3.2.3.3. Hàm lượng Nitrite

a. Kết quả đánh giá hàm lượng Nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

Hình 3.15. Diễn biến nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

Hàm lượng Nitrite trong nước của các ao nuôi tôm thử nghiệm ổn định trong sáu tuần đầu nuôi, đạt giá trị thấp và nhỏ hơn 0,01 mg/L. Tuy nhiên, từ tuần thứ bảy trở đi, giá trị NO2-có xu hướng tăng nhẹ và đạt giá trị nitrite cao nhất (5,1 mg/L) vào tuần thứ 11 đối với ao TN2, và 9,8 mg/Lđối với ao ĐC1.Trong khi đó ao TN1 luôn được duy trì ở mức thấp dưới 0,07 mg/L đến tuần thứ 11 và tăng 3,3 mg/L vào tuần thứ 12.

b. Kết quả đánh giá hàm lượng Nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

0 2 4 6 8 10 12 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tuần Nitrit e (m g/L) TN 1 TN 2 ĐC1 ĐC2

Hình 3.16. Diễn biến nitrite trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

Cũng tương tự như kết quả của các ao thí nghiệm tôm thẻ; hàm lượng Nitrite trong nước của các ao sú thí nghiệm ổn định trong tám tuần đầu nuôi với giá trị thấp hơn 0,01 mg/L. Từ tuần thứ chín trở đi, hàm lượng NO2- có xu hướng tăng nhẹ và đạt giá trị nitrite cao nhất (2,72 mg/L) vào tuần thứ 17 đối với ao TN3: 3,1 mg/L (tuần thứ 19) đối với ao TN4 và ao ĐC3 đã được thu hoạch vào tuần thứ 9.Vào cuối giai đoạn, hàm lượng Nitrite tăng đáng kể có thể là do tăng lượng sinh khối và tăng chất thải ở giai đoạn sau. Và trên thực tế do nồng độ NO2 tăng dần dần cho nên tôm nuôi có thể thích nghi.

Trên thực tế, ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm độc của nitrite đối với vật nuôi [95], [96].

Môi trường có hàm lượng oxy quá thấp sẽ làm tăng độc tính của nitrite, tăng độ mặn (chloride) làm giảm độc tính của nitrite. Theo Schwedler và cộng sự (1985) những nhân tố sau đây có ảnh hưởng đến độc của nitrite: hàm lượng chloride, pH, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan. Do đó, trên thực tế không thể xác định được nồng độ gây chết, nồng độ an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản [97].

Theo Whetstone và cộng sự (2002), nồng độ NO2- trong ao nuôi tôm nhỏ hơn 0,23 mg/L được xem là an toàn. Nhìn chung, hàm lượng NO2-ở tất cả các ao nuôi

0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 T19 T20 Tuần Nitrite (mg/L ) TN3 TN4 ĐC3

đều cao hơn mức thích hợp vào thời điểm cuối vụ nuôi, tuy nhiên tôm khá ổn định. Điều này cũng có thể được lý giải như sau: tôm được nuôi trong môi trường nước lợ có hàm lượng Ca2+ , Cl- và sục khí liên tục (oxy hòa tan trong các ao nuôi thử nghiệm dao động trên 5 mg/L) do đó làm giảm tính độc của NO2- [88], [93].

Môi trường có hàm lượng oxy thấp sẽ làm tăng độc tính của nitrite, tăng độ mặn (chloride) làm giảm độc tính của nitrite.Độc tính của nitrite bị ảnh hướng bởi hàm lượng chloride, pH, tình trạng dinh dưỡng, sự nhiễm bệnh, hàm lượng oxy hòa tan. Do đó, trên thực tế không thể xác định được nồng độ gây chết, nồng độ an toàn của nitrite trong nuôi trồng thủy sản [98].

3.2.3.4. Hàm lượng COD

a. Kết quả đánh giá hàm lượng COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

Hàm lượng COD trong các ao nuôi tôm thí nghiệm khá ổn định dao động 15- 22 mg/L. Trong các ao nuôi tôm, lượng thức ăn dư thừa hàng ngày cùng với các chất thải khác như phân tôm, xác tôm và xác tảo chết sẽ khiến cho hàm lượng chất hữu cơ tích lũy trong ao tăng cao theo thời gian. COD các ao thí nghiệm luôn nằm dưới ngưỡng 25 mg/L.

Hình 3.17. Diễn biến COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

0 5 10 15 20 25 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 Tuần COD (mg /L ) TN 1 TN 2 ĐC1 ĐC2

b. Kết quả đánh giá hàm lượng COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

Tương tự như kết quả thí nghiệm trên ao nuôi tôm thẻ, hàm lượng COD trong nước của các ao thí nghiệm tôm sú khá ổn định, dao động trong khoảng 6,1 - 25,2 mg/L.

Hình 3.18. Diễn biến COD trong các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

Hàm lượng COD các ao thí nghiệm luôn nằm dưới ngưỡng 25 mg/L. Theo Boyd (1998) nồng độ COD trong nước từ 0-50 mg/L được xem là chất lượng nước tốt phục vụ cho nuôi thủy sản [85].

Việc sử dụng các chủng vi sinh sẽ giúp phân giải các chất hữu cơ và giúp duy trì giá trị COD trong ngưỡng cho phép đối với tôm nuôi. Bacillus có khả năng tạo và tiết các enzyme ngoại bào (amylase, protease, cellulose) phân hủy các hợp chất hữu cơ mạnh, làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường [99].

Cũng theo Gatesoupe (1999), việc bổ sung Bacillus spp. ở khu vực gần quạt nước trong ao đã làm giảm một cách đáng kể giá trị COD và dẫn đến tăng năng suất tôm thu hoạch [100].

Các chủng Streptomyces có lợi có thể được coi lá probiotic tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản với khả năng chuyển hóa thứ cấp, sinh tổng hợp kháng sinh, các

0 5 10 15 20 25 30 T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16 T17 T18 T19 T20 Tuần COD (mg/L) TN3 TN4 ĐC3

chất kháng khuẩn, tạo ra một số enzyme ngoại bào, hỗ trợ tăng trưởng của các vi sinh vật và đảm bảo chất lượng nước [101].

Theo nghiên cứu của Hossain và cộng sự (2013), thấy rằng probiotic đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì các thông số chất lượng nước, chất lượng đất và quản lý sức khỏe cũng như tăng sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm [45].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 66 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)