1.2.2.1. Đặc điểm tâm lý của sinh viên sư phạm
a. Khái niệm sinh viên sư phạm
Thuật ngữ “Sinh viên” có nguồn gốc từ chữ Latinh “Student” nghĩa là người làm việc, học tập, tìm kiếm khai thác tri thức. Nó được dùng nghĩa tương đương với “Student” trong tiếng Anh để chỉ người đang học tập ở trường đại học hoặc cao đẳng [35, tr.441].
Khái niệm sinh viên được sử dụng rộng rãi hiện nay và nhà nghiên cứu chấp nhận với nghĩa: “Sinh viên là một nhóm người có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho một đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội” [15, tr.139].
Sinh viên thuộc nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường cao đẳng, đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường.
Sinh viên sư phạm là những sinh viên đang học tập, rèn luyện trong các trường Cao đẳng Sư phạm, Đại học Sư phạm, được đào tạo theo một chương trình chuyên biệt.
nghiệp vụ sư phạm, phát triển nhân cách toàn diện để trở thành những nhà giáo tương lai.
b. Những phẩm chất và năng lực cần thiết đối với sinh viên sư phạm
Dạy học và giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh [23]. Trình độ tư tưởng, phẩm chất đạo đức, trình độ học vấn và sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh không chỉ phụ thuộc vào chương trình, sách giáo khoa hay nhân cách của học sinh, mà còn phụ thuộc vào phẩm chất, trình độ chuyên môn và khả năng tay nghề của giáo viên. Chính vì vậy, sinh viên sư phạm cần trau dồi cho mình những phẩm chất và năng lực tương ứng với đặc điểm của nghề để đạt được mục đích cao nhất là hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh.
Các phẩm chất cần thiết đối với sinh viên sư phạm:
Thế giới quan khoa học Lý tưởng đào tạo thế hệ trẻ Lòng yêu trẻ
Lòng yêu nghề Các phẩm chất khác:
o Lòng nhân đạo, tôn trọng, sự công tâm, tính giản dị, khiêm tốn.
o Các phẩm chất ý chí: tính mục đích, quyết đoán, kiên nhẫn, tự chủ, tự kiềm chế [23].
Các năng lực cần thiết đối với sinh viên sư phạm
Nhóm năng lực dạy học: o Năng lực hiểu học sinh o Năng lực hiểu biết rộng o Năng lực chế biến tài liệu
o Năng lực nắm vững kỹ thuật dạy học o Năng lực ngôn ngữ
Nhóm năng lực giáo dục
o Năng lực vạch dự án phát triển nhân cách học sinh o Năng lực giao tiếp sư phạm
o Năng lực “cảm hóa” học sinh
o Năng lực tổ chức các hoạt động sư phạm [23].
Những phẩm chất và những năng lực trên là những điều rất căn bản mà mỗi sinh viên sư phạm, những nhà giáo tương lai cần phải có để có thể thực hiện tốt chức năng cao cả của mình. Thực tiễn xã hội phát triển với những mối quan hệ quốc tế đã đặt ra những yêu cầu mới trong đào tạo nhân cách học sinh. Thế hệ sinh viên sư phạm trẻ năng động, sáng tạo, sẵn sàng hòa nhập quốc tế là điều mà xã hội mong đợi.
1.2.2.2. Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non
Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên mầm non là hệ thống các yêu cầu cơ bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm mà giáo viên Mầm non cần phải đạt được nhằm đáp ứng mục tiếu giáo dục Mầm non.
Quyết định số 02/2008/QĐ-BGDDT ngày 22 tháng 1 năm 2008 đã ban hành quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non bao gồm:
a. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
(1) Nhận thức tư tưởng chính trị, thực hiện trách nhiệm của một công dân, một nhà giáo đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
(2)Chấp hành pháp luật, chính sách của Nhà nước.
(3) Chấp hành các quy định của ngành, quy định của trường, kỷ luật lao động. (4) Có đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của nhà giáo; có ý thức phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp.
(5) Trung thực trong công tác, đoàn kết trong quan hệ với đồng nghiệp; tận tình phục vụ nhân dân và trẻ.
b. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kiến thức
(1) Kiến thức cơ bản về giáo dục mầm non.
(2) Kiến thức về chăm sóc sức khỏe trẻ lứa tuổi mầm non. (3) Kiến thức cơ sở chuyên ngành.
(4) Kiến thức về phương pháp giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non.
(5) Kiến thức phổ thông về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến giáo dục mầm non.
c. Các yêu cầu thuộc lĩnh vực kỹ năng sư phạm
(1) Lập kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ.
