Kết quả nghiên cứu thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 111)

trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Trong chương này, luận văn tập trung làm rõ những nội dung chính sau đây:

- Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá thực trạng từng kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

- Đánh giá một số yếu tố tác động tới kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.1. Đánh giá khái quát thực trạng kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi nghiên cứu kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ thông qua thăm dò ý kiến của chính giáo viên mầm non, những người trực tiếp tham gia giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo.

Bảng 2.1. Mức độ giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của GVMN qua các kỹ năng thành phần và kỹ năng chung

STT ĐTB ĐLC Mức kỹ năng Yếu Trung Bình Tốt 1 Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của trẻ của

giáo viên mầm non 2,12 0,70 19,35% 48,98% 31,67% 2

Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân xung đột

2,28 0,67 12,13% 47,59% 40,28%

3

Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết xung đột

2,05 0,71 23,15% 48,98% 27,87% 4 Kỹ năng thuyết phục và hòa

giải cho trẻ của GVMN 2,23 0,71 16,57% 44,35% 39,07%

Kỹ năng chung 2,17 0,70 17,80% 47,48% 34,72%

Ghi chú: - Mức yếu/kém: ĐTB≤ 1,47; Mức trung bình: 1,47< ĐTB< 2,87; Mức tốt: ĐTB ≥ 2,87.

Từ kết quả ở bảng 2.1 có thể đưa ra nhận xét, đánh giá chung kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của GVMN chỉ ở mức độ trung bình (ĐTB = 2,17) tương ứng với thang đo trong khoảng 1,47 đến 2,87. Điểm trung bình của từng nhóm kỹ năng thành phần tất cả 4 nhóm kỹ năng đều nằm trong khoảng 1,47 < ĐTB < 2,87. Điều này cho thấy các kỹ năng thành phần trong KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN từ xác định xung đột, phân tích nguyên nhân xung đột, lựa chọn phương án giải quyết, kỹ năng thuyết phục và hòa giải cho trẻ đều chưa hiệu quả, chỉ ở mức độ trung bình. Thực trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Sự phát triển của trẻ được thông qua việc tiếp nhận và cảm nhận văn hóa. Qua các hoạt động ở trường mầm non, từng chút một, trẻ sẽ chuyển những quan hệ xã hội khách quan vào trong nhân cách mình, tạo ra đời sống nội tâm bằng sự trải nghiệm và hình thành ý thức cá nhân của mình. Vì vậy, việc giáo viên chưa có được KNGQXĐTL cho trẻ tốt sẽ tạo ấn tượng không tốt cho trẻ đôi khi làm cho trẻ học theo cái sai và hình thành một nhân cách không hoàn thiện sau này.

Trong các kỹ năng thành phần thì kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân xung đột cho trẻ của GVMN là tốt hơn cả với ĐTB là 2,28. Có thể nhận thấy giáo viên mầm non có khả năng thu thập thông tin và phân tích các nguyên nhân xung đột tốt nhất trong tất cả kỹ năng còn lại. Tuy vậy vẫn chỉ đạt ở mức trung bình.

Các kỹ năng còn lại cũng chỉ đạt ở mức trung bình và gần xấp xỉ như nhau với ĐTB lần lượt là kỹ năng thuyết phục và hòa giải cho trẻ với ĐTB là 2, 23. Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ với ĐTB là 2,12. Kỹ năng đề ra phương án và lựa chọn phương án giải quyết xung đột với ĐTB là 2,05.

Việc phân tích kỹ năng chung theo các đặc điểm/tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cũng cho thấy giáo viên chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Bảng 2.2. Điểm trung bình thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của kỹ năng chung

Stt Các đặc điểm ĐTB Mức độ

1 Tính hiệu quả 2,25 TB 2 Tính thuần thục 2,13 TB 3 Tính đúng đắn 2,12 TB

Ghi chú: - Mức yếu/kém: ĐTB≤ 1,47; Mức trung bình: 1,47< ĐTB< 2,87; Mức tốt: ĐTB ≥ 2,87.

- ĐTB càng cao cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt.

