Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành vào năm 1987, hồ được hình thành do việc đắp đập ngăn sông Đồng Nai, một trong những hạng mục chính của công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận xã Cây Gáo, huyện Vĩnh Cửu, cách thành phố Biên Hòa khoảng 35 km về phía Đông Bắc và có tọa độ 11°09′36″B - 107°08′24″Đ [15].
Đập được xây dựng bằng đất đá hỗn hợp, có chiều dài 420 m, chiều cao 37 m, đỉnh đập rộng 10 m, đập tràn bằng bê tông trọng lực dài 150 m có 8 khoang, mỗi khoang rộng 15 m với 8 cửa van được đóng mở bằng cần cẩu chân đế tải trọng 250 tấn. Ngoài ra, hồ Trị An còn có đập phụ suối Rộp, chiều cao lớn nhất 45 m, cao trình đỉnh đập 65 m [15].
+ Mực nước dâng bình thường là 62 m ứng với dung tích là 2.765 km3 và diện tích mặt hồ là 323 km2.
+ Mực nước chết 50 m ứng với dung tích chết là 218 km3 và diện tích mặt hồ là 63 km2.
+ Mực nước gia cường 64 m ứng với dung tích gia cường là 3.400 km3. + Dung tích hữu ích là 2.547 km3.
+ Chiều dài hồ theo lòng sông là 35 km. + Chiều rộng trung bình là 8 km.
+ Chiều sâu lớn nhất là 28 m [15].
Sông La Ngà đổ vào hồ Trị An một lượng nước khoảng 4,5 x 109 m3/năm, chiếm 1/3 tổng lượng nước hồ, mô đun dòng chảy năm là 351 s/km2. Đoạn sông La Ngà chảy trong tỉnh Đồng Nai dài khoảng 55 km, khúc khuỷu, nhiều ghềnh thác [15].
của năm. Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm từ 25,7 - 26,7oC. Mức độ chênh nhau giữa các năm không lớn. Chênh lệch nhiệt độ cao nhất giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất là 4,2oC. Nhiệt độ trung bình mùa khô từ 25,4 - 26,7oC, chênh lệch giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là 4,8oC. Nhiệt độ trung bình mùa mưa từ 26,0 - 26,8oC. So với mùa khô, mức dao động không lớn, khoảng 0,8oC. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ. Khu vực hồ Trị An, huyện Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất, trên 2.500 mm/năm. Mùa khô, tổng lượng mưa từ 210 - 370 mm. Mùa mưa, lượng mưa từ 1.500 - 2.400 mm, chiếm 86 - 88% lượng mưa của năm [15].
1.3.3.Đặc điểm thủy văn
Mùa mưa ở lưu vực sông Đồng Nai và La Ngà bắt đầu từ tháng 5, song mùa lũ chính thức bắt đầu từ tháng 7, chậm hơn so với mùa mưa khoảng hai tháng chính vì vậy vào tháng 7 lượng nước trong hồ Trị An mới dâng cao. Do nằm trong lưu vực trực tiếp đón gió mùa Tây Nam, nên lượng mưa khá phong phú, lượng mưa dồi dào, hệ số dòng chảy (µ) bình quân từ 0,4 - 0,5 vào loại khá so với khu vực phía Nam và trong cả nước. Số liệu thực đo trong những năm gần đây cho thấy mô đun dòng chảy năm của hồ Trị An là 36,4 l/s/km2 [15].
Để đánh giá hàm lượng phù sa trong nước sông, người ta thường dùng độ đục đơn vị hay độ ngậm cát (kí hiệu là r, đơn vị g/m3, hay kg/m3), đặc trưng này biến đổi rất mạnh theo thời gian. Về mùa lũ, nhất là các tháng đầu mùa mưa, nước sông rất đục, độ đục đơn vị và hàm lượng phù sa rất lớn. Ngược lại, vào mùa cạn, nước xuống thấp, vận tốc dòng nước nhỏ, nước trong có nơi nhìn thấy tận đáy, độ đục rất nhỏ có khi bằng 0. Độ đục của hồ Trị An thuộc vào loại nhỏ, bình quân năm biến đổi từ 30,8 - 40 g/m3, mùa lũ từ 47,3 - 55,8 g/m3, về mùa cạn từ 12,7 - 17,5 g/m3. Theo tính toán lưu lượng phù sa lơ lửng bình quân tại hồ Trị An là 24,1 kg/s. Hồ Trị An hoàn toàn không bị xâm nhập mặn [15].
