Tần suất sử dụng hiệu quả probioticbằng phương pháp xử lý nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 54 - 58)

3.1.3.1. Đánh giá tần suất sử dụng probiotic hiệu quả đối với tôm thẻ

Thí nghiệm đánh giá tần suất sử dụng probiotic trong phòng trị AHPND trên tôm thẻ được thực hiện kết hợp khác nhau trên 3 chủng vi sinh Bacillus B1, Bacillus

S5 và Streptomyces X285. Tỷ lệ chết cộng dồn ở các nghiệm thức trong 10 ngày theo dõi được thể hiện ởHình 3.8.

Các nghiệm thức xử lý định kỳ các chủng vi sinh 2 lần/tuần và 3 lần/tuần có hiệu quả bảo vệ tôm cao hơn khi xử lý nước 1 lần/tuần với tỷ lệ chết cộng dồn dưới 30% trong 10 ngày thử nghiệm. Kết quả tỷ lệ tôm chết cộng dồn ở các nghiệm thức cho thấy đối với nghiệm thức sử dụng cả ba chủng vi sinh có lợi Bacillus B1,

BacillusS5 và Streptomyces X285 định kỳ 3 lần/tuần với liều duy trì mỗi chủng 105 CFU/mL nước nuôi có tỷ lệ chết thấp nhất, có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05) và RPS=82,33%. Tương tự, khi kết hợp Bacillus B1 và

bảo vệ tôm sau khi cảm nhiễm V. parahaemolyticus với tỷ lệ bảo hộ RPS= 80,58- 81,97%, theo thứ tự trên.

Trong khi đó, khi xử lý các chủng vi sinh có lợi trên với tần suất 1 lần/ tuần thì tỷ lệ chết của tôm tăng so với nhóm xử lý tần suất 2 lần/tuần trở đi nhưng tỷ lệ chết của các nhóm xử lý vi sinh 1 lần/tuần thấp hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05), và RPS dao động 60% trong banghiệm thức là nghiệm thức 1: Bacillus B1, S5,

Streptomyces X285; Nghiệm thức 4: Bacillus B1, Bacillus S5; Nghiệm thức 7:

Bacillus B1, Streptomyces X285. Trái lại, khi kết hợp Bacillus S5 và Steptomyces

X285 hiệu quả bảo vệ tôm đối với AHPND tương đối thấp, tỷ lệ chết giao động 48- 51% theo tần suất xử lý nước.

Mặt khác, tỷ lệ tôm chết sau 10 ngày gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus ở các nghiệm thức xử lý nước bằng vi sinh trên cho thấy xử lý nước 2 lần/tuần và 3 lần/ tuần không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ chết tôm (p>0,05) nhưng tỷ lệ chết tôm khác biệt hoàn toàn giữa nghiệm thức xứ lý 1 lần/tuần với 2 lần/tuần trở đi.

Hình 3.7. Tỷ lệ chết cộng dồn tôm thẻ chân trắng sau 10 ngày gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus 0 20 40 60 80 100 N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 Tỷ lệ chết côn g dồ n (%)

B-S-X-1 lần/tuần B-S-X 2 lần/ tuần B-S-X 3 lần/ tuần B-S-1 lần/tuần

B-S-2 lần/ tuần B-S-3 lần/ tuần B-X-1 lần/tuần B-X-2 lần/ tuần

B-X 3 lần/ tuần S-X-1 lần/tuần S-X-2 lần/ tuần S-X-3 lần/ tuần

3.1.3.2. Đánh giá tần suất sử dụng probiotic hiệu quả đối với tôm sú

Tương tự như thí nghiệm trên tôm thẻ, thí nghiệm đánh giá tần suất sử dụng probiotic trong phòng trị AHPND trên tôm sú cũng được thực hiện kết hợp khác nhau trên 3 chủng vi sinh Bacillus B1, Bacillus S5 và Streptomyces X285. Tỷ lệ chết cộng dồn ở các nghiệm thức trong 10 ngày theo dõi được thể hiện ởHình 3.9.

Kết quả tỷ lệ tôm chết cộng dồn ở các nghiệm thức cho thấy đối với nghiệm thức sử dụng cả ba chủng vi sinh có lợi Bacillus B1, BacillusS5 và Streptomyces

X285 định kỳ 3 lần/tuần với liều duy trì mỗi chủng 105 CFU/mL nước nuôi có tỷ lệ chết thấp nhất, có ý nghĩa thống kê so với nhóm đối chứng (p<0,05) và RPS=84,53%.

