Mùa vụ khai thác
Qua thực tế điều tra, phỏng vấn cho thấy với nhóm ngư dân sinh sống gần bờ hồ, chủ yếu sống bằng nghề cá, đánh bắt thủy sản đây là người khai thác và cung cấp thủy sản chính cho người tiêu dùng thì thời vụ khai thác là quanh năm. Đối với một số
Đối tượng khai thác
Đối với ngư dân sinh sống chủ yếu bằng nghề cá thì họ đánh bắt hầu hết các loại cá thu được trong mẻ lưới. Phổ biến ở các hộ đánh bắt bằng dụng cụ lưới kéo, lưới vét, ghe te,… với kích cỡ mắt lưới nhỏ, họ tận thu tất cả những gì đánh bắt được. Ngoài ra, một số ngư dân chuyên tập trung đánh bắt một vài loài thủy sản như chuyên đánh bắt cá Trắm, cá Trôi, cá Chép, cá Mè, cá Hoàng đế; có đội chuyên đánh bắt cá Cơm sông, cá Lìm kìm, cá Bống,… Cũng có những câu thủ chuyên câu một loại cá nhất định như cá Lăng, cá Lóc đồng, cá Rô đồng, cá Chạch,… Sự chuyên biệt đánh bắt các đối tượng này chủ yếu do nguồn lợi cá suy giảm, số lượng ít, khó đánh bắt nên người đánh bắt phải tập trung để đánh bắt hiệu quả hơn.
Thực trạng ngư cụ đánh bắt
Số lượng các ngư cụ đánh bắt chính ở hồ Trị An cũng như mắt lưới thực tế được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Ngư cụ chính khai thác cá và mắt lưới thực tế ở hồ Trị An
STT Nhóm
ngư cụ Loại ngư cụ
Mắt lưới 2a (mm) theo quy định [36] Mắt lưới 2a (mm) thực tế 1 Nhóm lưới rê - lưới giăng Lưới ba màng 60 - 100 40
Lưới rê cá cơm
tầng mặt 10 5 2 Nhóm ngư cụ đẩy Te (40 đèn led) 8 - 12 4 Te (1 đèn) 8 - 12 4 3 Nhóm ngư cụ lưới vây - lưới rùng Lưới vây đèn cá cơm 4 2 Lưới sò 4 2 4 Nhóm ngư cụ bẫy Bộ lợp cá Rô phi 40 10
Theo Ban Quản lí khu Bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai cho biết có khoảng 130 hộ đăng kí ngư cụ ghe te để khai thác cá trong hồ. Một điều đáng lưu ý, nhóm ngư cụ đẩy - ghe te, ngư dân kết hợp dùng điện để khai thác vì thế họ chỉ hoạt động vào ban đêm để tránh sự kiểm soát của kiểm lâm. Khi gặp kiểm lâm đi tuần tra vào ban đêm, ngư dân sẽ tháo những dụng cụ điện bỏ xuống hồ. Cách thức hoạt động của ghe te ảnh hưởng rất lớn đến các ngư cụ khác và quan trọng hơn hết ảnh hưởng rất nặng nề đến nguồn lợi thủy sản.
Hình 3.2. Ghe te đậu ở bến cá ấp Bến Nôm, Phú Cường (30/12/2016, 27/5/2017 và 14/7/2018)
không gặp hoặc ít gặp. Một số loài trước đây đánh bắt với sản lượng lớn nhưng hiện nay chỉ đánh bắt những loài cá có kích thước vừa và nhỏ.
Nghề cá và những khó khăn của cộng đồng ngư dân
Về lao động: Kết quả điều tra, phỏng vấn và thống kê được khoảng 400 - 500 hộ tham gia khai thác. Cơ cấu nhóm tuổi của lực lượng khai thác hầu hết từ 20 - 60 tuổi. Người dân tham gia khai thác chủ yếu sống định cư gần bờ, còn nhóm ngư dân sống trên hồ chủ yếu là nuôi cá lồng bè khoảng 500 - 600 hộ, kéo dài từ đầu sông La Ngà cho đến suối Reo.