2,2 - 5,6 mg/l vào thời điểm tháng 6 - 11 năm 1988). Trong những năm gần đây cho thấy, nước hồ Trị An được coi là khá sạch, độ pH từ 6,8 - 7,3 thuộc loại trung tính, hàm lượng các ion Fe2+, Fe3+ nhỏ (từ 0,1 - 0,3 mg/l), hàm lượng SO42-, Cl- ở mức thấp, độ cứng toàn phần của nước nhỏ, hàm lượng oxygen hòa tan (DO) từ 6,5 - 7,0 mg/l, mức độ ô nhiễm hữu cơ qua chỉ số oxy hóa học (COD, KMnO4) nhỏ hơn 3 mg/l [15].
Cho đến nay, hồ Trị An đã hình thành một môi trường nước tương đối ổn định, tạo nên mối quan hệ hữu cơ từ thủy sinh vật đến các thành phần thủy hóa. Chất lượng nước hồ sau những biến động tự nhiên của sự phân rã thảm thực vật đã ổn định, đủ tiêu chuẩn cho việc cấp nước sinh hoạt, thủy lợi và thủy sản [15].
1.3.4.Vai trò của hồ Trị An
Hồ Trị An được xây dựng với nhiều ý nghĩa quan trọng. Ngoài những lợi ích đã được đề cập tới trong nhiệm vụ của các công trình đầu mối (cung cấp điện năng, cung cấp nước tưới cho các diện tích canh tác ở hạ du, cấp nước cho công nghiệp và sinh hoạt,...), hồ còn có nhiều tác dụng khác như cải thiện điều kiện môi trường, giảm độ mặn ở hạ lưu sông Đồng Nai, phát triển nghề cá, du lịch,…[15].
Cung cấp điện năng: Công suất tổng cộng của bốn tổ máy 400 MW, trung bình hàng năm nhà máy thủy điện Trị An cung cấp cho các tỉnh thành phía Nam một sản lượng 1.760 x 106 kW/h, đứng thứ hai, sau nhà máy thủy điện Hòa Bình [15].
Phát triển nghề cá: hồ Trị An có mặt nước rộng, hồ không sâu, đáy hồ tương đối bằng phẳng, chất lượng nước bảo đảm, hội đủ điều kiện cho nghề nuôi cá nước ngọt phát triển, góp phần tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập và sinh kế cho người dân các khu vực lân cận. Cùng với việc thả hàng triệu cá giống các loại, hàng năm, ngành thủy sản tỉnh Đồng Nai khai thác được một khối lượng cá bình quân trên 3.000 tấn. Đây là một nguồn lợi lớn, nếu được đầu tư đúng mức, quản lí và khai thác tốt, hiệu quả sẽ tăng cao [15], [16].
Độ ẩm tương đối của không khí trong mùa khô cao hơn trước từ 3 - 4%, nhiệt độ tối thấp cũng cao hơn thời kì chưa có hồ từ 0,3 - 1,5oC,...[15].
Ngoài những lợi ích cơ bản nêu trên, hồ Trị An còn điều tiết nước trong mùa khô, đẩy lùi mặn về phía hạ lưu xa hơn, tạo cơ hội tốt cho việc tăng vụ ở các xã ven sông thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai [15].
Do hồ nằm ở nơi có độ cao từ 40 - 50 m so với mực nước biển, lại ở vào vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 65 km, trong hồ có nhiều đảo nhỏ, mặt nước rộng,... là điều kiện tốt cho ngành du lịch phát triển [15], [16].
1.4.CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
1.4.1.Các yếu tố thủy lí
Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường nước có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật. Nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn chức năng hô hấp, làm mất cân bằng pH trong máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, làm tổn thương bóng hơi của cá. Nhiệt trong môi trường nước ảnh hưởng đến nhịp độ sinh sản và phát triển của thủy sinh vật. Cùng với nồng độ muối, chế độ nhiệt trong thủy vực quyết định sự phân bố theo vĩ độ, theo thủy vực của thủy sinh vật [17].
Nhiệt độ nước trong một ngày đêm ở thủy vực thấp nhất vào lúc 2 - 5 giờ, cao nhất vào lúc 14 - 16 giờ, lúc 10 giờ nhiệt độ của nước gần nhất với nhiệt độ trung bình ngày. Là động vật biến nhiệt nên động vật thủy sản không có khả năng duy trì sự ổn định của nhiệt độ cơ thể do vậy bất cứ sự biến động nào của nhiệt độ nước cũng tác động đến chúng [17].
