mẫu giáo của giáo viên mầm non
Tác giả Dale Carnegie (2018) hòa giải xung đột như sau: - Tìm ra lý do thật sự gây bất đồng ý kiến.
- Nhanh chóng giải quyết ổn thỏa tranh chấp.
- Nỗ lực để thuyết phục các bên chấp nhận giải pháp nhằm tái phục hồi sự hợp tác trước đây.
Theo các tác giả Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Mỹ Trinh (2017) các bước quản lý xung đột trong trường mầm non như sau:
- Nhận diện tình hình: Xem xét thực hư ở đâu, điều gì đang diễn ra, ai đang tham gia quá trình xung đột, có cần thêm thông tin để làm sáng tỏ không.
- Xác định nhu cầu của các bên: Mỗi cá nhân tham gia xung đột thực sự muốn gì.
- Đánh giá xung đột: Cần xác định xung đột thuộc quy mô có thể quản lý được hay phải phân tách thành nhiều vấn đề nhỏ.
- Quyết định trình tự xử lí xung đột: Xác định hai bên xung đột lựa chọn quy trình nào để giải quyết xung đột.
- Tìm kiếm giải pháp
- Lên kế hoạch hành động: Khi đã đạt thỏa thuận, hai bên cần có cùng cách nhìn nhận đối với kết quả. Kế hoạch hành động này phải hết sức cụ thể và khả thi.
Theo tác giả Nguyễn Văn Lũy, Lê Quang Sơn (2011), quy trình giải quyết xung đột gồm:
- Kiềm chế cảm xúc: Sử dụng kỹ năng thư giãn. Tự đưa mình khỏi tâm trạng/ tình huống đó.
- Xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn: Ai là người gây ra mâu thuẫn, chịu trách nhiệm.
- Hỏi người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình.
- Hãy nói với người có mâu thuẫn với mình về cảm xúc của mình.
Tác giả Đinh Thị Kim Thoa (2002) đã đưa ra quy trình giải quyết xung đột gồm 6 bước:
- Bước 1: Các bên đồng ý tháo gỡ các thỏa thuận và đưa ra nguyên tắc hoạt động.
- Bước 2: Thu thập thông tin về xung đột và những nhu cầu của các bên. - Bước 3: Xác định chính xác nội dung của xung đột.
- Bước 4: Đưa ra những ý kiến về giải pháp. - Bước 5: Chọn lấy một phương án tối ưu. - Bước 6: Đạt được sự đồng ý của hai bên.
Để làm được điều này, cá nhân phải có những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thâu tóm vấn đề, kỹ năng sáng tạo, linh hoạt…
Hoạt động sư phạm của GVMN là hoạt động có tính chất chung giống hoạt động sư phạm của giáo viên các bậc học khác đồng thời cũng có nét đặc thù riêng. Bởi vì trẻ em mầm non khác nhau rất nhiều về những năng lực, những hứng thú, sở thích, khí chất, tinh cách, tri giác, cách suy nghĩ, sự tiếp thu nhanh hoặc chậm những kỹ năng, kỹ xảo, sự lĩnh hội tri thức và hình thành thói quen, trẻ có những ưu điểm và những khuyết điểm riêng của mình… Tất cả những điều trên GVMN cần phải tính đến, hiểu rõ để làm việc hiệu quả không chỉ với cả tập thể mà cả với từng đứa trẻ riêng biệt. Chính vì vậy, trong nghiên cứu quy trình giải quyết xung đột tâm lý cho trẻ của GVMN, các tác giả đều tính đến những đặc trưng trên của đứa trẻ.
Trong công trình nghiên cứu “Tình huống giáo dục mầm non” của mình, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề xuất ý kiến: Mỗi khi gặp một tình huống sư phạm chúng ta cần:
- Xem xét cẩn thận tình huống xảy ra như thế nào, đặc biệt là cần phải phân tích diễn biến tâm lý của trẻ trong tình huống đó.
- Tìm những nguyên nhân trực tiếp hoặc sâu xa đã gây ra tình huống, có thể là nguyên nhân khách quan từ hoàn cảnh sinh hoạt hay từ phía người lớn, có khi lại từ bản thân mỗi đứa trẻ.
- Bình tĩnh, không vội vã, cố gắng suy nghĩ tìm ra giải pháp tối ưu sao cho phù hợp với điều kiện sống, với khả năng và tính nết của từng đứa trẻ (Nguyễn Ánh Tuyết, 1997).
