Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 26 - 41)

1.2.2.1. Khái niệm giải quyết

Theo từ điển tiếng Việt thì “Giải quyết” là “Làm cho không còn thành vấn đề nữa - tức là làm cho thoát khỏi cái đang trói buộc. Ví dụ: giải quyết nạn kẹt xe, giải quyết vấn đề chưa được giải quyết (Hoàng Phê, 1992). Còn từ điển Hán việt xem “Giải quyết” là quyết định biện pháp để loại bỏ bế tắc (Vĩnh Cao, Nguyễn Phố). Theo hai cách hiểu này thì “Giải quyết” là hoạt động để làm cái gì đó. Hoạt động có thể diễn ra bên trong (hoạt động tư duy), nhưng cũng có thể diễn ra bên ngoài (hoạt động thực tiễn). Hơn nữa, “Giải quyết”cái gì đó, thì “cái gì đó” chính là đối tượng của của “Giải quyết”- là một vấn đề đang tồn tại. Như vậy, “Giải quyết” chính là giải quyết một vấn đề đang tồn tại- là tìm ra giải pháp để tháo gỡ, thay đổi vấn đề đang tồn tại đó.

Trong khi đó “Giải quyết vấn đề” được nhiều tác giả nghiên cứu. Đa số các tác giả đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của con người. Cùng quan niệm này có các tác giả tiêu biểu sau :

Goldstein và Lewin (1987) xác định ý nghĩa của giải quyết vấn đề như là một phương pháp luận của quá trình tư duy để giải quyết vấn đề. Nadine Revheima (2004) có đưa ra kết luận: Nhận thức vấn đề và giải quyết vấn đề là một kỹ năng phức tạp và đó là sản phẩm của nhiều qui trình trí tuệ và nỗ lực đã được thực hiện để giải quyết tốt các vấn đề. Erdal Bay, Birsen Bagceci và Bayram Cetin (2012) khi bàn đến giải quyết vấn đề của người học lại xem giải quyết vấn đề trong học tập là quá trình cá nhân vận dụng kiến thức của mình để tìm giải pháp khi tiếp cận một vấn đề - Đây là môt kỹ năng tư duy quan trọng.

Các tác giả trên đều xem giải quyết vấn đề là quá trình nhận thức, tư duy của con người. Chúng tôi đồng tình với quan điểm của X.L. Rubinstein (1958) cho rằng, quá trình tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề, nhưng đòi hỏi chủ thể phải ý thức rõ ràng được vấn đề và tiếp nhận nó như một mâu thuẫn cần phải hành động để giải quyết. Tư duy thường bắt đầu từ một vấn đề hay một câu hỏi, từ sự ngạc nhiên, sự thắc mắc hay từ một mâu thuẫn nào đó nó lôi cuốn cá nhân vào hoạt động tư duy. Trong thực tế có những vấn đề đang diễn ra, tồn tại trong xã hội, cá nhân vẫn nhận thức nhưng không đặt ra nhiệm vụ phải giải quyết thì tư duy chưa diễn ra (lúc này với cá nhân, đó chưa phải là vấn đề). Tư duy chỉ diễn ra khi xuất hiện vấn đề đòi hỏi chủ thể phải giải quyết- Tức là cá nhân phải suy nghĩ, vận dụng các khái niệm, phạm trù theo qui luật logic chặt chẽ của tư duy để giải quyết vấn đề nhằm đạt được hiệu quả.

Trong khi đó, theo các tác giả Sanaullah Khan và M.Phil Scholar (2012), giải quyết vấn đề là chìa khóa để thực hiện chức năng quản lý. Giải quyết vấn đề là quá trình loại bỏ sự khác biệt giữa tình hình thực tế và mong muốn. Tác giả Dương Hữu Hạnh quan niệm các nhà quản lý với tư cách là người giải quyết vấn đề thì giải quyết vấn đề xảy ra khi nhà quản lý đối diện với một hoàn

cảnh xa lạ mà ở đó không có biện pháp đã được thiết lập sẵn để giải quyết vấn đề. Để giải quyết vấn đề, các nhà quản lý phải thực hiện nghiên cứu, thu thập dữ liệu hay tìm sự kiện để khám phá được nguyên nhân thực sự của vấn đề để có giải pháp thích hợp. Các bước trong tiến trình giải quyết vấn đề và ra quyết định bao gồm: Thừa nhận và chẩn đoán tình huống, đề ra các phương án giải quyết, đánh giá các phương án, chọn phương án tốt nhất, thực hiện các phương án đã chọn và đánh giá các kết quả đạt được (Đào Duy Huân, 1997). Quan điểm của các tác giả này, mặc dù không đi sâu vào bản chất bên trong của quá trình giải quyết vấn đề, nhưng đã chỉ rõ, giải quyết vấn đề là một quá trình gồm nhiều bước, nhiều giai đoạn và kết quả cuối cùng của giải quyết vấn đề là xóa bỏ những mâu thuẫn do vấn đề đặt ra nhằm đạt mục đích đề ra.

