Diễn biến mật độVibrio parahaemolyticustrong ao nuôi thử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 61 - 66)

3.2.2.1. Kết quả đánh giá mật độ Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi tôm thẻ

Các ao thử nghiệm đều phát hiện V. parahaemolyticus trong quá trình ương nuôi thương phẩm. Tuy nhiên, điều đáng ghi nhận là ao TN1 chỉ xuất hiện V. parahaemolyticus ở tuần thứ tám với mật độ thấp dao động 10,0 CFU/mL và âm tính với Vibrio parahaemolyticus mang gen độcPirB gây bệnh AHPND. Tương tự ở ao TN2, chỉ phát hiện ở tuần thứ tư, năm, tám và chín ở mức 1 – 1,7 log10 CFU/mLvà cũng âm tính với Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPND. Trong khi đó, mật độ V. parahaemolyticus ở ao ĐC2 cao hơn so với nhóm ao thí nghiệm, đạt mức cao nhất ở tuần năm (5,8log10 CFU/ml), dương tính với gen độc gây bệnh AHPND và tôm nuôi có biểu hiện bất thường như bỏ ăn chết rải rác, và thu hoạch ngày thứ 42.

Đối với ao ĐC1, từ tuần nuôi thứ năm và sáu thì mật độ V. parahaemolyticus

tăng cao và đạt mức 4,7 log10 CFU/mLvà đồng thời dương tính với gen độc gây bệnh AHPND. Tại thời điểm này, ao ĐC1 được xử lý diệt khuẩn bởi glutaraldehyde (10-15%) với liều 1 lít/ 5.000 m3 nước, đồng thời kết hợp si phông thay nước hằng ngày loại bỏtôm chết. Bên cạnh đó, thức ăn cũng được kiểm soát và cắt giảm trong thời gian này. Đến tuần thứ bảy trở đi, mật độ V. parahaemolyticus giảm rất nhiều và duy trì trong khoảng 2,95 log10 CFU/mL.

Mức độ kiểm soát Vibrio sp.và V. parahaemolyticus ở ao TN1 và TN2 cao hơn ao ĐC1 và ĐC2 cho thấy hiệu quả kết hợp hai chủng vi sinh Bacillus (B1, S5) và StreptomycesX285 trong xử lý nước định kỳ 2 lần/tuần trong suốt vụ nuôi khi so sánh với các chủng vi khuẩn thương mại khác.

Ghi chú: (-): âm tính với V. parahaemolyticus gây AHPND; (+): dương tính với V. parahaemolyticus gây AHPND

Hình 3.11. Diễn biến Vibrio parahaemolyticus trong nước các ao nuôi thử nghiệm tôm thẻ

3.2.2.2. Kết quả đánh giá mật độ Vibrio parahaemolyticus trong nước ao nuôi đối với tôm sú

+ - + + - + + + + - - + - - - - - 0 1 2 3 4 5 6 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 ĐC2 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1 TN1 TN2 ĐC1

Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12

Mật độ Vi brio parahaemoly ti cus Log 10 CF U/m L

Ghi chú: (-): âm tính với V. parahaemolyticus gây AHPND; (+): dương tính với V. parahaemolyticus gây AHPND

Hình 3.12. Diễn biến Vibrio parahaemolyticus trong nước các ao nuôi thử nghiệm tôm sú

- - + + + + - + + - - + - + + - - - - - - - - - - - - - - 0 1 2 3 4 5 6 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4ĐC3 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 TN3TN4 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4 Tuần 5 Tuần 6 Tuần 7 Tuần 8 Tuần 9 Tuần 10 Tuần 11 Tuần 12 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 15 Tuần 16 Tuần 17 Tuần 18 Tuần 19 Tuần

20 Mật đ ộ V ib ri o parah aem ol yt icu s lo g (CFU /m L )

Cũng tương tự như thử nghiệm trên tôm thẻ, đánh giá mật độ Vibrio parahaemolyticustrên tôm sú cho kết quả như sau: các ao thử nghiệm trên tôm sú đều phát hiện V. parahaemolyticus. Đối với ao TN3 và TN4: tuần thứ tư thì phát hiện V. parahaemolyticus mật độ thấp dao động lần lượt là 2 – 2,73 log10 CFU/mL và dương tính với gen độc gây bệnh AHPND. Trong khi đó, ao TN4 bắt đầu xuất hiện V. parahaemolyticustừ tuần thứ năm trở về sau, nhưng kết quả đều âm tính với gen độc pirB gây bệnh AHPNDvà mật độ V. parahaemolyticus ở mức khá thấp 1 – 1,6 log10 CFU/mL (ở các tuần thứ 14, 15 và 16).