Qua bảng 2.2 cho thấy, tất cả 3 đặc điểm của kỹ năng chung chỉ đạt ở mức trung bình. Trong 3 đặc điểm thì tính hiệu quả được thực hiện tốt nhất, với ĐTB là 2,25 và kế tiếp là hai đặc điểm tính thuần thục và tính đúng đắn với ĐTB lần lượt là 2,13 và 2,12. Điều đó cho thấy, mặc dù giáo viên thực hiện vẫn chưa hoàn toàn đúng và chưa thuần thục nhưng đã vận dụng được một số nguyên tắc chung cụ thể như: Nắm được đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, công bằng giữa các trẻ, tìm hiểu rõ nguyên nhân khi xảy ra xung đột, kiên nhẫn trong giải quyết xung đột,... để giải quyết xung đột có hiệu quả hơn. Tuy nhiên tính hiệu quả ở đây vẫn chưa cao, cũng chỉ đạt ở mức trung bình. Qua đó cho thấy, kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non chưa hoàn toàn đúng đắn và chưa thuần thục nên không đạt được hiệu quả cao.

So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo theo các nhóm khách thể khác nhau cho thấy:

Bảng 2.3 . So sánh kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của GVMN theo các biến số

Nội dung Điểm

TB

Các nhóm khác biệt và mức ý nghĩa (P)

Thâm niên công tác

1.Từ 1 đến 5 năm 2,04 - Nhóm từ 1 đến 5 năm kém hơn nhóm từ 6 đến 10 năm, P= 0,348

2.Từ 6 đến 10 năm 2,07

3.Trên 10 năm 2,35 - Nhóm 6 đến 10 năm kém hơn nhóm trên 10 năm, P= 0,000

Trình độ đào tạo

1.Trung cấp -Cao đẳng 2.04

- Nhóm Đại học và Sau đại học tốt hơn nhóm Trung cấp và Cao đẳng,

P = 0,000 2.Đại học – Sau đại học 2.28

Kết quả thống kê so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa các nhóm giáo viên có thâm niên công tác khác nhau với p lần lượt là p = 0,348 và p = 0,000. Đánh giá chung về KNGQXĐTL cho trẻ của GVMN có thể nhận thấy sự tương đồng và không có khác biệt giữa nhóm giáo viên có 1-5 năm công tác và nhóm giáo viên 6-10 năm công tác (p = 0,348 > 0,05). Tuy nhiên nhóm giáo viên 1-5 năm vẫn kém hơn nhóm 6-10 năm một chút với ĐTB lần lượt là 2.04 và 2.07. Với p = 0.000 cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa là nhóm giáo viên có thâm niên công tác trên 10 năm (ĐTB = 2.35) cao hơn nhóm công tác 6-10 năm (ĐTB = 2.07).

Như vậy, ta thấy GVMN có thâm niêm công tác càng cao thì KNGQXĐTL cho trẻ càng cao. Rõ ràng kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm là một điều không thể phủ nhận để giúp giáo viên ngày càng có KNGQXĐTL cho trẻ cao hơn.

Kết quả của bảng 2.3 cũng cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa giữa các nhóm có trình độ chuyên môn khác nhau với p = 0.000. Đánh giá chung về KNGQXĐTL cho trẻ ta thấy sự khác biệt giữa nhóm giáo viên có trình độ trung cấp - cao đẳng (ĐTB =2.04) và nhóm giáo viên có trình độ đại học – sau đại học (ĐTB = 2.28). Với kết quả này ta có thể kết luận GVMN có trình độ chuyên môn càng cao kỹ năng sẽ càng cao hơn.

Mỗi kỹ năng thành phần trong kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận Bình Tân, Tp.HCM lại có những biểu hiện với các mức độ khác nhau ở từng tiêu chí. Những điểm khác nhau này sẽ được phân tích trong từng kỹ năng dưới đây:

2.2.2. Thực trạng các kỹ năng thành phần của kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ mẫu giáo của giáo viên mầm non tại các trường ở quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh

a. Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non (KN1)

Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN được tìm hiểu trên 2 nội dung thành phần là nhận dạng và xác định xung đột của trẻ, khoảng thời gian giải quyết vấn đề xung đột của giáo viên mầm non.

