Các yếu tố thủy hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ trị an, tỉnh đồng nai (Trang 36 - 37)

pH

pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng lớn, trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật như sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 - 9,0. Tác động chủ yếu của pH khi quá cao hay quá thấp sẽ làm thay đổi độ thẩm thấu của màng tế bào dẫn đến làm rối loạn quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài. Do đó, pH là nhân tố quyết định giới hạn phân bố của các loài thủy sinh vật. pH có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá. Cá sống trong môi trường có pH thấp sẽ chậm phát dục, không sinh sản hay sinh sản ít [18].

“Nguồn: Quản lí chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt” [17]

Do hoạt động quang hợp của thực vật thủy sinh và phiêu sinh thực vật nên pH sẽ thay đổi trong ngày, pH thấp nhất vào lúc 5 - 6 giờ sáng và tăng dần đạt đỉnh điểm vào lúc 14 - 15 giờ chiều.

Hàm lượng oxygen hòa tan

DO (Dissolved oxygen) của một nguồn nước là thông số biểu diễn hàm lượng oxygen hòa tan trong nguồn nước đó và thường được đo bằng lượng oxygen có trong một đơn vị thể tích (mg/l). Oxygen là nguyên tố quan trọng đối với thủy sinh vật nên hàm lượng oxygen hòa tan trong nước là một chỉ số quan trọng để đánh giá chất lượng nước. Nguồn nước có hàm lượng oxygen hòa tan cao thì ít khả năng ô nhiễm bằng nguồn nước có hàm lượng oxygen hòa tan thấp. Ở nhiệt độ thường, độ hòa tan tới hạn của oxygen trong nước đạt 8,0 mg/l. Khi DO giảm xuống khoảng 4 - 5 mg/l thì số lượng loài thủy sinh vật giảm mạnh. Nếu DO = 0 mg/l thì nước trở nên đen và có mùi hôi vì trong nước lúc này chỉ còn quá trình phân hủy yếm khí [17].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài cá ở hồ trị an, tỉnh đồng nai (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)