2.1.1. Mẫu nghiên cứu
Đặc điểm khách thể nghiên cứu: -GVMN theo thâm niên công tác. -GVMN theo trình độ chuyên môn.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp chính, các phương pháp còn lại là phương pháp bổ trợ.
2.1.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Việc nghiên cứu lý luận bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đọc, phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu về kỹ năng, kỹ năng giải quyết xung đột, từ đó chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Khái quát, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kỹ năng, xung đột, xung đột tâm lý, giải quyết, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo, làm sáng tỏ các khái niệm công cụ trong việc nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác lập cơ sở lý luận cho việc chọn lựa và thiết lập công cụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài.
2.1.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn a. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi dành cho khách thể là giáo viên mầm non. Bảng hỏi này được thực hiện trong 3 giai đoạn như sau:
• Giai đoạn 1: Dựa trên cơ sở lý luận của đề tài, tiến hành thiết kế bảng hỏi mở gồm 20 câu khảo sát về những vấn đề liên quan đến kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non. Sau đó gửi đến 30 giáo viên mầm non ở các trường mầm non để thu thập những thông tin cần thiết làm định hướng cho việc xây dựng bảng khảo sát chính thức của đề tài.
• Giai đoạn 2: Thu bảng khảo sát và xử lý số liệu, dựa trên kết quả xử lý chúng tôi xây dựng bảng khảo sát chính thức dành cho khách thể là giáo viên mầm non của các trường mầm non. Cụ thể như sau:
Gồm 36 câu hỏi khảo sát khách thể nghiên cứu chính của đề tài là 120 giáo viên mầm non để tìm hiểu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống các câu hỏi trong phiếu điều tra gồm 4 phần [Phụ lục 1].
- Phần 1: Những thông tin chung về vấn đề nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
- Phần 2 và phần 3: Tìm hiểu mức độ và biểu hiện của 4 kỹ năng thành phần của KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN.
Những kỹ năng này được được khảo sát đánh giá qua 3 đặc điểm, gồm: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng.
- Phần 4: Những ý kiến đánh giá để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN.
Các câu hỏi về những nội dung nêu trên được thiết kế theo kiểu thang đo. Có tổng số 4 thang đo (mỗi kỹ năng được khảo sát với công cụ là 3 thang đo nhỏ về: tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng). Mỗi thang đo có từ 9 items. Mỗi items có 3 phương án trả lời cho phép người trả lời bảng
hỏi có thể lựa chọn mức độ đồng ý của bản thân đối với nội dung được hỏi. Cụ thể như sau:
* Về kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN
Thang đo thực trạng Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN gồm các câu hỏi được thiết kế thể hiện các nội dung liên quan đến Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN như: Nhận dạng, xác định đối tượng, nội dung, hình thức xung đột cho trẻ của GVMN.
Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của trẻ của GVMN: Được đánh giá từ item 1 đến 9 (trong đó tính hiệu quả: Với các biểu hiện số 1, 3, 8; tính thuần thục: Với các biểu hiện số 2, 5, 6; tính đúng đắn: Với các biểu hiện số 4, 7, 9).
Thang đánh giá của KN1: Mức yếu / kém (Y): ĐTB≤ 1,42; Mức trung bình (TB): 1,42< ĐTB< 2,82; Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,82.
* Về kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân xung đột cho trẻ của GVMN
Thang đo được thiết kế gồm các câu hỏi thể hiện các nội dung liên quan đến việc có thu thập được đầy đủ các nguồn thông tin cần thiết hay không; khả năng tìm kiếm các thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc giải quyết xung đột cho trẻ; so sánh, đối chiếu các thông tin để xác định tính đầy đủ của thông tin; phân tích để chỉ ra được tất cả những mâu thuẫn và nguyên nhân của vấn đề xung đột cần giải quyết.
-Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân xung đột cho trẻ của GVMN được đánh giá từ item 10 đến 18 (Trong đó tính hiệu quả: Với các biểu hiện số 12, 14, 16; tính thuần thục: Với các biểu hiện số 10, 15, 17; tính đúng đắn: Với các biểu hiện 11, 13, 18).
Thang đánh giá của KN2: Mức yếu / kém (Y): ĐTB≤ 1,61; Mức trung bình (TB): 1,61< ĐTB< 2,95; Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,95.
