Kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 45)

viên mầm non

1.2.3.1. Khái niệm giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non là người tham gia trong lĩnh vực hoạt động lao động giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi. Nhờ được đào tạo, giáo viên mầm non có được những tri thức về sự phát triển thể chất, tâm sinh lí trẻ em; về phương pháp nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ em; về những kĩ năng nhất định để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em dưới 6 tuổi, đáp ứng nhu cầu xã hội

về phát triển con người mới trong xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa (Hồ Lam

* Những phẩm chất nhân cách cơ bản của người giáo viên mầm non

Nhân cách của người GVMN được thống nhất với mô hình nhân cách của người giáo viên nói chung. Do vị trí và đặc thù lao động của GVMN làm việc với trẻ nhỏ, nên các yêu cầu cụ thể trong thành phần cấu trúc nhân cách của GVMN có những nét riêng biệt.

Trong số hàng loạt các phẩm chất nhân cách của GVMN có những phẩm chất nhân cách đặc biệt có ý nghĩa và cần thiết không thể thiếu được ở mỗi người giáo viên đó là: Ý thức giác ngộ cao, có trình độ văn hóa cao, có thế giới quan khoa học đúng đắn... Đặc biệt là GVMN phải có xu hướng nghể nghiệp rõ nét, biểu hiện ở chỗ có lòng yêu mến trẻ em, hiểu biết những quy luật của tuổi thơ, hiểu biết lý luận - thực tiễn dạy học và giáo dục… Chính xu hướng nghề nghiệp ở giáo viên sẽ làm hình thành các phẩm chất nhân cách cơ bản ở giáo viên.

Trong cấu trúc nhân cách của GVMN có thể kể đến những thành phần sau đây:

- Các phẩm chất nhân cách như: Xu hướng nghề sư phạm, thế giới quan khoa học, lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ; những phẩm chất đạo đức và ý chí phù hợp với nghề giáo dục mầm non như: tinh thần trách nhiệm, thái độ nhân đạo, công bằng, lòng vị tha, tôn trọng trẻ, tính ngay thẳng, giản dị và khiêm tốn, tính tự kiềm chế, tính mục đích, tính nguyên tắc, tính kiên nhẫn, tinh thần vì mọi người, tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tinh thần khắc phục khó khăn, chủ động, sáng tạo trong công việc, tinh thần ham học hỏi, lòng yêu trẻ, yêu nghề và gắn bó với nghề, tận tụy với công việc, kiên trì và nhẫn nại khi tiếp xúc với trẻ…

- Các năng lực sư phạm như: Năng lực hiểu học sinh trong qua trình dạy học và giáo dục, có trí thức và tầm hiểu biết, nắm vững kỹ thuật dạy học, có năng lực vạch dự án phát triển nhân cách trẻ em, năng lực giao tiếp sư phạm, năng lực “Cảm hóa” trẻ em, năng lực đối xử khéo léo sư phạm, năng lực tổ

chức hoạt động sư phạm, năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực thiết kế, năng lực sáng tạo, năng lực tự học và các năng lực chuyên biệt (Hát, múa, vẽ, đọc thơ, kể chuyện).

Tóm lại, nhân cách nhà giáo nói chung và năng lực sự phạm nói riêng không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình đào tạo và tự đào tạo nghiêm túc, lâu dài và bền bỉ.

* Đặc điểm giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non

Giao tiếp sư phạm của GVMN có sự khác biệt so với giao tiếp sư phạm ở các cấp học khác do đối tượng người học là trẻ em dưới 6 tuổi, là giai đoạn bắt đầu đặt nền móng phát triển nhân cách. Phương thức học chủ yếu của trẻ qua quan sát và bắt chước, qua chơi và thực hành trải nghiệm; qua chia sẻ, trò chuyện với nhau. Mặt khác, trong quá trình tiếp xúc, trẻ em rất cần tình cảm và sự yêu thương, sự gần gũi thân thiết từ người lớn nhằm giúp trẻ dễ hòa nhập vào các mối quan hệ, phát triển tình cảm và sự tích cực tham gia. Do đó, giao tiếp sư phạm của GVMN có một số điểm riêng:

- Nặng yếu tố xúc cảm, tình cảm: GVMN cần thể hiện sự yêu thương, quan tâm săn sóc, trìu mến với trẻ như người mẹ chăm sóc con. Nói chuyện với trẻ cần nhẹ nhàng, vui tươi và chậm rãi để trẻ cảm thấy gần gũi.

- Cần nghiêm khắc với trẻ trong quá trình giáo dục, nếu giáo viên không nghiêm khắc với trẻ, trẻ sinh ra nhờn. Do vậy, có lúc cần nhẹ nhàng nhưng cũng cần nghiêm khắc và dứt khoát với trẻ.

