Vườn quốc gia Xuân Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 35 - 38)

a. Vị trí địa lý

(Nguồn ảnh mạng)

Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm ở điểm cuối của dẫy Hoàng Liên Sơn, thuộc địa phận huyện Tân Sơn – Phú Thọ. Cách Hà Nội 140 km; cách Việt Trì 80 km.

- Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn. - Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà

Bình).

- Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình). - Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.

Tọa độ địa lý: Từ 21°03' đến 21°12' vĩ ắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh đông

Tổng diện tích: 15.048 ha; được phân chia thành 3 phân khu: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 9.099ha

- Phân khu phục hồi sinh thái: 5.737 ha - Phân khu dịch vụ hành chính: 212 ha

b. Địa hình

Địa hình Vườn Quốc gia Xuân Sơn có độ dốc lớn với nhiều chỗ dốc, núi đất xen núi đá vôi, cao dần từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc. - Kiểu địa hình núi trung ình, độ cao ≥ 700m, chiếm khoảng 30% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386m, núi Ten 1.244m, núi Cẩn 1.144m; - Kiểu địa hình núi thấp và đồi, độ cao < 700m, chiếm khoảng 65% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, phần lớn là các dãy núi đất, có xen lẫn địa hình caster, phân bố phía Đông và Đông Nam Vườn, độ dốc trung bình từ 25 - 300 , độ cao trung bình 400m; - Địa hình thung lũng, l ng chảo và dốc tụ, chiếm khoảng 5% tổng diện tích tự nhiên của Vườn, nằm xen giữa các dãy núi thấp và trung bình, phần lớn diện tích này đang được sử dụng canh tác nông nghiệp.

c. Đa dạng sinh học

Theo thống kê ước đầu, Vườn quốc gia Xuân Sơn có 1.179 loài thực vật có mạch thuộc 650 chi và 175 họ trong đó có 52 loài thuộc ngành Quyết và ngành Hạt trần. Có 91 loài cá, 75 loài bò sát và lưỡng cư, 241 loài chim, 76 loài thú.

Nằm trong khu vực giao tiếp của hai luồng thực vật Mã Lai và Hoa Nam, hệ thực vật ở Xuân Sơn có các loài re, dẻ, sồi và mộc lanchiếm ưu thế. Ngoài ra, ở Xuân Sơn c n có các loài tiêu iểu cho khu vực Tây Bắc như táu muối, táu lá duối, sao mặt quỷ và chò chỉ, chò vảy, nghiến, dồi, vầu đắng, kim giao (rừng chò chỉ ở Xuân Sơn là một trong những rừng chò chỉ đẹp và giàu nhất miền Bắc). Xuân Sơn c n là kho giống bản địa, kho cây thuốc khổng lồ, đặc biệt là cây rau sắng mọc tự nhiên có mật độ cao nhất miền Bắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)