* Về kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN
Thang đo được thiết kế để đánh giá các nội dung của kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án tối ưu, bao gồm, khả năng đưa ra các phương án khác nhau để có thể giải quyết vấn đề xung đột; phân tích được đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của các phương án có thể giải quyết được vấn đề xung đột; so sánh các phương án với mục tiêu đặt ra để suy xét lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu.
Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN được đánh giá từ item 10 đến 18 (Trong đó tính hiệu quả: với các biểu hiện số 22, 25, 27; tính thuần thục: Với các biểu hiện số 19, 20, 21; tính đúng đắn: Với các biểu hiện 23, 24, 26).
Thang đánh giá của KN3: Mức yếu / kém (Y): ĐTB≤ 1,34; Mức trung bình (TB): 1,34< ĐTB< 2,76; Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,76.
* Về kỹ năng thuyết phục và hòa giải cho trẻ của GVMN
Thang đo bao gồm các câu hỏi với những nội dung liên quan đến khả năng thuyết phục trẻ trên cơ sở hiểu biết về tâm sinh lý, các chuẩn mực đạo đức… để giải quyết có tình, có lý; có thái độ khách quan, công minh, đảm bảo giải quyết xung đột một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên trong việc hòa giải xung đột.
Kỹ năng thuyết phục và hòa giải cho trẻ của GVMN được đánh giá từ item 10 đến 18 (Trong đó tính hiệu quả: Với các biểu hiện số 30, 34, 36; tính thuần thục: Với các biểu hiện số 29, 32, 33; tính đúng đắn: Với các biểu hiện 28, 31, 35).
Thang đánh giá của KN4: Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,94; Mức trung bình (TB): 1,52< ĐTB< 2,94; Mức yếu/kém (Y): ĐTB≤ 1,52.
* Kỹ năng chung
tổng hợp của 4 kỹ năng thành phần.
Thang đánh giá của KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN: Mức yếu/kém: ĐTB≤ 1,47; Mức trung bình: 1,47< ĐTB< 2,87; Mức tốt: ĐTB ≥ 2,87
* Cách đánh giá thang đo
Như đã trình bày ở trên, trong các thang đo, mỗi items đều có 3 phương án trả lời ứng với 3 mức độ đồng ý của người trả lời với từng nội dung hỏi. Mỗi phương án được quy gán cho một số điểm nhất định từ 1 đến 3. Trên cơ sở điểm đã cho, chúng tôi tính điểm trung bình của từng item và của mỗi thang đo. Về định lượng, các mức độ thể hiện của những nội dung nghiên cứu (Biểu hiện của các kỹ năng và yếu tố tác động) được phân chia theo nguyên tắc sau:
+ Mức tốt: Có giá trị ĐTB lớn hơn ĐTB thang đo + 1 ĐLC;
+ Mức trung bình: Có giá trị trong khoảng từ ĐTB thang đo – 1 ĐLC đến ĐTB thang đo + 1 ĐLC;
- Mức yếu: Có giá trị ĐTB thấp hơn ĐTB thang đo - 1 ĐLC .
- Mức độ yếu: Thực hiện không đúng những yêu cầu của vấn đề giải quyết xung đột; thực hiện khó khăn, không thành thạo theo đúng qui trình giải quyết xung đột; thực hiện không có hiệu quả, mất rất nhiều thời gian, không góp phần giải quyết được xung đột.
- Mức độ trung bình: Thực hiện tương đối, có lúc chưa đúng với những yêu cầu đề ra của vấn đề giải quyết xung đột; thực hiện không thật sự dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình giải quyết xung đột; thực hiện chưa thật sự hiệu quả, mất khá nhiều thời gian để giải quyết xung đột.
- Mức độ tốt: Thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của vấn đề giải quyết xung đột; thực hiện dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình giải quyết xung đột; thực hiện có hiệu quả, không mất nhiều thời gian, góp phần giải quyết được xung đột và nhiều lần được các bên chấp nhận.
* Ghi chú
- ĐTB càng cao cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt.