Độ mặn
Độ mặn (độ muối hay hàm lượng hòa tan của muối trong nước) được kí hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan
của các loài. Nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,6 ‰ trong khi nước biển có độ mặn trung bình khoảng 35 ‰.
Mayer, X.M., Ruprecht, J.K., Bari, M.A. [19] thì phân loại độ mặn như sau: - Nước ngọt: < 0,5 ‰
- Nước lợ: 0,5 - 2 ‰ - Nước mặn: 2 - 35 ‰ - Nước quá mặn: > 35 ‰ Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion. Các ion này thường là muối của kim loại như muối NaCl, KCl và các ion SO42– , NO3– , PO43–… Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion hòa tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện [17].
1.4.2.Các yếu tố thủy hóa
pH
pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng lớn, trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9,0. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. pH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, không sinh sản hay sinh sản ít [18].
“Nguồn: Quản lí chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt” [17]
Do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh và phiêu sinh thực vật nên pH sẽ thay đổi trong ngày, pH thấp nhất vào lúc 5 - 6 giờ sáng và tăng dần đạt đỉnh điểm vào lúc 14 - 15 giờ chiều.
Hàm lượng oxygen hòa tan
DO (Dissolved oxygen) của một nguồn nước là thông số biểu diễn hàm lượng oxygen hòa tan trong nguồn nước đó và thường được đo bằng lượng oxygen có trong một đơn vị thể tích (mg/l). Oxygen là nguyên tố quan trọng đối với thủy sinh vật nên hàm lượng oxygen hòa tan trong nước là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Nguồn nước có hàm lượng oxygen hòa tan cao thì ít khả năng ô nhiễm bằng nguồn nước có hàm lượng oxygen hòa tan thấp. Ở nhiệt độ thường, độ hòa tan tới hạn của oxygen trong nước đạt 8,0 mg/l. Khi DO giảm xuống khoảng 4 - 5 mg/l thì số lượng loài thủy sinh vật giảm mạnh. Nếu DO = 0 mg/l thì nước trở nên đen và có mùi hôi vì trong nước lúc này chỉ còn quá trình phân hủy yếm khí [17].
1.5.TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ Ở HỒ TRỊ AN
1.5.1.Ngư cụ khai thác
Tác giả Vũ Cẩm Lương, Lê Thanh Hùng (2009) [2] và Nguyễn Công Đức (2016) [12] đã thống kê các loại ngư cụ được phép khai thác thủy sản chủ yếu trên hồ Trị An được thể hiện qua bảng 1.3.
1 Nhóm lưới rê - lưới giăng Lưới rê 40 - 60 70 - 100 Cá Linh, cá Mè vinh, cá Chốt, cá Chép, cá Ét mọi… Tầng mặt Lưới ba màng 60 - 100 Cá Chép, cá Mè
vinh, cá Linh rìa,… 3 tầng nước Lưới rê cá
Cơm tầng mặt 10 Cá Cơm sông, cá Sơn xiêm,… Tầng mặt
2 Nhóm ngư cụ
kéo Cào gọng 24 - 40
Cá Chép, cá Mè
vinh, cá Rô phi,… Tầng đáy
3 Nhóm ngư cụ
chụp
Chài quăng 30 - 40 Cá Mè vinh, cá Rô
phi, cá Linh rìa,… 3 tầng
Chài rê 35 - 40 Cá Lăng, cá Chép, cá Mè vinh, cá Rô phi, cá Chốt,... 3 tầng 4 Nhóm ngư cụ đẩy Te (40 đèn led) 8 - 12 Cá Lìm kìm, cá Cơm sông, cá Sơn
xiêm, cá Chép,…
3 tầng
Te (1 đèn) 8 - 12
Cá Lìm kìm, cá Trèn bầu, cá Sơn xiêm, cá
Chép,… 3 tầng
5 Nhóm ngư cụ
câu Câu giăng
500 lưỡi câu
Cá Lóc đồng, cá Chép, cá Mè vinh,
cá Rô phi, cá Rô đồng, cá Lăng,… Tầng giữa, tầng đáy 6 Nhóm ngư cụ vó (không đèn)Vó 40 Cá Mè vinh, cá Rô phi, cá Trèn bầu, cá Chép, cá Lăng,… Tầng mặt, tầng giữa
7 Nhóm ngư cụ lưới vây - lưới rùng Lưới vây (giựt khơi) 40 Cá Chép, cá Mè vinh, cá Rô phi, cá
