Diễn biến mật độVibrio sp tổng số trong nước ao nuôi thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 58 - 61)

3.2.1.1. Kết quả đánh giá mật độ Vibrio sp. tổng số trong nước ao nuôi đối với tôm thẻ

Tổng số Vibrioở ao TN1 trong sáu tuần đầu ở mức không quá 3,3 log10CFU/mL, từ tuần thứ chín, 10 và 12 mật độ Vibriosp. trong nước tăng đáng kể từ 3,69 – 3,78 log10 CFU/mL. Tương tự ở TN2, từ tuần thứ tám, chín và 12 mật độ

Vibriosp. tăng cao và đạt mức cao nhất khoảng 5,3 log10 CFU/ml. Điều này cho thấy Vibrio sp. thường xuyên có mặt trong ao nuôi và phát triển tùy theo lượng dinh dưỡng và các điều kiện thủy lý thủy hóatrong ao. Tuy nhiên, tỷ lệ Vibirosp. khuẩn lạc xanh thấp hơn rất nhiều so với Vibrio sp.khuẩn lạc vàng. Điều này cho thấy việc

can thiệp trong quá trình nuôi tôm bằng các chủng vi sinh đã có hiệu quả phần nào trong việc kiểm soát nhóm Vibrio sp. khuẩn lạc xanh.

Trong môi trường nước ao nuôi ĐC1, Vibrio tổng số luôn tồn tại ở mức khá cao suốt vụ nuôi. Trong bốn tuần đầu tiên, mật độ Vibrio tổng số ở mức 2,61 – 2,98log10CFU/mL. Đến tuần thứ năm trở đi, mật độ của nhóm vi khuẩn này đã tăng lên gấp hai lần của bốn tuần trước đó. Đặc biệt ở ĐC2, mật độ Vibriosp. có xu hướng tăng theo thời gian nuôi và tăng cao hơn rất nhiều so với nhóm ao thí nghiệm. Ở tuần thứ năm, mật độ Vibrio sp. đạt mức cao nhất 5,87 log10 CFU/mL và tỷ lệ Vibirosp. khuẩn lạc xanh cao hơn rất nhiều (10 lần) so với Vibriosp. khuẩn lạc vàng. Điều này cho thấy không có sự hiệu quả trong việc kiểm soát nhóm Vibriosp. khuẩn lạc xanh trong ao nuôi.

Hình 3.9. Diễn biến Vibrio tổng số trong nước của các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

3.2.1.2. Kết quả đánh giá mật độ Vibrio sp. tổng số trong nước ao nuôi đối với tôm sú 0 2 4 6 8 10 12 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Mật đ ộ V ib ri o sp . (l og CFU /m L )

Hình 3.10. Diễn biến Vibrio tổng số trong nước của các ao nuôi thử nghiệm tôm sú 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần 20 Mật độ Vi brio sp. (log CF U/m L)

Thời gian theo dõi ao

Cũng tương tự như kết quả thí nghiệm của tôm thẻ; theo kết quả thí nghiệm của các ao nuôi tôm sú (Hình 3.11), tổng số Vibrioở ao TN3 trong bốn tuần đầu ở mức không quá 2,97 log10CFU/mL. Mật độ Vibriosp.tuần thứ năm, sáu tăng cao đáng kể và đạt mức cao nhất ở tuần 5 với mật độ 4,3 log10CFU/mL.Tại thời điểm này, tăng cường tần suất xử lý nước 1 ngày/lần liên tục trong 3 ngày đã có tác động làm giảm mật độ Vibriosp.bắt đầu từ tuần thứ sáu đến tuần thứ 12 thì mật độ Vibrio

tổng số luôn ở mức ổn định dao động từ 2,76 – 3,18 log10CFU/mL.

Tương tự ở ao TN4, từ tuần thứ tám, 12 và 19 mật độ Vibriosp. tăng cao và đạt mức cao nhất ở khoảng 4,15 log10CFU/mL. Hơn nữa, mật độ Vibriosp. có xu hướng tăng theo thời gian nuôi nhưng ở mức kiểm soát được. Cũng tương tự tôm thẻ, mật độ Vibriotổng sốthường xuyên có mặt trong ao nuôi và phát triển tùy theo lượng dinh dưỡng, các điều kiện thủy lý thủy hóa cũng như phụ thuộc vào lượng chất thải và tích tụ trong ao.

Đối với ao đối chứng ĐC3, mật độ Vibriotổng số tăng cao ở các tuần bảy, tuần tám, tuần chín và đạt mức cao nhất ở tuần chín ở mức 4,21 log10CFU/mL. Đặc biệt, đến tuần thứ chín, tôm có hiện tượng chết cấp tính và thu hoạch sớm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)