Phương pháp phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 47 - 49)

a. Phân tích hình thái bên ngoài

Hình thái bên ngoài của loài nấm lớn khi c n tươi được mô tả dựa trên hình thái quả thể mũ nấm, màu sắc của mũ, lá và cuống nấm, kích thước (chiều cao của nấm, chiều rộng mũ nấm), đặc điểm chi tiết của thân, mũ và lá, số seri của lá nấm, mùi vị và nhựa (nếu có). Đặc điểm của quả thể khi còn non, trưởng thành và già (nếu có) được ghi nhận. Nhựa nấm chảy ra từ quả thể (nếu có) được thu lại bằng giấy trắng hoặc khăn giấy trắng và ghi lại chính xác màu sắc của nhựa.

Màu sắc: là một trong những yếu tố rất quan trọng trong việc định loại

loài, vì vậy việc ghi lại nhanh màu sắc của nấm khi vẫn ở trên giá thể là việc hết sức cần thiết vìmàu sắc của nấm thay đổi rất nhanh sau khi thu và bảo quản trong hộp. Bên cạnh đó, quá trình thay đổi của mũ nấm có màu sắc của v ng đồng tâm và các đặc điểm trong điều kiện rừng khô thì có thể một số quả thể có mũ nấm màu nhạt hơn và thay đổi màu sắc. Một số loài nấm có thể thay đổi màu khi quả thể bị cắt làm đôi và đặc điểm này cũng cần được ghi chú lại. Tất cả màu sắc của mũ (pileus), lá (lamella), cuống (stipe) đều được ghi lại từ quả thể non đến quả thể già và đến khi quả thể khô lại [8].

Lƣu ý: Màu sắc của nấm phải được mô tả dưới điều kiện ánh sáng ban ngày và theo sách hướng dẫn sắc độ màu của Kornerup và Wanscher [36].

Đặc điểm bề mặt: Mũ và cuống nấm có thể xù xì hoặc nhẵn bóng hoặc

nhăn, có rãnh hay khía, khô, dày hoặc mỏng, v ng đồng tâm (zone), ... Tất cả những đặc điểm trên đều phải được quan sát và ghi lại rõ ràng và cụ thể [8].  Phiến nấm đính và cấu trúc: Phiến nấm ngắn hay dài tới cuống nấm hay

gọi là phiến nấm đính tự do hay cố định. Đây cũng là một trong những đặc điểm giúp phân loại loài. Ngoài ra, phiến nấm có nhánh (số seri >1) hay không có nhánh (số seri = 1) được tìm thấy ở rất nhiều loài khác nhau [8].

Nếm và ngửi: Mỗi một loài nấm có mùi vị đặc trưng riêng, có nhiều loài

có mùi mạnh, thường có vị cay hay vị dịu, đắng, chát hoặc chỉ hơi cay cay. Ở nhiều loài nấm có mùi tanh và một số loài có mùi vị dịu hoặc thơm [8].

b. Phân tích các dẫn liệu hiển vi

Kỹ thuật soi kính hiển vi:

- Nhỏ 3 giọt nước cất nhỏ lên lam kính, sau đó xắt 3 mẩu nhỏ mẫu ở lá, mũ và cuống nấm cấy lần lượt lên mỗi giọt nước, lấy dao lam dầm nát mẫu nấm, tiếp tuc lấy lamen kính đậy lên, ấn nhẹ để làm nát mẫu lần nữa.

- Quan sát tiêu bản mẫu ở vật kính x4, x10 và x40. Tiếp đó, nhỏ 1 giọt dầu soi kính (Immersion oil) lên tiêu bản để soi mẫu ở vật kính x100.

Lƣu ý: Khi soi kính với dầu ở vật kính x100, chỉ được phép quay lại quan sát ở vật kính (x4) và (x100).

Những dẫn liệu hiển vi cần xác định:

- Bào tử (tại lá nấm): Kích thước, hình dạng, màu sắc, cấu trúc (thành dày hay mỏng, có giọt nội chất hay không, nội chất có màu hay không màu, giữa hai lớp có tầng cột chống hay không);

- Đảm - Basidia (tại lá nấm): Kích thước, hình dạng, có bao nhiêu sừng, màu sắc, cấu trúc (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không bắt màu);

- Cystidia (tại lá nấm): Kích thước, hình dạng, xuất hiện nhiều hay ít, màu sắc, cấu trúc (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không bắt màu); - Cấu trúc hệ sợi Pellis (Pileipellis (tại mũ nấm); Stipitipellis (tại thân nấm)): Kích thước, hình dạng, phân nhánh hay không phân nhánh, không có vách ngăn hay có vách ngăn, cấu trúc sợi (thành dày hay mỏng, nội chất bắt màu hay không), kiểu mối kẹp liên kết (Clamp connection).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của một số loài thuộc chi nấm ganoderma (Trang 47 - 49)