Bảng 2.4. Biểu hiện và mức độ Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN

Stt Các biểu hiện Các phương án

trả lời (%) ĐTB ĐLC 1 2 3 1

Tôi không mất nhiều thời gian để nhận thức được tất cả các yếu tố dữ liệu có liên quan đến vấn đề xung đột của trẻ.

9.2 48.3 42.5 2.33 0.64

2

Tôi có thể dễ dàng huy động được tri thức (tâm lý học, khoa học chuyên ngành) và kinh nghiệm có liên quan vào nhận dạng và xác định xung đột của trẻ. 2.5 55.8 41.7 2.39 0.54 3 Việc nhận dạng và xác định vấn đề xung đột của trẻ giúp tôi nhanh chóng có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên xung đột chấp nhận. 2.5 47.5 50 2.48 0.55 * 4 Có lúc tôi nhầm lẫn trong việc xác định các hình thức xung đột. 35 50 15 1.80 0.68

* 5 Có khi tôi mất nhiều thời gian để xác định các dạng nội dung xung đột của trẻ.

40.8 28.3 30.8 1.90 0.84

6

Đối với tôi, việc xác định các đối tượng có liên quan đến giải quyết vấn đề xung đột khá dễ dàng.

9.2 65 25.8 2.17 0.57

* 7

Có khi tôi nhầm lẫn trong xác định dạng nội dung xung đột của trẻ.

8

Việc xác định đúng các đối tượng có liên quan đến giải quyết vấn đề xung đột đã giúp tôi giải quyết vấn đề nhanh chóng.

2.5 60 37.5 2.35 0.53

* 9

Có khi tôi xác định đối tượng gây ra xung đột chưa thật chính xác.

32.5 45.8 21.7 1.89 0.73

ĐTB thang đo 2.12 0.70

Ghi chú

- Những biểu hiện có dấu * là những biểu hiện đã được đổi ngược điểm khi tính ĐTB. Mức yếu / kém (Y): ĐTB≤ 1,42; Mức trung bình (TB): 1,42< ĐTB< 2,82; Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,82.

-ĐTB càng cao cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt.

Qua kết quả tại bảng 2.4 có thể đưa ra nhận xét:

- Giáo viên mầm non đã đạt được mức độ trung bình về kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ tương ứng với thang đo từ 1,42 đến 2,82 (ĐTB = 2,12, độ lệch chuẩn = 0,70). Và tất cả các biểu hiện của kỹ năng này có ĐTB từ 1,8 đến 2,48 tức nghĩa đều đạt ở mức trung bình.

- Trong các biểu hiện cụ thể của kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN thì biểu hiện “Việc nhận dạng và xác định vấn đề xung đột của trẻ giúp tôi nhanh chóng có được cách giải quyết hiệu quả, được các bên

xung đột chấp nhận” có kết quả cao nhất với ĐTB là 2,48. Điều đó cho thấy

rằng nhiều GVMN đã nhận dạng và xác định vấn đề xung đột của trẻ khá tốt, có hiệu quả hơn các biểu hiện khác của kỹ năng 1. Từ đó GVMN có thể thấy được việc xác định đối tượng, hình thức và nội dung xung đột của trẻ giúp họ nhanh chóng có được cách giải quyết xung đột hiệu quả và được các trẻ dễ dàng chấp nhận hơn.

trong xác định dạng nội dung xung đột của trẻ” với ĐTB là 1,80. Và biểu hiện

Có lúc tôi nhầm lẫn trong việc xác định các hình thức xung đột” cùng bằng

ĐTB là 1,80. Điều này thể hiện, mặc dù có nhiều GVMN đã nhận dạng và xác định vấn đề xung đột khá tốt nhưng vẫn còn nhiều GVMN có sự nhầm lẫn về việc xác định nội dung và hình thức xung đột. Vì vậy giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ.

