Phương pháp thu mẫu và bảo quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 44 - 46)

a. Phƣơng pháp thu mẫu

- Vị trí lấy mẫu: Mẫu nấm được lấy ngẫu nhiên tại các độ cao khác nhau, những khu vực có cây lâu năm, dưới gốc cây, trên thân cây, thân gỗ mục và chủ yếu dọc theo các trục đường di chuyển chính trong rừng tại khu vực nghiên cứu.

- Thời gian thích hợp lấy mẫu: Các mẫu nấm được tiến hành lấy vào các tháng 4, 5, 6, 7, 8 đây là khoảng thời gian nấm sinh sản và phát triển mạnh, và nên lấy các mẫu nấm sau mưa khoảng 2-3 ngày vì thời tiết mưa xong nấm sẽ phát triển rất nhanh.

- Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lấy mẫu.

- Khi phát hiện mẫu nấm lấy máy ảnh chụp ảnh toàn bộ cây nấm (gồm mũ nấm, lỗ nấm, cuống nấm) và sinh cảnh khu vực có mẫu nấm. Chụp cùng thước kẻ để có thể đo nhanh kích thước của nấm.

- Quan sát và ghi chép nhanh các đặc điểm bên ngoài của nấm là: màu sắc, mặt mũ nấm, mặt lỗ nấm và các phần phụ (có vảy, lông, có nhầy dính, biến màu…), môi trường sống xung quanh nấm, các đặc điểm tự nhiên, sinh cảnh tại khu vực lấy mẫu. Có thể ghi nhanh tên mẫu nếu biết tên của mẫu nấm.

- Tiếp đến, tiến hành thu mẫu: Để thu mẫu ở trên gỗ phải dùng dao nhọn hay rìu để tách nấm ra khỏi giá thể. Khi tách cần lấy cả một phần nhỏ mẫu gỗ mà nấm sống trên đó và chú ý quan sát xem nấm có tạo nên thể hình rễ, hạch nấm dưới vỏ hay trong gỗ không. Nếu nấm mọc trên đất thì cần lấy cả rễ và loại bỏ bớt đất đi. Không lấy những mẫu bị hư hỏng.

- Mẫu được cho vào giấy bạc gói cẩn thận tránh để mẫu bị dập nát hoặc bào tử lẫn lộn vào nhau trong quá trình đưa về phòng thí nghiệm, sau đó cho vào hộp nhựa đậy kín nắp, tiến hành dán nhãn, đánh số cho mẫu.

Lưu ý:

+ Khi thu mẫu phải thu thập hết số mẫu không nên bỏ sót mẫu khi thu thập, thu mẫu với tất cả các kích thước, cả còn non lẫn trưởng thành, nếu mẫu là loài phổ biến với số lượng lớn, cần thu với lượng thích hợp.

+ Những mẫu nấm có kích thước nhỏ, dễ gãy vỡ được đựng riêng trong các lọ nhỏ, hộp nhựa...

+ Không lấy mẫu nấm Linh chi có kích thước dưới 2cm.

+ Không dùng túi nilon để đựng mẫu vì nó không thoát khí và hơi nước, tạo điều kiện thuận lợi cho mốc và vi khuẩn phát triển và dễ làm gãy, nát mẫu.

+ Những mẫu đã quá già hoặc bị côn trùng phá hoại, không được thu thập lẫn vào mẫu khác để tránh lây lan, phá hỏng các mẫu nấm khác.

+ Trường hợp mẫu là loại hiếm và không còn mẫu nào khác, có thể thu và để riêng sau đó xử lý đặc biệt trong phòng thí nghiệm.

b. Khảo sát đa dạng sinh học nấm

Theo Lê Thanh Huyền (2015), các quy trình cơ ản tiến hành điều tra nấm ngoài thực địa theo các chuẩn quốc tế được nêu ra theo mẫu đính kèm ở phụ lục 1. Các mẫu nấm thu được trong nghiên cứu này được phân tích một số đặc điểm tại thực địa dựa theo mẫu này [8].

c. Xử lý mẫu

Các mẫu nấm mới thu thập chưa kịp phân tích cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, trong tủ lạnh 4°C không quá một ngày hay phơi khô. Sau khi mẫu được phân tích, sấy khô bằng máy sấy hoa quả ở nhiệt độ trong khoảng 40 – 45oC. Khi mẫu khô được chuyển sang bảo quản lâu dài trong túi bóng dán kín miệng túi cùng gói hút ẩm và dán nhãn đầy đủ phía ngoài túi bảo quản mẫu (ghi rõ tên khoa học, người thu mẫu, vị trí, mọc gần hay trên những cây thực vật nào, ngày thu mẫu và ký hiệu số mẫu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 44 - 46)