Cơm sông,… 3 tầng
Lưới rùng
kéo bãi 40
Cá Chép, cá Mè vinh, cá Rô phi, cá
Ba dong, cá Lăng,... 3 tầng Lưới vây đèn cá cơm 4 Cá Cơm sông, cá Sơn xiêm, cá Ba dong,… Tầng mặt, tầng giữa Lưới sò 4 Cá Bống,… Tầng đáy 8 Nhóm ngư cụ bẫy Bộ lợp tép Lợp tre Cá Bống, Tép,… Tầng đáy Bộ lợp
cá Rô phi 40 đồng, cá Rô biển,…Cá Rô phi, cá Rô Tầng đáy Bộ lợp
bát quái 14
Cá Bống, Tép, cá Mè vinh, cá Rô phi,
cá Ba dong,…
Tầng đáy
Lưới đăng 40
Cá Rô phi, cá Trê, cá Mè vinh, cá Chép, cá Lóc…
3 tầng Có 19 loại ngư cụ được dùng khai thác nguồn lợi thủy sản ở hồ Trị An, tùy theo các đối tượng khai thác, khu vực phân bố, kích thước khác nhau mà sử dụng các loại ngư cụ khác nhau sao cho phù hợp và thu hoạch hiệu quả cao nhất theo kinh nghiệm của ngư dân. Các ngư cụ đánh bắt ở các tầng nước khác nhau cho nên cá được khai thác gần như toàn diện các tầng của nước. Điều này đã gây áp lực không nhỏ đến thành phần và nguồn lợi các loài cá ở hồ Trị An, làm sản lượng đánh bắt ngày càng suy giảm.
2014 - 2017 có chiều hướng suy giảm được thể hiện qua bảng 1.4 [12].
Bảng 1.4. Sản lượng khai thác theo mùa giai đoạn năm 2014 - 2017
Sản lượng khai thác (kg/mùa) Mùa khô Mùa mưa
2014 2.686.216 1.153.493
2015 2.857.148 1.166.429
2016 2.552.665 1.117.187
2017 2.335.578 1.020.825
Sự biến động sản lượng khai thác giữa hai mùa là do vào mùa khô, mực nước hồ giảm mạnh, diện tích mặt nước đạt hữu hiệu cho hoạt động khai thác thủy sản trên hồ là 25.000 ha, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân dễ dàng khai thác vào mùa khô. Trong mùa mưa, lượng nước đầu nguồn đổ về nhiều nên diện tích nước tự nhiên tăng lên, cũng là mùa sinh sản của cá nước ngọt, do đó, việc khai thác không được thuận lợi như mùa khô [15].
1.5.3.Biến động về ngư dân và sản lượng khai thác thủy sản
Qua bảng 1.5 cho thấy sự biến động về sản lượng khai thác và số ngư dân khai thác giai đoạn từ năm 2009 đến 2017 được thu thập từ Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai [19].
Bảng 1.5. Sản lượng khai thác thủy sản ở hồ Trị An từ năm 2009 - 2017
Năm Sản lượng khai thác (tấn) Số ngư dân (người)
2009 3.486 936
2010 3.494 978
2011 3.187 1.034
2012 3.050 987
2017 3.356 1.218
Từ năm 2009 đến 2011 khi số ngư dân tăng lên thì sản lượng khai thác có dấu hiệu giảm nhẹ, nhưng giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2015 khi số lượng ngư dân tăng lên thì sản lượng tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2016, 2017 khi số ngư dân tăng lên nhưng sản lượng khai thác giảm, điều này chứng tỏ nguồn lợi thủy sản đã giảm sút do khai thác quá mức đang diễn ra trên hồ và cho thấy tình trạng tự phát do thiếu quy hoạch trong quản lí hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản trên hồ.
Các số liệu về sản lượng khai thác ở hồ Trị An chỉ mang tính chất tương đối, không có độ tin cậy cao vì công tác quản lí, thống kê sản lượng cá rất lỏng lẻo, hời hợt. Cán bộ quản lí thu thập không liên tục và không thường xuyên ở các bến cá, cũng như các chủ vựa cá báo cáo số liệu cho cán bộ điều tra không chính xác.
2.1.1.Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 11/2016 - 10/2018, bao gồm thời gian: nghiên cứu tài liệu, 16 đợt thu mẫu bao gồm: 8 đợt vào mùa khô và 8 đợt mùa mưa được thể hiện