Tiêu chí đánh giá và mức độ kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 52 - 54)

cho trẻ mẫu giáo của GVMN

* Tiêu chí

Việc đánh giá kỹ năng phải dựa vào đặc điểm của kỹ năng để đưa ra tiêu chí đánh giá một cách chính xác. Trong nghiên cứu của luận văn, dựa trên các giai đoạn phát triển của kỹ năng và xuất phát từ yêu cầu hoạt động của GVMN giải quyết xung đột tâm lý phải “Có tình, có lý” nên việc giải quyết xung đột tâm lý phải thuần thục, nhanh chóng và có hiệu quả nên chúng tôi đánh giá kỹ năng theo ba tiêu chí: Tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả.

- Tính đúng đắn của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện đúng các thao tác trong qui trình giải quyết xung đột tâm lý; xác định đúng đối tượng, hình thức, nội dung xung đột tâm lý; xác định và vận dụng đúng các nguyên tắc, qui luật, đặc điểm tâm lý của trẻ, chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết xung đột tâm lý “Có tình, có lý”.

- Tính thuần thục của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện dễ dàng các thao tác trong qui trình giải quyết xung đột tâm lý; không khó khăn khi xác định đối tượng, hình thức, nội dung xung đột tâm lý; vận dụng thành thạo, thuần thục, linh hoạt các nguyên tắc, qui luật, đặc điểm tâm lý của trẻ, chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết xung đột tâm lý “Có tình, có lý”.

- Tính hiệu quả của kỹ năng được thể hiện: Thực hiện nhanh chóng các thao tác trong qui trình giải quyết xung đột tâm lý; không mất nhiều thời gian để xác định đối tượng, hình thức, nội dung xung đột tâm lý; xác định và vận dụng có hiệu quả các nguyên tắc, qui luật, đặc điểm tâm lý của trẻ, chuẩn mực đạo đức xã hội để giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ “Có tình, có lý”.

* Mức độ

Kỹ năng được hình thành và bộc lộ ở nhiều mức độ khác nhau, nó có thể ở mức độ thao tác đơn giản hay ở mức độ phức hợp gồm nhiều thao tác, cũng có thể ở mức độ thực hiện kỹ thuật hay cao hơn là vận dụng sáng tạo.

Tác giả Dương Thị Diệu Hoa cho rằng: Khi bàn đến việc hình thành kỹ năng, trước hết phải hiểu là mặt kỹ thuật của thao tác hay hành động nhất định. Kỹ năng không có mục đích riêng, mục đích của nó là mục đích của hành động, trong hoạt động của con người. Hoặc khi quan tâm đến cơ chế hình thành kỹ năng thực chất đó chính là cơ chế hình thành hành động. Mỗi hành động bao giờ cũng gắn với mục đích khách quan và logic thao tác dẫn đến mục đích đó (Đinh Thị Hồng Vân, 2013). Điều đó có nghĩa rằng khi đánh giá một kỹ năng nào đó được hình thành ở một cá nhân thì chúng ta cần quan tâm đến những thao tác để thực hiện kỹ năng đó. Để hình thành một kỹ năng, chúng ta cần hình thành một lúc nhiều thao tác cho cá nhân đó.

Các nhà tâm lí học hành vi như Skiner, Bandura hay Wason đều cho rằng một hành vi nào đó được thiết lập phải chia nhỏ hành vi đó ra thành nhiều thao tác, nhiều công đoạn và phải tạo môi trường để các thao tác đó có cơ hội hình thành. Bước đầu các thao tác đó có thể đúng hoặc sai nhưng nhờ chính điều này mà thao tác ngày một chuẩn hơn và hành vi sẽ được hình thành một cách thuần thục (Đinh Thị Hồng Vân, 2013). Như vậy, muốn đánh giá một kỹ năng cần đánh giá những đơn vị nhỏ hơn chính là thao tác của hành động. Đánh giá việc thực hiện từng thao tác và đánh giá sự kết hợp các thao tác nhằm tiến hành hành động để đi đến kỹ năng. Bên cạnh đó, với việc đánh giá kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý của GVMN cấp cơ sở theo ba tiêu chí: Tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả thì kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý được đánh giá ở 3 mức độ sau:

- Mức độ tốt: Thực hiện đúng những yêu cầu đề ra của vấn đề cần giải quyết; thực hiện dễ dàng, thành thạo theo đúng qui trình và áp dụng thuần thục kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện có hiệu quả, không mất nhiều thời gian, góp phần giải quyết được vấn đề.

- Mức độ trung bình: Thực hiện tương đối, có lúc chưa đúng với những yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; thực hiện không thật sự dễ dàng, thành thạo

theo đúng qui trình và cảm thấy khó khăn khi áp dụng kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện chưa thật sự hiệu quả, mất khá nhiều thời gian để giải quyết được vấn đề.

- Mức độ yếu: Thực hiện không đúng những yêu cầu của vấn đề cần giải quyết; thực hiện khó khăn, không thành thạo theo đúng qui trình giải quyết và không áp dụng được kinh nghiệm vào quá trình giải quyết; thực hiện không có hiệu quả, mất rất nhiều thời gian, không góp phần giải quyết được vấn đề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)