Một số yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 111 - 113)

tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở nghiên cứu thông qua phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các GVMN kết hợp với phương pháp phỏng vấn giáo viên và cán bộ quản lý ở một số trường quận Bình Tân, Tp.HCM. Tôi đã sử dụng những câu hỏi mở để tìm hiểu và biết rằng có một số yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo như sau:

2.3.1.Yếu tố khách quan

-Giáo viên chưa được tập huấn về KNGQXĐTL cho trẻ. Nhiều GVMN cho rằng họ chưa được tạo điều kiện để tham gia các chuyên đề, nghiệp vụ sư phạm để có thể học tập bồi dưỡng, nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ. Có khoảng 90% tỉ lệ giáo viên được khảo sát trả lời là chưa từng được đi tập huấn về KNGQXĐTL cho trẻ [phụ lục 1].

-Số lượng trẻ trong một lớp học đông mà lại ít giáo viên. Tạo áp lực công việc cho giáo viên rất nhiều. Đồng thời GVMN còn cho rằng họ còn phải chịu áp từ nhiều phía, áp lực từ quản lý, áp lực từ phụ huynh,… Sỉ số 1 lớp học (lớp lá) là 42 trẻ và 2 GVMN phụ trách ở trường mầm non H.H, quận Bình Tân.

-Nhà trường chưa có sự kết hợp với gia đình của trẻ. Theo một số hiệu trưởng trường ở Bình Tân cho rằng việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình về cách giáo dục trẻ còn rất hạn chế. Gia đình thường dạy theo cách của mình và nhà trường cũng vậy, ít khi có sự phối hợp với nhau.

-Nội dung chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường chiếm quá nhiều thời gian khiến GVMN không thể quan tâm tốt đến việc giải quyết xung đột cho trẻ cho trẻ.

-Điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu cho công việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng như trang thiết bị không đủ phục vụ cho việc bồi dưỡng và nâng cao KNGQXĐTL cho trẻ cho GVMN. Bên cạnh đó, đồ dùng đồ chơi còn ít, không gian lớp học chật hẹp,…cũng ảnh hưởng khá lớn đến KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN.

2.3.2. Yếu tố chủ quan

- Kiến thức của GVMN về KNGQXĐTL cho trẻ chưa cao. Điều kiện học tập nâng cao trình độ của giáo viên mầm non còn hạn chế bởi họ là phụ nữ, ngoài công việc ở trường mầm non, họ còn phải chăm lo gia đình riêng của mình. Nhiều giáo viên cho rằng họ không có điều kiện và thời gian để tự bồi dưỡng và nâng cao cho mình được (Thời gian làm việc của giáo viên mầm non ở trường mầm non thường dài, khoảng từ 8 – 10 tiếng/ ngày, từ sáng sớm 6h30 đến 5h chiều).

- Giáo viên chưa có sự hiểu biết tốt về tâm lý của trẻ. Giáo viên phải chấp nhập sự đa dạng hay sự khác biệt lớn giữa các trẻ trong một lớp. Sự đa dạng được thể hiện ở sự khác biệt từ bẩm sinh (do cấu tạo sinh lý, cấu trúc của não bộ và hệ thần kinh của các trẻ) đến đặc điểm phát triển cá nhân, sự khác biệt về đặc điểm sinh học, sự khác biệt về văn hoá gia đình... Đối tượng của giáo dục mầm non là trẻ nhỏ, còn rất non nớt và đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ nhanh. Sự thay đổi thường xuyên về sinh lý có ảnh hưởng đến yếu tố tâm lý của trẻ và ngược lại. Tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể làm được một số việc và có

nhu cầu khẳng định mình, nhưng trên thực tế trẻ lại chưa thể làm được hoặc bị người lớn vẫn coi là trẻ con. Điều này gây ra những bức xúc trong tình cảm và thái độ của trẻ đối với người lớn, đòi hỏi giáo viên phải có những cách giải quyết hợp lý. Ở biểu hiện “Có những phương án giải quyết xung đột mà tôi đưa ra lại chủ yếu dựa vào sự áp đặt của tôi” có ĐTB là 1,67 và “Các phương án giải quyết tối ưu mà tôi lựa chọn đều phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ” với ĐTB là 2,40. Cả hai biểu hiện chỉ đạt ở mức trung bình.

- GVMN chưa nhận thức được tầm quan trọng của KNGQXĐTL cho trẻ, nên họ chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng và nâng cao kỹ năng này. Chỉ có khoảng 50% tỉ lệ giáo viên được khảo sát trả lời rằng KNGQXĐTL cho trẻ rất cần thiết đối với công tác giáo dục trẻ của GVMN [phụ lục 1].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)