Tương tự, khi kết hợp Bacillus B1 và Streptomyces X285 xử lý nước định kỳ 2 lần/tuần và 3 lần/tuần cũng có hiệu quả bảo vệ tôm sau khi cảm nhiễm V. parahaemolyticus với tỷ lệ bảo hộ RPS= 82,68- 83,79%, theo thứ tự trên. Trong khi đó, khi xử lý các chủng vi sinh có lợi với tần suất 1 lần/tuần thì tỷ lệ chết của tôm tăng so với nhóm xử lý tần suất 2 lần/tuần trở đi nhưng tỷ lệ chết của các nhóm xử lý vi sinh 1 lần/tuần thấp hơn so với nhóm đối chứng (p<0,05), và RPS giao động 63% trong banghiệm thức là nghiệm thức 1: Bacillus B1, S5, Streptomyces X285; Nghiệm thức 4: Bacillus B1, Bacillus S5; Nghiệm thức 10:Bacillus S5,

Streptomyces X285. Trái lại, khi kết hợp Bacillus B1 và Steptomyces X285 hiệu quả bảo vệ tôm đối với AHPND tương đối thấp, tỷ lệ chết giao động 59,85% theo tần suất xử lý nước.

Cũng như kết quả trêm tôm thẻ, các nghiệm thức xử lý nước bằng vi sinh 2 lần/tuần và 3 lần/tuần không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ chết tôm (p>0,05) nhưng tỷ lệ chết tôm khác biệt hoàn toàn giữa nghiệm thức xứ lý 1 lần/tuần với 2 lần/tuần trở đi. Từ kết quả này cho thấy để ứng dụng hiệu quả phòng bệnh AHPND các các chủng Bacillus B1, S5 và Streptomyces X285 quy mô trang trại nên kết hợp

Hình 3.8. Tỷ lệ chết cộng dồn tôm sú sau 10 ngày gây cảm nhiễm V. parahaemolyticus

Các nghiên cứu trên probiotic thường tập trung nghiên cứu đơn chủng trong hiệu quả sử dụng ức chế tác nhân gây bệnh. Từ đó nhiều giả thuyết cho rằng đơn hay tổ hợp nhiều chủng vi sinh có lợi sẽ mang lại hiệu quả [63], [64].

Theo nghiên cứu của Verchuere và cộng sự (2000) về vi khuẩn probiotic làm tác nhân kiểm soát sinh học trong nuôi trồng thủy sản cho rằng probiotic đơn chủng thông thường sử dụng ít hiệu quả hơn hỗn hợp nhiều chủng [44]. Đa chủng vi sinh hay đa loài trong probiotic đều tăng cường hiệu quả bảo vệ kháng lại các tác nhân truyền nhiễm gây bệnh bởi vì tính đa dạng trong cơ chế ức chế giữa các chủng trong probiotic giúp tăng hiệu quả sử dụng [60], [64].

Liều lượng và thời gian sử dụng probiotic ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với vật nuôi. Sử dụng quá liều có khả năng gây nên ức chế miễn dịch không đặc hiệu của vật nuôi [66]. Mật độ probiotic 107 CFU/mL mang lại hiệu quả kích thích miễn dịch mạnh từ đó tăng cường các chỉ số miễn dịch tế bào [67]. Mức duy trì probiotic thích hợp phụ thuộc vào loài vi sinh vật có lợi, loài vật và tình trạng sinh

0 50 100 N0 N1 N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 Tỷ lệ chết cộn g dồ n (%)

B-S-X 3 lần/ tuần B-S-3 lần/ tuần B-X 3 lần/ tuần S-X-3 lần/ tuần

ĐC B-S-X 2 lần/ tuần B-S-2 lần/ tuần B-X-2 lần/ tuần

S-X-2 lần/ tuần B-S-X-1 lần/tuần B-S-1 lần/tuần B-X-1 lần/tuần

lý của vật nuôi. Mật độ duy trì thông thường 105 CFU/mL [68]. Bên cạnh đó, thời gian sử dụng probiotic nên duy trì ít nhất sáu ngàyvà nhiều hơn năm thánghoặc ngay cả tám tháng [69], [70], [71].

Pinoargote và cộng sự (2018), thử nghiệm sản phẩm probiotic thương mại EM (Effective Microorganisms EMRO Inc., Tucson, AZ) khi sử dụng liều cao từ 108- 109CFU/mL trước khi gây nhiễm V. parahaemolyticus bảy ngày, đồng thời kết hợp trộn thức ăn và xử lý nước 106 CFU/mL vào mỗi 2 lần/ ngày liên tục trong 14 ngày trước khi gây nhiễm V. parahaemolyticus. Kết quả cho thấy trong 48 giờ theo dõi, tôm nghiệm thức EM không chết cấp tính đến 26 giờ sau khi gây nhiễm, tỷ lệ chết chỉ đạt 26,7% sau 32 giờ. Trong khi đó, nhóm đối chứng dương bắt đầu xuất hiện tôm chết sau 8 giờ gây nhiễm và đạt tỷ lệ chết 100% sau 12 giờ [72].

Theo nghiên cứu của Garcia và cộng sự (2016), hiệu quả dung dịch probiotic có chứa nhóm xạ khuẩn Streptomyces kết hợp với vi khuẩn thuộc giống Bacillus đã cải thiện các thông số tăng trưởng, miễn dịch và tăng khả năng kháng bệnh trên tôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)