Cảng hoặc bến cá địa phương: Đối với nghề khai thác cá, chỉ một vài bến cá như bến cá Phú Cường, bến cá Mã Đà,… có lượng ghe thuyền tập trung nhiều, tuy nhiên cơ sở vật chất cũng rất kém. Còn lại, chủ yếu ngư dân tập trung thành những nhóm nhỏ, cá khai thác được bày bán trong các chợ địa phương, tại nhà ngư dân hoặc có thương lái đến tận nơi ngư dân khai thác để thu mua.
Những khó khăn của cộng đồng ngư dân
Đối với ngư dân khai thác cá: thu nhập thấp, trình độ văn hóa thấp, không có vốn để chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và không có tài sản cố định để thế chấp ngân hàng.
Đối với các hộ nuôi cá lồng bè: Cá lồng bè nuôi chủ yếu là cá Điêu hồng
Oreochromis mossambicus x O. niloticus , cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus , cá Chép Cyprinus carpio,… nguy cơ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản cao nên nhiều hộ không dám đầu tư phát triển mạnh, nhiều hộ không đủ vốn và không có nhiều kĩ thuật nuôi nên không dám đầu tư nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Hô
Catlocarpio siamensis, cá Thát lát Notopterus notopterus, cá Lăng vàng Mystus wolffii, cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis … Một số hộ được đào tạo, tập huấn về kĩ thuật thì lại gặp khó khăn về nguồn vốn để đầu tư trang thiệt bị, con giống và nguồn thức ăn.
cấp điện năng. Tuy nhiên, ảnh hưởng đến sự phân bố cá, lượng cá rất hạn chế ở khu vực gần công trình thủy điện. Ở khu vực đảo Ó, Đồng Trường, Đập Tràn, ngư dân khai thác chủ yếu chỉ một vài loài như cá Rô phi Oreochromis niloticus.
Do khai thác nguồn lợi quá mức
Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản: Gia tăng dân số là nguyên nhân chính dẫn đến việc khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Do khai thác nhiều năm hoặc kinh nghiệm được truyền dạy trong gia đình, nên các hộ ngư dân có khả năng nhận biết thời gian sinh đẻ, địa điểm khai thác được cá, phương pháp và ngư cụ đánh bắt đạt hiệu quả để tận thu tất cả. Vì vậy, các loài cá, đặc biệt là những loài cá có giá trị kinh tế cao và quý hiếm càng bị khai thác với cường độ cao và tập trung khai thác mạnh vào mùa sinh sản làm cho nguồn lợi cá bị suy giảm nghiêm trọng và không kịp khôi phục lại số lượng quần thể. Một số loài cá như cá Leo Wallago attu, cá Chạch quế
Macrognathus aculeatus, cá Mè hoa Hypophthalmichthys nobilis, cá Còm Chitala ornata, cá Ét mọi Morulius chrysophekadion,… những năm gần đây số lượng rất ít.
Khai thác bừa bãi cát, sỏi trong lòng hồ: Hiện nay, có một số địa điểm khai thác cát, sỏi như gần ấp Bến Nôm, chưa có dẫn liệu tổng hợp vì các cơ sở khai thác cát thuộc quân đội nhưng ước tính có tới hàng trăm tấn cát, sỏi được khai thác làm vật liệu xây dựng. Việc khai thác cát, sỏi có thể dẫn đến những tác hại nguy hiểm, biến đổi lòng hồ. Điều đó làm xáo trộn, phá hủy nơi cư trú của nhiều loài thủy sản.
vệ nguồn lợi cá thì đa số người được phỏng vấn không cho ý kiến hoặc không quan tâm. Qua đó cho thấy, nhận thức của ngư dân về vấn đề bảo vệ cá còn hạn chế.
Hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng, họ chưa biết về Luật Thủy sản, hoặc các quy định về kích thước mắt lưới, đối tượng cần bảo vệ, đối tượng cấm khai thác, ngư cụ cấm sử dụng. Tuy nhiên, một số người dân mặc dù đã biết nhưng không thực hiện, chẳng hạn như khai thác cá bằng ghe te và có sử dụng điện. Do vậy, vẫn xảy ra hiện tượng vi phạm trong khai thác thủy sản.
