Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường nước có sự ảnh hưởng lớn đến đời sống thủy sinh vật. Nhiệt độ thay đổi làm thay đổi tốc độ trao đổi chất, rối loạn chức năng hô hấp, làm mất cân bằng pH trong máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu, làm tổn thương bóng hơi của cá. Nhiệt trong môi trường nước ảnh hưởng đến nhịp độ sinh sản và phát triển của thủy sinh vật. Cùng với nồng độ muối, chế độ nhiệt trong thủy vực quyết định sự phân bố theo vĩ độ, theo thủy vực của thủy sinh vật [17].
Nhiệt độ nước trong một ngày đêm ở thủy vực thấp nhất vào lúc 2 - 5 giờ, cao nhất vào lúc 14 - 16 giờ, lúc 10 giờ nhiệt độ của nước gần nhất với nhiệt độ trung bình ngày. Là động vật biến nhiệt nên động vật thủy sản không có khả năng duy trì sự ổn định của nhiệt độ cơ thể do vậy bất cứ sự biến động nào của nhiệt độ nước cũng tác động đến chúng [17].
Độ mặn
Độ mặn (độ muối hay hàm lượng hòa tan của muối trong nước) được kí hiệu S‰ (S viết tắt từ chữ salinity - độ mặn) là tổng lượng (tính theo gram) các chất hòa tan
của các loài. Nước ngọt có độ mặn thấp hơn 0,6 ‰ trong khi nước biển có độ mặn trung bình khoảng 35 ‰.
Mayer, X.M., Ruprecht, J.K., Bari, M.A. [19] thì phân loại độ mặn như sau: - Nước ngọt: < 0,5 ‰
- Nước lợ: 0,5 - 2 ‰ - Nước mặn: 2 - 35 ‰ - Nước quá mặn: > 35 ‰ Độ dẫn điện
Độ dẫn điện của nước liên quan đến sự có mặt của các ion. Các ion này thường là muối của kim loại như muối NaCl, KCl và các ion SO42– , NO3– , PO43–… Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion hòa tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện [17].