Kết quả phân lập lần thứ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 60 - 62)

Mục đích của việc phân lập các chủng nấm đã thu thập là để cấy được hệ sợi thuần nhất của chúng, từ đó mới có dịch chiết để nghiên cứu khả năng kháng khuẩn với các VSV kiểm định.

Đổ 40mL môi trường PDA vào đĩa petri Φ = 90mm vô trùng, sau đó tách phần lỗ nấm có chứa ào tử vào đĩa, giữ trong tủ ấm ở nhiệt độ 32o

C. Trong quá trình theo dõi sự phát triển của chủng nấm thuộc chi

Ganoderma, chúng tôi nhận thấy đã có sự xuất hiện và phát triển của các sợi

nấm từ các điểm cấy. Sau 3-7 ngày, một số mẫu đã lên hệ sợi (hình 3.11). Đường kính của khuẩn lạc hệ sợi phát triển trên môi trường phân lập sau 5 ngày được ghi nhận trong ảng 3.1.

(Nguồn gốc ảnh của tác giả)

Hình 3.11: Kết quả phân lập lần thứ nhất từ các mẫu bào tử

(Thước đo 10mm)

Bảng 3.1: Đƣờng kính của hệ sợi nấm sau 5 ngày nuôi cấy lần thứ nhất STT Mẫu phân lập lần thứ nhất Đƣờng kính (mm)

1 Ganoderma aff. brownii 15-16

2 Ganoderma sp.1 21-25

3 Ganoderma aff. philippi 25-30

Qua ảng 3.1, chúng ta có thể thấy từ mỗi mẫu nấm hệ sợi phát triển không đồng đều cả về cấu trúc lẫn kích thước hệ sợi. Đường kính của khuẩn lạc của các mẫu nấm cấy từ 15 – 30mm. Trong đó, mẫu Ganoderma aff.

philippi có đường kính lớn nhất từ 25 – 30mm. Sở dĩ có sự khác nhau như vậy

là do các mẫu nấm trên được lấy ở các vị trí khác nhau. Ngoài ra, hệ sợi lên mạnh nhất khi quả thể đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển yếu khi quả thể non hoặc già.

Hình ảnh soi kính hiển vi hệ sợi từ một mẫu cấy lần thứ nhất được thể hiện trong hình 3.12.

(Nguồn gốc ảnh của tác giả)

Hình 3.12: Hình ảnh kính hiển vi của hệ sợi phát triển từ mẫu cấy

Ganoderma aff. philippi lần thứ nhất (Thƣớc đo 10mm)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 60 - 62)