Từ việc đánh giá các quan niệm về giải quyết vấn đề của các tác giả trên, chúng tôi xem giải quyết vấn đề bao gồm cả hành động tư duy và hành động thực tiễn. Cụ thể, để giải quyết vấn đề, con người phải vận dụng nhiều qui trình trí tuệ, các thao tác của tư duy; phải nỗ lực để phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các yếu tố trong tình huống cụ thể nhằm xác định các giải pháp, giải quyết những mâu thuẫn của vấn đề để lựa chọn giải pháp phù hợp và tổ chức thực hiện giải pháp bằng những hành động cụ thể có kiểm tra đánh giá kết quả của vấn đề cần giải quyết.

Như vậy “Giải quyết” hay “giải quyết vấn đề” thực tế chỉ là một và đối với hoạt động quản lý thì giải quyết vấn đề bao giờ cũng bao gồm hành động tư duy và hành động thực tiễn.

Từ đây, chúng tôi quan niệm: Giải quyết là tổ hợp các hành động tư duy và hành động thực tiễn nhằm phát hiện ra mối quan hệ thật chưa biết của các yếu tố có liên quan trong từng tình huống thông qua các hành động xác định vấn đề, phân tích nguyên nhân, lựa chọn giải pháp tối ưu, triển khai và kiểm tra đánh giá kết quả để giải quyết vấn đề.

1.2.2.2. Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý a. Khái niệm xung đột

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xung đột. Ở góc độ triết học, xung đột được xem như “Trạng thái chín mùi của mâu thuẫn, là đỉnh điểm của mâu thuẫn và khi giải quyết được nó thì sẽ chuyển sang một sự phát triển mới” (Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, 2002).

Ở góc độ chung của tâm lý học, về bản chất, thuật ngữ “Xung đột” được dùng cũng giống như trong triết học, song phạm vi của nó hẹp hơn và có những sắc thái riêng. Xung đột luôn gắn liền với hiện tượng con người nên luôn mang màu sắc tâm lý và diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Xung đột có nguồn gốc từ tiếng latinh là “Conflitus” – Tức là sự va chạm, bất hòa, sự tranh cãi, đụng độ, chống đối giữa những khuynh hướng đối lập nhau trong ý thức của mỗi cá nhân, trong sự tác động qua lại giữa các cá nhân hay nhóm người gắn liền với các trạng thái cảm xúc tiêu cực. Hầu hết định nghĩa “Xung đột” trong các từ điển Anh - Việt (Viện ngôn ngữ học, 1995), từ điển tiếng Anh (Longman Group UK Limited, 1997), từ điển tiếng Việt phổ thông (Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, 2002) đều chỉ ra khái niệm tương tự về xung đột là “Sự va chạm, mâu thuẫn, đụng độ, chống đối nhau”. Theo từ điển giải thích thuật ngữ hành chính: “Xung đột xảy ra khi một bộ phận kìm hãm bộ phận khác đạt mục tiêu, khi có sự bất đồng đối với những vấn đề cơ bản hoặc những va chạm do các vấn đề về quan hệ giữa các cá nhân hoặc các nhóm” (Mai Hữu Khuê, Bùi Văn Nhơn, 2002).

Các nhà tâm lý học cá nhân, tâm lý học xã hội hay tâm lý học quản lý đều nhấn mạnh tới khía cạnh va chạm lợi ích, quyền lực chi phối giữa các cá nhân hoặc nhóm trong xung đột. Chẳng hạn như:

