Các yếu tố có ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 59)

trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non 1.2.6.1. Yếu tố khách quan

-Số lượng trẻ trong một lớp học đông, nhất là khu vực thành phố lớn. Vì thế, đó là áp lực trong công việc. Giáo viên phải chấp nhập sự đa dạng hay sự khác biệt lớn giữa các trẻ trong một lớp. Sự đa dạng được thể hiện ở sự khác biệt từ bẩm sinh (do cấu tạo sinh lí, cấu trúc của não bộ và hệ thần kinh của các trẻ) đến đặc điểm phát triển cá nhân, sự khác biệt về đặc điểm học, sự khác biệt về văn hoá gia đình... tạo nên sự khác biệt về nhân cách của trẻ. Trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên mầm non có cách tiếp cận riêng với các trẻ theo cách riêng và phù hợp với đặc điểm cá nhân. Do đó giáo viên thường xuyên đương đầu với những tình huống xung đột của trẻ trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

-Đối tượng của giáo dục mầm non là trẻ nhỏ, còn rất non nớt và đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Sự thay đổi thường xuyên về sinh lý có ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của trẻ và ngược lại. Tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể làm được một số việc và có nhu cầu khẳng định mình, nhưng trên thực tế trẻ lại chưa thể làm được hoặc bị người lớn vẫn coi là trẻ con. Điều này gây ra những bức xúc trong tình cảm và thái độ của trẻ đối với người lớn, đòi hỏi giáo viên phải có những cách giải quyết hợp lý.

- Mối quan hệ giao tiếp giữa trẻ với trẻ trong quá trình chơi cũng dễ nảy sinh ra xung đột. Những cuộc tranh chấp vai chơi, đồ chơi đòi hỏi giáo viên có cách xử lý sao cho mọi trẻ không bị tổn thương về mặt tình cảm. Trẻ lứa tuổi mẫu giáo đã có thể bắt đầu chơi theo nhóm và có sự tương tác giữa các vai chơi, song mâu thuẫn lại có thể nảy sinh từ các vai chơi mà trẻ đang sắm vai, những mâu thuẫn từ sự chưa thống nhất cách thức hành động... buộc giáo viên mầm non phải có cách giải quyết sao cho ổn thỏa, tránh gây thêm mâu thuẫn giữa các trẻ.

-Điều kiện cơ sở vật chất của một số nơi còn thiếu thốn làm cho công việc chăm sóc giáo dục trẻ còn khó khăn cũng như công tác tuyên truyền phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ ở gia đình cũng chưa được theo đúng cơ sở khoa học.

-Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trường mầm non thường dài, khoảng từ 8 – 10 tiếng/ ngày. Điều kiện học tập nâng cao trình độ của giáo viên mầm non còn hạn chế bởi họ là phụ nữ, ngoài công việc ở trường mầm non, họ còn phải chăm lo gia đình riêng của mình.

1.2.6.2. Yếu tố chủ quan

Năng lực giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ là bộ phận cấu thành, là biểu hiện tập trung của năng lực giáo dục ở người giáo viên. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cấu trúc tâm lý của năng lực này bao gồm 3 nhóm yếu tố (Đào Thị Oanh, 2012), là:

- Hệ thống kiến thức: Nắm vững đặc điểm tâm lý học sinh, các nguyên tắc giao tiếp sư phạm, cơ sở giải quyết tình huống sư phạm…

- Hệ thống các kỹ năng sư phạm: Nhận diện tình huống sư phạm, phát hiện mâu thuẫn, tìm ra nguyên nhân, huy động kinh nghiệm, lựa chọn phương án...

- Hệ thống thái độ: Điềm tĩnh, kiềm chế cảm xúc, quan tâm tôn trọng học sinh, thận trọng lắng nghe…

Như vậy, để giải quyết hiệu quả xung đột tâm lý cho trẻ, trên thực tế ngoài việc có kiến thức ra còn phải biết vận dụng triệt để các nguyên tắc giao tiếp sư phạm khi giải quyết xung đột cho trẻ là điều tối quan trọng, như: Tôn trọng nhân cách trẻ kể cả những trẻ mắc sai phạm, đồng cảm với trẻ, đặt mình vào vị trí của trẻ, tin tưởng vào sự hướng thiện của trẻ, giữ được bình tĩnh cần thiết, biết khích lệ, kịp thời biểu dương trẻ, chân thành, thể hiện được cho trẻ thấy tình cảm yêu thương của giáo viên đối với trẻ, tự đánh giá lại bản thân sau mỗi tình huống giải quyết.

Có thể thấy, giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ vừa thể hiện chức năng, vừa thể hiện năng lực của nhà giáo dục. Do đó, cần có sự tham gia của mọi chức năng tâm lý, của toàn bộ nhân cách giáo viên. Điều này đòi hỏi người giáo viên phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện nhân cách bản thân. Trong quá trình rèn luyện kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm người giáo viên chỉ nắm vững các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ không thôi thì chưa đủ để giải quyết hiệu quả tình huống sư phạm, mà đòi hỏi đồng thời còn phải rèn luyện phẩm chất nhân cách nhà giáo và phải bắt đầu từ việc trau dồi tình cảm nghề nghiệp, tình yêu đối với trẻ… Từ đó có thể nói, để có thể nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo trong hoạt động giáo dục trẻ, người giáo viên mầm non cần:

- Nắm chắc kiến thức về khoa học mầm non nhất là những khoa học về hành vi như tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp…

- Nhận thức đúng đắn về những tình huống xung đột có vấn đề xảy ra ở trẻ để có thể lựa chọn cách giải quyết phù hợp, linh hoạt trong những điều kiện và hoàn cảnh khác nhau.

- Thường xuyên tự rèn luyện nhân cách bản thân nhất là về mặt tính cách, trau dồi tình cảm yêu nghề, mến trẻ…

Nói tóm lại, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của GVMN, bao gồm cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Sự ảnh hưởng từ bất cứ yếu tố nào được kể ở trên, kỹ năng

giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo cũng cần được lưu tâm và tạo điều kiện cho GVMN được bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng này. Đồng thời, cố gắng khắc phục những khó khăn mà các yếu tố trên đã đề ra để giúp GVMN có thể giải quyết tốt và phù hợp các xung đột xảy ra ở trẻ một cách tốt nhất có thể bằng tình yêu thương của người mẹ hiền thứ hai của trẻ.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu các vấn đề về KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN trong hoạt động giáo dục trẻ chúng tôi rút ra một số tiểu kết như sau:

1. Các khái niệm kỹ năng, giải quyết, xung đột, xung đột tâm lý, xung đột tâm lý của trẻ, giải quyết xung đột tâm lý của trẻ, kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý của trẻ, kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN, các yếu tố ảnh hưởng đến KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN.

2. Hệ thống KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN gồm 4 kỹ năng cụ thể: - Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non. - Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của xung đột.

- Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề xung đột.

- Kỹ năng thuyết phục các bên xung đột trong quá trình hòa giải.

3. Tiêu chí đánh giá và mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của GVMN:

* Tiêu chí:

- Tính đúng đắn của kỹ năng. - Tính thuần thục của kỹ năng. - Tính hiệu quả của kỹ năng. * Mức độ:

- Mức độ tốt.

- Mức độ trung bình. - Mức độ yếu.

Chương 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT TÂM LÝ CHO TRẺ MẪU GIÁO CỦA GIÁO VIÊN

TẠI CÁC TRƯỜNG Ở QUẬN BÌNH TÂN, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)