- Giáo viên cần kiên trì và nhẫn nại với trẻ. Do khả năng ngôn ngữ và tư duy của trẻ còn hạn chế, nên giáo viên biết điềm tĩnh và lắng nghe trẻ nói, trả lời những khi trẻ hỏi.

a.Giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ của giáo viên mầm non

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã nói: “Trong vô vàn tình huống xảy ra hàng ngày, không phải tình huống nào cũng dễ giải quyết. Đã có không ít tình huống phức tạp gây cấn xảy ra khiến chính người lớn nhiều lúc phải lúng túng, dễ

dẫn đến những giải pháp sai lầm, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại nếu người lớn tìm được một giải pháp tốt thì sẽ gợi cho trẻ hứng thú hoạt động, lòng tự tin và nhiều đức tính tốt đẹp khác.

Tình huống xung đột trong giáo dục mầm non vô cùng phong phú và đa dạng bởi sự phát triển của trẻ rất khác nhau, mỗi cháu một tính nết riêng, khả năng riêng và tình huống lại xảy ra trong những thời điểm và không gian khác nhau. Không thể có một giải pháp nào chung chung cho mọi đứa trẻ vì mỗi em

bé là một con người riêng biệt” (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997).

Theo tác giả Hồ Lam Hồng thì tình huống sư phạm là một dạng bài tập tình huống mà ở đó người học tìm hiểu và đưa ra cách xử lý hợp lý, phù hợp với đối tượng là trẻ em lứa tuổi mầm non và hoạt động. Xử lý các tình huống sư phạm không đơn giản, bởi còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:

- Lứa tuổi của trẻ: Lứa tuổi nhà trẻ hay mẫu giáo;

- Đặc điểm tâm lý cá nhân: Nghịch ngợm, sôi nổi hay trầm tĩnh; trẻ nói nhiều, thích chỉ huy các bạn hay chịu sự phân công của bạn chơi cùng…

- Hoạt động giáo dục dạy học hay hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mầm non, giáo viên biết kết hợp các tình huống để giáo dục trẻ sao cho trong nuôi dưỡng cũng có kết hợp giáo dục trẻ và ngược lại (Hồ Lam Hồng, 2008).

Tác giả Nguyễn Ánh Tuyết cho rằng mỗi khi gặp một tình huống sư phạm chúng ta cần: Xem xét cẩn thận tình huống xảy ra như thế nào, đặc biệt là cần phải phân tích diễn biến tâm lý của trẻ trong tình huống đó. Tìm nguyên nhân gây ra tình huống, bình tĩnh, không vội vã, cố gắng suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu sao cho phù hợp với điều kiện sống, với khả năng và tính nết của từng đứa trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997). Tác giả Trần Thị Quốc Minh đề xuất trước khi giải quyết tình huống sư phạm cần phân tích tâm lý tình huống, gồm các bước: Phát hiện và nhận biết tình huống có vấn đề, xác định nguyên nhân gây

ra tinh huống có vấn đề. Tìm kiếm các cách giải quyết (Trần Thị Quốc Minh, 1996).

Trên cơ sở nghiên cứu của các tác giả trên, tôi xin xây dựng khái niệm giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ của giáo viên mầm non như sau:

Giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ của giáo viên mầm non là khả năng sử dụng các hành động tư duy và hành động thực tiễn của GVMN để giải quyết những mâu thuẫn, va chạm giữa những khác biệt về tri thức, kĩ năng, nhu cầu, sở thích, thói quen, tình cảm hay hành vi tương ứng… của trẻ nảy sinh trong quá trình hoạt động sống và trong thế giới nội tâm trẻ cũng như trong các mối quan hệ liên nhân cách của trẻ với trẻ.

b. Kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non

* Khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non

Trên cơ sở các khái niệm đã nêu trên, ta có thể đưa ra khái niệm kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN như sau:

Kỹ năng giải quyết xung đột cho trẻ của GVMN là khả năng vận dụng linh hoạt, sáng tạo những tri thức sư phạm (tâm lý học, giáo dục học, giao tiếp sư phạm…), những kinh nghiệm sư phạm, kinh nghiệm ứng xử phù hợp với các điều kiện của hoạt động giáo dục của GVMN để giải quyết một cách hợp lý các mâu thuẫn, va chạm giữa những khác biệt về tri thức, kĩ năng, nhu cầu, sở thích, thói quen, tình cảm hay hành vi tương ứng,… của trẻ nảy sinh trong quá trình hoạt động sống và trong thế giới nội tâm trẻ cũng như trong các mối quan hệ liên nhân cách của trẻ với trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ mẫu giáo của giáo viên tại các trường ở quận bình tân thành phố hồ chí minh​ (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)