Dean G.Pruitt và Jeffrey Z.Rubin: “Xung đột xảy ra khi hai bên đều cho rằng mong muốn của mình không đạt được”. (Dean G.Pruitt-Jeffrey Z. Rubin, 1986). A.V.Petrovxki và M.G.Rosevxki quan niệm, xung đột là sự va chạm

giữa các chủ thể có liên quan hay trong bản thân một chủ thể do có sự đối lập nhau về mục tiêu, quyền lợi, giá trị, nhu cầu, quan niệm hay nhận thức (Lê Minh Nguyệt, 2016). Tác giả Hoàng Đức Minh và Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2017) cũng cho rằng “Xung đột là sự đối lập về những nhu cầu, giá trị và lợi ích. Xung đột là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Theo Văn Kim Cúc (2003) xung đột là sự bất đồng quan điểm, bất đồng nhận thức. Từ đó dẫn đến những ứng xử không phù hợp với nhau, không hòa đồng với nhau. Tác giả đã tiếp cận xung đột dưới góc độ nhận thức và ứng xử không phù hợp. Như vậy, trong xung đột có mối quan hệ giữa nhận thức với cảm xúc và hành vi.

Từ những quan điểm trên, có thể khái quát xung đột theo góc độ tâm lý học vào một số điểm:

-Xung đột để chỉ tình thế mà trong đó xuất hiện những khuynh hướng khác nhau, đối lập nhau giữa các yếu tố tâm lý cá nhân hoặc giữa các cá nhân.

-Xung đột được hiểu như là sự khắc phục mâu thuẫn nội tại giữa khả năng hiện có của cá nhân với yêu cầu của sự phát triển của chính cá nhân đó.

-Xung đột được hiểu như là chủ thể đứng trước một tình thế có nhiều khả năng đòi hỏi phải chọn lấy một.

-Xung đột được hiểu như là sự phản ánh rối loạn tổ chức tâm lý, hành vi. -Xung đột như là sự mất định hướng trong đó cá nhân phải trải qua sự căng thẳng quyết định hay lựa chọn.

-Xung đột như là sự va chạm, mâu thuẫn về nhận thức, thái độ, hành động giữa các cá nhân về vấn đề nào đó trong cuộc sống.

-Xung đột như sự va chạm, mâu thuẫn về lợi ích, quyền lực chi phối lẫn nhau giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội hay giữa các nhóm xã hội với nhau.

Trên cơ sở hiểu xung đột dưới góc độ tâm lý học như vậy, chúng tôi xây dựng khái niệm mới như sau: Xung đột là sự khác nhau, va chạm, mâu thuẫn

có khuynh hướng đối lập nhau trong sự phát triển nhân cách của cá nhân hoặc giữa các chủ thể trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.

Với định nghĩa trên, ta có thể hiểu xung đột như là:

-Thứ nhất, xung đột bao gồm sự khác nhau, bất đồng, mâu thuẫn, va

chạm giữa các yếu tố trong mỗi chủ thể hoặc giữa các chủ thể. Xung đột bao giờ cũng được xảy ra trong tương tác giữa các yếu tố tâm lý của cá nhân hoặc tương tác giữa hai hay nhiều chủ thể.

-Thứ hai, xung đột không phải là một trạng thái tĩnh, mà là một quá trình

động, theo một vòng khâu của tương tác và hoạt động của chủ thể: Bắt đầu từ sự thống nhất -> sự khác biệt -> sự đối lập -> sự mâu thuẫn -> xung khắc.

-Thứ ba, xung đột không chỉ mang tính tiêu cực, triệt tiêu, phá hủy, mà nó

còn mang tính tích cực và phát triển. Xung đột là phương thức giải quyết mâu thuẫn, đưa sự vật phát triển lên trình độ mới.

-Thứ tư, nguyên nhân dẫn đến sự xung đột là do sự khác biệt, đối lập về

những mục đích, lợi ích, những xu hướng tâm lý; sự khác biệt, mâu thuẫn về nhận thức, cảm xúc,… của cá nhân hay nhóm.

b.Khái niệm xung đột tâm lý và xung đột tâm lý của trẻ

*Khái niệm xung đột tâm lý

Xung đột tâm lý là xung đột có phổ rộng hơn, không chỉ là mức độ cao của mâu thuẫn, mà ngay cả khi có sự khác nhau, sự đối lập của các hiện tượng tâm lý trong một chủ thể hoặc giữa các chủ thể cũng được coi là mức độ nhất định của xung đột. Xung đột có biên độ khác nhau đến mâu thuẫn, xung khắc nhau về các yếu tố tâm lý cá nhân hoặc giữa các cá nhân, các nhóm xã hội.