Ngoài ra, phương pháp trên còn bao gồm các câu hỏi mở để giúp tôi tìm hiểu về nguyên nhân ảnh hưởng, khó khăn (thuận lợi) và những biện pháp phù hợp để bồi dưỡng nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN.
b. Phương pháp giải quyết tình huống
Nhằm đánh giá thực trạng mức độ kỹ năng của 3 kỹ năng thành phần, gồm: Kỹ năng nhận dạng và xác định hình thức xung đột, kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề xung đột, kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề xung đột cho trẻ của GVMN. Để giải quyết tình huống yêu cầu GVMN phải vận dụng kiến thức, kinh nghiệm và các kỹ năng cần thiết để giải quyết. Kết quả của giải quyết tình huống góp phần làm rõ thêm thực trạng mức độ kỹ năng của 3 kỹ năng thành phần được nghiên cứu.
Các tình huống được xây dựng chọn lọc từ những tình huống xung đột hoàn toàn có thật đã được giải quyết trong thực tế. Có 6 tình huống được chia đều cho 3 kỹ năng, mỗi một tình huống có 3 phương án trả lời và trong đó chỉ có 1 phương án đúng (Xem phần phụ lục 1). Phương án đúng đã được chúng tôi tham khảo ý kiến của chuyên gia - những người có chuyên môn cao, có kinh nghiệm.
Kết quả phương án đúng của các tình huống: TÌNH HUỐNG ĐÁP ÁN ĐÚNG 1 Câu a 2 Câu a 3 Câu a 4 Câu c 5 Câu b 6 Câu c
Các tình huống được đưa vào bảng hỏi (phần 3 của bảng hỏi). Khách thể nghiên cứu được yêu cầu đọc tình huống và chọn 1 phương án trả lời trong 3 phương án trả lời đã đưa ra.
Thang đánh giá:
Cách tính điểm cho phương án trả lời của mỗi tình huống là: Phương án đúng: 1 điểm
Phương án sai: 0 điểm.
Kết quả của giải quyết tình huống được tính bằng phép thống kê phân tích điểm trung bình và độ lệch chuẩn. Các mức độ thể hiện của các kỹ năng thành phần được phân chia theo nguyên tắc sau:
- Mức yếu: Có giá trị ĐTB thấp hơn ĐTB thang đo - 1 ĐLC .
- Mức trung bình: Có giá trị trong khoảng từ ĐTB thang đo – 1 ĐLC đến ĐTB thang đo + 1 ĐLC;
- Mức tốt: Có giá trị ĐTB lớn hơn ĐTB thang đo + 1 ĐLC;
Ghi chú: - ĐTB càng cao cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt.
STT KỸ NĂNG THANG ĐO ĐTB ĐLC
1
Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của trẻ của GVMN Mức tốt: ĐTB ≥ 0,87; Mức trung bình: 0,19 < ĐTB< 0,87; Mức yếu/kém: ĐTB≤ 0,19. 0.53 0.34 2 Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân xung đột cho trẻ của GVMN Mức tốt: ĐTB ≥ 0,9; Mức trung bình: 0,12 < ĐTB< 0,9; Mức yếu/kém: ĐTB≤ 0,12 0.51 0.39 3 Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN
Mức tốt: ĐTB ≥ 1,02; Mức trung bình: 0,42< ĐTB< 1,02;
Mức yếu/kém: ĐTB≤ 0,42. 0.72 0.30
c.Phương pháp quan sát
Tham gia dự giờ một số hoạt động giáo dục của giáo viên mầm non tổ chức cho trẻ mẫu giáo để quan sát, ghi chép các biểu hiện về kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non. Qua đó, đánh giá một cách khách quan, đầy đủ mức độ biểu hiện các kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non trong hoạt động giáo dục trẻ.
d.Phương pháp phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên mầm non, cán bộ quản lý được chọn làm khách thể nghiên cứu về các nội dung của bảng hỏi nhằm làm rõ hơn về KNGQXĐTL cho trẻ của giáo viên mầm non đối với các vấn đề được nghiên cứu. Nội dung phỏng vấn chủ yếu tập trung vào các nội dung như những khó khăn trong quá trình giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ, những nguyên nhân ảnh hưởng đến KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN.
e. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS for windows 22.4 để xử lý số liệu thu thập được qua điều tra cũng như trong việc kiểm tra xác định độ tin cậy của phiếu thăm dò. Cụ thể: Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, kiểm nghiệm T - Test với mức ý nghĩa thống kê: khoảng tin cậy 95%, α = 0.05.