Đối với tác giả Hồ Lam Hồng thì cho rằng để xử lý tốt các tình huống sư phạm với trẻ, giáo viên cần:
- Lắng nghe các đối tượng trình bày.
- Hiểu rõ tình huống và hiểu rất kỹ đặc điểm tính cách riêng của từng trẻ. - Giải thích để trẻ hiểu và giúp trẻ học cách chia sẻ, hợp tác, cùng chơi với bạn. Đôi khi có thể đặt trẻ vào tình huống để trẻ tự lựa chọn cách thức giải quyết vấn đề, nêu ý kiến trên tinh thần tự nguyện và hợp tác (Hồ Lam Hồng, 2008).
Tiến sĩ Trần Thị Quốc Minh lại yêu cầu: phải thấu hiểu nội dung tình huống để tìm những chi tiết, những dấu hiệu, phân ra những gì bản chất, những gì không, những gì xác định được; đi sâu vào các nguyên nhân gây ra tình huống, mổ xẻ chúng để thấy được đâu là nguyên nhân từ bản thân, nguyên nhân từ trẻ và những người khác, nguyên nhân từ hoàn cảnh khách quan…; đặt ra các cách giải quyết phải như thế nào, cách nào là tối ưu, là giúp cho đứa trẻ phát triển (Trần Thị Quốc Minh, 1996).
Trên cơ sở những quan niệm về KNGQXĐTL của các tác giả trên, sẽ có rất nhiều cách để giải quyết xung đột cho trẻ. Nhưng riêng tôi cho rằng KNGQXĐTL cho trẻ mẫu giáo của GVMN là một hệ thống các kỹ năng được thực hiện theo trình tự, gồm:
a. Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non
Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non là xem xét một cách toàn diện về vấn đề xung đột của trẻ trên cơ sở:
+ Biết nhận dạng và xác định vấn đề thuộc hình thức xung đột nào. + Biết nhận dạng và xác định vấn đề thuộc nội dung xung đột nào.
+ Biết nhận dạng và xác định các đối tượng nào có liên quan đến giải quyết vấn đề xung đột.
+ Biết nhận dạng và xác định thời gian cần giải quyết vấn đề xung đột. Nhận dạng và xác định xung đột cho trẻ của giáo viên mầm non được xem là hiệu quả khi giáo viên mầm non vừa xác định đúng hình thức, thời gian giải quyết cũng như đối tượng, nội dung liên quan đến xung đột nhưng lại vừa diễn đạt được xung đột trong đầu hoặc bằng ngôn ngữ nói hay viết ra một cách rõ ràng, sáng sủa. Điều đó chứng tỏ giáo viên mầm non đã tiếp nhận, đã hiểu và đã nhận thức được đầy đủ vụ việc của xung đột cần giải quyết.
Kỹ năng nhận dạng và xác định xung đột của trẻ phụ thuộc vào hiểu biết tính chất công việc, tâm sinh lý của trẻ tuổi mầm non, khả năng vận dụng kinh nghiệm, vốn tri thức của giáo viên mầm non.
b. Kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của xung đột
Nhóm kỹ năng này giúp giáo viên mầm non đi sâu vào bản chất bên trong của vấn đề xung đột, bao gồm:
-Kỹ năng thu thập thông tin: Là khả năng nhìn nhận vấn đề xung đột một
cách toàn diện và hệ thống để xác định tất cả các nguồn thông tin có liên quan đến vấn đề xung đột, xác định các thông tin chi tiết cần tìm hiểu trong từng nguồn, những thông tin nào đã biết và những thông tin nào chưa biết; kiểm tra, xem xét các thông tin có liên quan đến vấn đề xung đột; so sánh, đối chiếu các thông tin để xác định tính đầy đủ và hợp lý của thông tin.
-Kỹ năng phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân dẫn của vấn đề xung đột: Là
khả năng phân tích sâu sắc các dữ liệu của vấn đề để không chỉ nhìn thấy những mâu thuẫn bên ngoài mà còn nhìn thấy những mâu thuẫn bên trong chứa đựng trong nội dung của vấn đề. Trên cơ sở phân tích mâu thuẫn chứa đựng trong nội dung vấn đề xung đột, giáo viên mầm non cần xem xét một cách hệ thống và logic những mối quan hệ nhiều chiều giữa các dữ liệu của vấn đề
xung đột để xác định tất cả các nguyên nhân chính - nguyên nhân phụ, nguyên nhân khách quan - chủ quan, nguyên nhân trực tiếp - gián tiếp dẫn đến vấn đề cần giải quyết.