Nếu xung đột chỉ xảy ra khi mâu thuẫn trở nên đối kháng không điều hòa được thì xung đột tâm lý không nhất thiết chỉ từ mâu thuẫn đối kháng mà từ nhiều mức độ khác nhau. Bởi lẽ, trong một cá nhân có một nhân cách, nhận thức, thái độ sống, quan điểm….và nhiều khi đối lập với người khác. Vì thế, trong hoạt động cùng nhau, sự va chạm, bất đồng giữa người này với người khác là

điều khó tránh khỏi. Riêng các nhà tâm lý học luôn coi xung đột là hiện tượng tâm lý nên đã đưa ra nhiều định nghĩa xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau:

Một số tác giả tiếp cận từ nguyên nhân gây ra hiện tượng xung đột tâm lý như:

B.G.Meseriakova và V.P.Zinchenko (Đỗ Hạnh Nga, 2014) cho rằng: “Xung đột tâm lý là sự mâu thuẫn tích cực, sự va chạm có tính đối kháng những quyền lợi, mục tiêu, quan điểm, ý kiến của một cá nhân hay của các chủ thể có mối quan hệ với nhau”. A.V.Petrovxki (1963) định nghĩa xung đột tâm lý là sự va chạm của những quan điểm, hoài bão, lợi ích đối lập nhau. Mai Hữu Khuê (1993), Bùi Văn Huệ (2003),…cho rằng xung đột tâm lý là mâu thuẫn giữa các chủ thể về vị thế xã hội, quyền lợi, uy tín của cá nhân. Đặc biệt tác giả Đỗ Hạnh Nga (2014) nhấn mạnh rằng: “Xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý – ý thức của mỗi cá nhân, trong quan hệ qua lại giữa các cá nhân hay các nhóm người, nó biểu hiện trong các trải nghiệm cảm xúc kèm theo những chấn động về tình cảm (thường là cảm xúc âm tính: nóng giận, bực bội, khó chịu…)”. Theo tác giả này thì xung đột tâm lý có thể hiểu là sự mâu thuẫn ở mức độ cao, khi hai bên xung đột không còn duy trì được tình trạng mâu thuẫn ngấm ngầm bên trong và cần phải khắc phục tình trạng này thông qua bộc lộ công khai mối quan hệ mâu thuẫn để giải quyết vấn đề bằng hành vi. Do đó, cơ sở của xung đột tâm lý là những mâu thuẫn chủ quan và khách quan. Và có nhiều tác giả cũng đồng quan điểm này như: Tác giả Vũ Dũng (2000) cho rằng xung đột tâm lý là sự va chạm, mâu thuẫn ở mức độ cao của các xu hướng đối lập nhau trong tâm lý của các cá nhân, trong hoạt động chung của tổ chức. Tác giả Nguyễn Hữu Thụ xem xung đột trong tập thể sản xuất, kinh doanh là sự mâu thuẫn, sự cọ sát va chạm về lợi ích, bất đồng quan điểm của cá nhân (hay nhóm người) trong hoạt động sản xuất kinh doanh về một vấn đề, sự việc nào đó có liên quan tới sự tồn tại và

phát triển của họ. Tác giả Đinh Thị Kim Thoa định nghĩa xung đột tâm lý được hiểu như sau: “Bản chất của xung đột (hay xung đột tâm lý) là sự va chạm hay đấu tranh giữa những xu hướng tâm lý khác nhau trong một cơ cấu thống nhất của những cá nhân khác nhau hay trong bản thân một chủ thể”.

Do muốn nhấn mạnh quá trình và cách giải quyết xung đột tâm lý nên tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn (2017) là quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của mình hoặc đối lập hoặc bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Nói khác đi, xung đột liên quan đến hành vi không hài lòng phát sinh từ một tiến trình, qua đó một phía nhằm tìm ra sự trội hơn về quyền lợi trong mối quan hệ, trong giao tiếp.

Do muốn nhận diện mặt tiêu cực của kết quả giải quyết xung đột tâm lý nên có tác giả coi: “Xung đột tâm lý là sự va chạm, đấu tranh tâm lý, ít có sự tham gia của ý thức và kết quả của mâu thuẫn này là sự loại trừ những mong muốn hay khuynh hướng của nhau” (Third Edition, 1992).

Do muốn khẳng định cả hai khía cạnh nguyên nhân và mặt biểu cảm của xung đột, tác giả L.A.Karpenko cho rằng xung đột tâm lý là: “Sự va chạm có tính đối kháng của các định hướng, khuynh hướng không tương hợp nhau về nhận thức ở trong một cá nhân” (Đỗ Hạnh Nga, 2014). Và điều đó được xảy ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 26 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)