Ngoài ra, còn một số yếu tố ảnh hưởng khác như động vật ngoại lai di nhập vào hồ. Việc du nhập không kiểm soát được các loài sinh vật ngoại lai từ các nguồn khác nhau đã gây ra nhiều khó khăn cho các nhà quản lí, nhưng điều quan trọng hơn là nó đã trở thành loài xâm hại, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như cá Lau kiếng Hypostomus punctatus, cá Hoàng đế Cichla ocellaris,… Trong đó, cá Hoàng đế Cichla ocellaris có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất, cá Hoàng đế là loài ăn thịt, chúng bắt mồi nhờ vào tốc độ truy đuổi nhanh. Ở Việt Nam, thức ăn của chúng thường là các loài cá nhỏ như cá Mè vinh, cá Trắng, cá Lòng tong đá... Với cách tấn công con mồi nhanh, gọn là nguy cơ tiềm ẩn về một số loài bản địa bị tuyệt chủng chỉ còn là vấn đề thời gian. Theo điều tra và phỏng vấn thì loài cá này du nhập vào năm 2006, đến nay đã phát triển mạnh mẽ và trở thành cá thương phẩm được bày bán ở các chợ và thương lái thu mua với giá khoảng 40.000 - 100.000 đồng/kg.
3.4.ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ
Hồ Trị An là nơi cư trú quan trọng để sinh sản, sinh trưởng và phát triển của các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Khu hệ cá ở hồ khá đa dạng và phong phú. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn lợi cá ở hồ Trị An suy giảm nhanh chóng do khai thác bừa bãi, không hợp lí. Chính vì vậy, để bảo vệ nguồn lợi cá, chúng tôi đề xuất 3 nhóm giải pháp sau:
định (mắt lưới quá nhỏ, ghe te, chích điện, chất hóa học,…) mang tính chất tận diệt, giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…
Bảo vệ các hệ sinh thái và sinh cảnh tự nhiên để duy trì và phát triển các loài trong điều kiện môi trường tự nhiên. Ngoài ra, cần phải thiết lập các vùng không khai thác hoặc hạn chế đánh bắt, thời gian cấm hoặc hạn chế đánh bắt nhằm bảo vệ các đối tượng khai thác cũng như các thời kì và giai đoạn thiết yếu trong đời sống của chúng (giai đoạn đẻ trứng, giai đoạn trứng, ấu trùng, con non,...).
Tiến hành bảo tồn các loài ngoài sinh cảnh tự nhiên. Bảo tồn các nguồn gen cá quý hiếm đang có nguy cơ biến mất. Do một số loài cá có giá trị đặc biệt suy giảm nên có thể kết hợp thả lại giống nhằm khôi phục số lượng quần thể của chúng.
Một số loài cá quý, có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng ở hồ Trị An có thể áp dụng biện pháp bảo tồn này như cá Thát lát, cá Hô, cá Chạch, cá Ét mọi, cá Lăng vàng, cá Mè hoa,… Hiện nay, trại cá giống Tân Vạn, Đồng Nai đã tiến hành nuôi dưỡng và cho sinh sản nhân tạo thành công các loài cá Mè hoa, cá Thát lát, cá Hô,… Đây là tín hiệu khả quan cho việc lưu trữ và bảo tồn nguồn gen cá quý hiếm, cũng như cung cấp nguồn giống thả vào môi trường tự nhiên.
Khu bảo tồn khi được thực hiện hiệu quả sẽ có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến các khu vực khác.
3.4.2.Khai thác hợp lí nguồn lợi cá
Tài nguyên cá được xem là nguồn tài nguyên vô tận là khi chúng ta biết khai thác một cách hợp lí, hiệu quả và biết bảo tồn, phát triển. Để hiệu quả cần thực hiện các yêu cầu sau:
Khai thác cá có kích thước lớn, trưởng thành.