Điều đáng chú ý trong thử nghiệm ngoài ao nuôi đối với ao TN3 được xử lý nước tăng cường tần suất 1 ngày/lần liên tục trong 3 ngày khi mật độVibrio tổng số đạt 4,3 log10CFU/mL trong đó Vibrio parahaemolyticus gây bệnh AHPNDtăng cao nhất ở mức 3,9 log10 CFU/mL ởtuần thứ năm. Sau ba ngày xử lý thu mẫu nước kiểm tra diễn biến của Vibrio cho thấy tăng cường sử dụng probiotic đã có tác động không những làm giảm mật độ Vibrio sp.mà còn kiểm soát được mật độ V. parahaemolyticus và duy trìtrong khoảng 1,7 log10 CFU/mL từ tuần thứ bảy. Điều đáng ghi nhận ở cả 2 ao TN3 & TN4 là từ tuần thứ 18, 19 và 20 đều không còn xuất hiện V. parahaemolyticus.

Trong khi đó, ở ao ĐC3 mật độ V. parahaemolyticus tăng cao khá nhanh ở các tuần tám, chín với mức cao nhất 4,9 log10 CFU/mL (tuần chín) và đều dương tính với gen độc pirB. Tại thời điểm này, tôm có hiện chết do Vibrio parahaemolyticus

và bệnh phân trắngtôm được thu hoạch sớm tuần thứchín.

Do đó, mức độ kiểm soát V.parahaemolyticus trong ao TN3 và TN4 cao hơn ao ĐC3. Sự kết hợp B1-S5-X285 trong xử lý nước định kỳ 2 lần/tuần trong suốt vụ nuôi mang lại hiệu quả tốt trong phòng trị bệnh AHPND.

Aftabuddin và cộng sự (2013), đã ứng dụng kết hợp hai chủng Bacillus megaterium Streptomyces fradiae thử nghiệm nuôi tôm sú giống cho rằng tổng vi khuẩn hiếu khí và tổng vi khuẩn Vibrio luôn duy trì mật độ thấp hơn so với nhóm không sử dụng vi sinh này [74].Moriarty (1998) đã nhận định rằng bổ sungBacillus

có thể kiểm soát được Vibrio, giảm mật độ Vibrio trong nền đáy ao cũng như tăng tỷ lệ sống của tôm, hạn chế mầm bệnh do vi khuẩn Vibrio trong nước [5].

Theo kết quả nghiên cứu của Võ Hồng Phượng và cộng sự (2018), chủng

Bacillus licheniformis (B1) đã được báo cáo là chủng vi khuẩn có lợi có thể kiểm soát chống lại V.parahaemolyticus gây bệnh AHPND[75].

Theo nghiên cứu của Timmerman và cộng sự (2004), tác dụng đồng thời của sự kết hợp StreptomycesBacillus mang lại hiệu quả hơn so với men vi sinh đơn dòng. Bởi vì hoạt động sinh học đáng chú ý của nhóm Bac-Strep là khả năng sản xuất một số enzyme và kháng sinh ngoại bào - có thể là một trong những nhân tố cải thiện hệ tiêu hóa ở tôm và phát huy một số tác dụng điều hòa miễn dịch [76], [77].Cùng với khả năng được biết đến của Bacillus là cải thiện hiệu suất tăng trưởng, hoạt động của enzyme tiêu hóa, đáp ứng miễn dịch, vi khuẩn có lợi và khả năng kháng bệnh của tôm [78].

Một nghiên cứu khác của Kumar và cộng sự (2014) cho thấy tác động hiệp đồng của hai loại vi khuẩn sinh học trong việc tăng cường sự phát triển, sinh hóa và đáp ứng miễn dịch của Litopenaeus vannamei. Chế độ ăn bổ sung pobiotic làm thay đổi hệ vi khuẩn đường tiêu hóa và tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn Vibrio harveyiLitopenaeus vannamei[79].

Trong nghiên cứu về tác dụng của Bacillus subtilis đối với sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của Litopenaeusvannamei (Zokaei Far và cộng sự, 2009) cho thấy B. subtilis sinh trưởng rất nhanh trong đường tiêu hóa của tôm có khả năng làm giảm số lượng Vibrio spp. trong đường tiêu hóa [80].

Ngoài ra, lên men vi sinh trong các chế phẩm sinh học tại ao nhằm duy trì mật độ vi sinh có lợi 104 -105 CFU/mLgóp phần hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND [58]. Theo nghiên cứu của Guo và cộng sự (2009),mật độ vi sinh thích hợp kiểm soát vi khuẩn có hại là ở 105 CFU/ml [61]. Tuy nhiên, liều lượng probiotic càng cao không đồng nghĩa với việc bảo vệ càng tốt [81]. Merrifield và cộng sự (2010) cho rằng mật độ thích hợp của các chủng vi sinh tùy thuộc vào chủng loài, trạng thái sinh lý, điều kiện nuôi trồng và nhu cầu cụ thể của việc nuôi trồng [82].

You và cộng sự (2007) cũng đã chứng minh Streptomyces albus có khả năng sản xuất các hợp chất ức chế và các chất chuyển hóa liên quan đến sự hình thành

màng sinh học của các tác nhân gây bệnh như Vibrio harveyi, V. vulnificus, và V. anguillarum [83].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát hiệu quả của probiotic đến các điều kiện môi trường và sức khỏe tôm trong ao nuôi (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)