- Bên cạnh đó, biểu hiện “Tôi có thể dễ dàng huy động được tri thức (tâm lý học, khoa học chuyên ngành) và kinh nghiệm có liên quan vào nhận dạng và

xác định xung đột của trẻ” với ĐTB là 2,39. Qua đó ta thấy cũng có khá nhiều

giáo viên đã vận dụng được những tri thức và kinh nghiệm để giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ. Từ đó họ có được cơ sở khoa học trong việc nhận dạng và xác định xung đột giúp giải quyết xung đột có hiệu quả hơn. Biểu hiện “Xác định đúng các đối tượng có liên quan đến giải quyết vấn đề xung đột đã giúp

tôi giải quyết vấn đề nhanh chóng” với ĐTB là 2,35. Và biểu hiện “Tôi không

mất nhiều thời gian để nhận thức được tất cả các yếu tố dữ liệu có liên quan

đến vấn đề xung đột của trẻ” với ĐTB là 2,33. Những biểu hiện này cũng có số

ĐTB khá cao so với các biểu hiện khác của kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN. Qua đó ta thấy, một số giáo viên tuy không nhiều nhưng cũng là số không nhỏ đã có kỹ năng xác định khá tốt đối tượng xung đột nên không phải mất thời gian để nhận thức tất cả các yếu tố dữ liệu liên quan đến vấn đề xung đột của trẻ.

Tóm lại, tất cả biểu hiện của kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của GVMN đều chỉ đạt ở mức trung bình. Kết quả như vậy có thể do nhiều GVMN chưa nắm được quy trình giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ nên dẫn tới hiệu quả trong việc giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ không được cao, chỉ đạt ở mức trung bình. Qua trao đổi với một số giáo viên thì họ cũng thừa nhận rằng cũng có nhiều lúc họ không nhận dạng và xác định được xung đột của trẻ được, vì quá nhiều công việc và nghĩ rằng những tình huống như thế sẽ không

nghiêm trọng nên họ thường bỏ qua không xử lý và không tìm hiểu nhiều. Đồng thời họ cũng chưa được học các quy trình của KNGQXĐTL cho trẻ.

Việc phân tích kỹ năng theo các đặc điểm/tiêu chí về tính thuần thục, tính đúng đắn và tính hiệu quả cho thấy:

Bảng 2.5. Điểm trung bình các tiểu thang đo thể hiện tính đúng đắn, tính thuần thục và tính hiệu quả của KN1

Stt Các đặc điểm ĐTB Mức độ

1 Tính hiệu quả (câu 1, 3, 8) 2,39 TB 2 Tính thuần thục (câu 2, 5, 6) 2,15 TB 3 Tính đúng đắn (câu 4, 7, 9) 1,83 TB

Ghi chú

- Mức yếu / kém (Y): ĐTB≤ 1,42; Mức trung bình (TB): 1,42< ĐTB< 2,82; Mức tốt (T): ĐTB≥ 2,82.

-ĐTB càng cao cho thấy kỹ năng thực hiện càng tốt.

Tất cả 3 đặc điểm của kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của trẻ của GVMN chỉ đạt ở mức trung bình. Trong 3 đặc điểm thì tính hiệu quả được thực hiện tốt nhất với ĐTB là 2,39. Kế tiếp là hai đặc điểm còn lại là tính thuần thục và tính đúng đắn với ĐTB thấp dần lần lượt là 2,15 và 1,83. Qua đó ta thấy, vì giáo viên thực hiện chưa đúng và chưa thuần thục ở kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ nên hiệu quả của kỹ năng sẽ không cao.

Tính hiệu quả của kỹ năng 1 được thể hiện ở các câu 1, 3, 8 và có ĐTB từ 2,33 đến 2,48; tất cả đều đạt ở mức trung bình. Trong đó biểu hiện “Việc nhận dạng và xác định vấn đề xung đột của trẻ giúp tôi nhanh chóng có được cách

giải quyết hiệu quả, được các bên xung đột chấp nhận” cao nhất với ĐTB là

2,48. Cho nên, ta thấy việc GVMN xác định được đối tượng, hình thức, nội dung xung đột sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Kế tiếp là tính thuần thục của kỹ năng 1 được thể hiện ở các câu 2,5,6 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 66 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)