Không đánh bắt cá bố mẹ trong mùa sinh sản và không đánh bắt cá bột. Không dùng ngư cụ: ghe te, lưới vét,…
đáp ứng nhu cầu xã hội. Hồ Trị An có diện tích bề mặt lớn, chất lượng nước sạch, dinh dưỡng cao, nguồn nước được cung cấp dồi dào. Đây là yếu tố thuận lợi để người dân và các doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là các loài cá địa phương, nhằm giảm áp lực lên khai thác nguồn cá tự nhiên, đồng thời đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Hiện tại, khu vực đầu hồ, sông La Ngà có khoảng 500 - 600 hộ nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên, các hộ chỉ tập trung nuôi một vài loài như cá Điêu hồng, cá Rô phi, cá Chép,… cần đa dạng các loài cá như cá Lóc, cá Rô đồng, cá Thát lát, cá Tra,… để nhằm đáp ứng nhu của xã hội.
3.4.3.Nâng cao năng suất sinh học cá
Để nâng cao năng suất sinh học cá ở hồ Trị An có thể áp dụng các giải pháp: Đảm bảo điều kiện thuận lợi cho tái sản xuất số lượng cá thể của quần thể
Cần tiến hành nghiên cứu áp dụng các phương pháp sinh sản nhân tạo của các loài cá địa phương để tạo ra nguồn cá giống trả lại cho môi trường tự nhiên đối với những loài có số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Việc thả lại giống và làm giàu cho hồ Trị An bằng những loài cá địa phương có giá trị kinh tế cao được xem là biện pháp hữu hiệu để phục hồi kích thước quần thể của những loài cá đang suy giảm nghiêm trọng, trước nguy cơ tuyệt chủng như cá Hô, cá Nàng hai, cá Ét mọi,…
Du nhập những đối tượng mới có giá trị kinh tế cao
Một trong những biện pháp hiệu quả để nâng cao năng suất và làm giàu cho sự đa dạng loài ở hồ Trị An là di nhập những loài cá có giá trị kinh tế cao như cá Lăng nha đuôi đỏ Hemibagrus microphthalmus, cá Chép giòn Cyprinus carpio, cá Heo nước ngọt Botia modesta,…Tuy nhiên, cần phải lưu ý, khi du nhập các loài cá có nguồn gốc ngoại lai cần phải nghiên cứu thử nghiệm để tránh các hậu quả xấu đến đa dạng sinh học và môi trường sống như cạnh tranh về nơi cư trú, nguồn thức ăn, tiêu diệt các loài địa phương, mang đến kí sinh trùng, dịch bệnh,…
cá. Đây cũng là cơ sở pháp lí thiết yếu điều phối hoạt khai thác tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển kinh tế xã hội.
Theo Điều 4, Luật Thủy sản thì nguyên tắc trong hoạt động nghề cá là phải đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên [37].
Theo Điều 8, Luật Thủy sản thì Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, loài có giá trị kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa học để có biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đầu tư sản xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi [37].
Theo Điều 11, Luật Thủy sản về nguyên tắc khai thác thủy sản thì khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Và sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác có kích cỡ phù hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác [38].
Để những điều luật phát huy hiệu lực cần thực hiện: Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện và quản lí của các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng nhận thức và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của quần chúng, có sự tham gia quản lí của cộng đồng hay nhà nước và nhân dân đồng quản lí đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững [37].
1. Về thành phần loài: chúng tôi thu được 53 loài thuộc 40 giống, 20 họ, 7 bộ; trong đó, 44 loài là cá bản địa, chiếm 83,02%; 9 loài cá nhập nội, chiếm 16,98%; bổ sung 22 loài, 11 giống, 4 họ cho công trình nghiên cứu trước đây tại hồ Trị An; bổ sung 4 loài cho công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở hệ thống sông Đồng Nai; phát hiện 3 loài (cá Còm, cá Hô, cá Ét mọi) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tính đến nay, hồ Trị An phát hiện có tất cả 61 loài, 45 giống, 21 họ và 8 bộ.
2. Về tình hình nguồn lợi: Trong tổng số 53 loài cá ở hồ Trị An thì có 33 loài cá có giá trị thương phẩm, 22 loài có giá trị làm cảnh, 4 loài có giá trị làm thuốc.
3. Về chất lượng nước: Một số thông số chất lượng nước ở hồ Trị An (nhiệt độ, pH, độ mặn, độ dẫn điện, oxygen hòa tan) thuộc giới hạn cho phép “Quy chuẩn