Ở kỹ năng thu thập thông tin và phân tích mâu thuẫn, nguyên nhân của vấn đề xung đột yêu cầu giáo viên mầm non phải thu thập được đầy đủ các nguồn thông tin cần thiết, chỉ ra được tất cả những mâu thuẫn và nguyên nhân của vấn đề xung đột, kể cả những mâu thuẫn trước mắt lẫn mâu thuẫn lâu dài; nguyên nhân cơ bản lẫn nguyên nhân không cơ bản. Đây là nhóm kỹ năng có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, các phương án giải quyết được đưa ra lẫn quyết định được lựa chọn đều xuất phát từ nguồn thông tin có chính xác, đầy đủ và kịp thời hay không, để trên cơ sở đó các mâu thuẫn, nguyên nhân được xác định có giải quyết được hay không vấn đề xung đột. Kỹ năng này đòi hỏi giáo viên mầm non phải có khả năng trí tuệ, có kỹ năng thực hiện thì mới giải quyết hiệu quả.
c. Kỹ năng đề ra các phương án và lựa chọn phương án giải quyết vấn đề xung đột
Kỹ năng đề ra các phương án là khả năng tìm được các ý tưởng, các phương án khác nhau để có thể đi đến giải quyết vấn đề xung đột. Nếu chỉ đề ra một phương án thì đó có thể không phải là phương án tốt nhất. Việc đề ra được nhiều phương án giúp giáo viên mầm non có cơ hội lựa chọn một phương án tối ưu trong nhiều phương án đó.
Các phương án đưa ra phải có đầy đủ thông tin cần thiết; phân tích được đầy đủ và toàn diện mọi khía cạnh của vấn đề xung đột, bao gồm: Cả ưu điểm và hạn chế của các phương án; đưa ra được cách thức giải quyết vấn đề xung đột.
Kỹ năng lựa chọn phương án để giải quyết xung đột là khả năng phân tích các ưu điểm và nhược điểm của từng phương án trên cơ sở đã xác định rõ vấn đề xung đột, so sánh các phương án với mục tiêu đặt ra để suy xét lựa chọn
phương án tối ưu, đáp ứng tốt nhất với mục tiêu của việc giải quyết vấn đề xung đột. Một phương án tối ưu theo tác giả Howard Senter (2005) là phương án thỏa mãn các điều kiện:
+ Có hiệu lực (có tác dụng): Giải quyết được vấn đề vĩnh viễn hay trong một khoảng thời gian chấp nhận được.
+ Có hiệu quả: Giải quyết vấn đề mà không tạo ra một loạt vấn đề mới. + Khả thi: Thỏa mãn các điều kiện về mặt thời gian, nhân lực, vật lực, luật pháp, đạo đức…
Những biểu hiện cụ thể của kỹ năng này là:
- Đưa ra được nhiều phương án giải quyết xung đột.
- Phát hiện và đánh giá được ưu nhược điểm của từng phương án. - So sách, đánh giá được ưu nhược điểm của các phương án với nhau. - Phát hiện và lựa chọn được phương án tối ưu.
d. Kỹ năng thuyết phục các bên xung đột trong quá trình hòa giải
Nhiều tác giả cùng có chung quan điểm, thuyết phục là một kỹ năng giao tiếp, là một nghệ thuật - nghệ thuật thuyết phục và lôi cuốn mọi người. Nhờ có kỹ năng thuyết phục mà giáo viên mầm non có thể giúp các cháu hiểu đúng vấn đề, hài lòng với cách giải quyết của cô và có cách cư xử, ứng xử phù hợp với lứa tuổi các cháu về yêu cầu đạo đức.
Như vậy, biểu hiện của kỹ năng thuyết phục các bên xung đột được thể hiện cụ thể:
- Hiểu rõ và sử dụng các yêu cầu đạo đức phù hợp với lứa tuổi các cháu để thuyết phục các bên xung đột có hiệu quả.
- Có thái độ đồng cảm, khách quan, công minh; không thiên vị, áp đặt các bên xung đột trong quá trình thuyết phục.
- Sử dụng lý lẽ để phân tích, tư vấn, thuyết phục các cháu hiểu đúng vấn đề và thực hiện đúng yêu cầu đạo đức phù hợp với lứa tuổi các cháu.