(2) Kỹ năng tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. (3) Kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ.
(4) Kỹ năng quản lý lớp học.
(5) Kỹ năng giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp, phụ huynh và cộng đồng. Để có thể thực hiện tốt những yêu cầu này, GVMN cần có kỹ năng QLCX để không những giúp cho bản thân luôn ở trong trạng thái tích cực mà còn giúp phát triển đời sống tình cảm cho trẻ mầm non. Đặc biệt đối với lĩnh vực kỹ năng sư phạm, kỹ năng QLCX là kỹ năng quan trọng giúp GVMN đảm bảo những yêu cầu trong giao tiếp, ứng xử với trẻ, đồng nghiệp và phụ huynh. Kỹ năng QLCX cũng giúp bổ trợ cho những kỹ năng khác như tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, quản lý lớp học…đạt hiệu quả cao. Đối với sinh viên ngành Giáo dục Mầm non, đây sẽ là những tiêu chuẩn để phấn đấu vươn đến bằng nỗ lực của bản thân trong quá trình đào đạo và tự đào tạo.
1.2.2.3. Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
a. Khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
Dựa trên định nghĩa về kỹ năng quản lý cảm xúc và các đặc điểm của sinh viên ngành GDMN, chúng tôi xác lập khái niệm công cụ: “Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non là khả năng điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của bản thân sinh viên và người khác một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích nhất định trong quá trình học tập nghề tại trường sư phạm và giáo dục trẻ mầm non trong tương lai.”
b. Cấu trúc của kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non
Trên cơ sở về cấu trúc kỹ năng QLCX trong mô hình trí tuệ cảm xúc (1997) của nhóm tác giả Peter Salovey, John D. Mayer và David R. Caruso, đề tài xác lập cấu trúc của kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN bao gồm bốn thành phần cơ bản sau:
- Thứ nhất: kỹ năng chấp nhận cảm xúc, bao gồm cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân và người khác. Là một giáo viên mầm non với áp lực lớn từ phía công việc, việc nảy sinh những cảm xúc tiêu cực là điều dễ dàng xảy ra, chẳng hạn khi trẻ bướng
bỉnh không vâng lời hoặc quấy khóc khi không vừa ý. Việc đón nhận những cảm xúc xảy đến với bản thân hay người khác kể cả cảm xúc vui sướng hay tức giận, lo lắng hay sợ hãi như một điều tất yếu trong cuộc sống, trong nghề nghiệp là một kỹ năng nền tảng để sinh viên ngành GDMN phát triển kỹ năng QLCX.
- Thứ hai: kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc dựa trên sự đánh giá những thông tin liên quan hoặc đánh giá tính thiết thực của cảm xúc đó. Khi trưởng thành, một người có khả năng điều khiển cảm xúc của mình bằng cách lí luận về nó, có thể giảm cường độ một cảm xúc mạnh và bình tĩnh hơn để thảo luận về các vấn đề, hoặc có thể khơi gợi một cảm xúc mạnh mẽ nơi mình và người khác để đạt được mục đích nào đó. Kỹ năng này giúp một sinh viên ngành GDMN tránh sự lúng túng trong lúc căng thẳng hoặc điều khiển người có thái độ chống đối để cơn nóng giận của họ không quay trở lại. Chẳng hạn một sinh viên có thể hòa nhập vào cảm xúc vui mừng với nhóm bạn của mình khi cả nhóm có kết quả kiểm tra tốt. Hoặc một sinh viên ngành GDMN dù đang căng thẳng vì áp lực công việc nhưng khi đi thực tập thì có thể tách khỏi sự căng thẳng và vẫn giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ khi tiếp xúc với trẻ.
- Thứ ba:kỹ năng quan sát, phản ánh cảm xúc trong mối quan hệ với người khác.
Kỹ năng này bao gồm khả năng đánh giá được những đặc trưng, mức độ, tính hợp lý, sự ảnh hưởng của một cảm xúc xảy đến với bản thân hay người khác trong quá trình tương tác. Với đối tượng giao tiếp thường xuyên trong công việc là trẻ mầm non, một giáo viên đòi hỏi phải có kỹ năng quan sát, đánh giá cảm xúc để có thể sử dụng cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh. Đơn cử như trong tiết kể chuyện văn học, kỹ năng này có thể giúp GVMN đánh giá được cảm xúc của trẻ trong tiết học ra sao, cảm xúc của trẻ đối với nhân vật hiền lành khác với nhân vật hung ác như thế nào, điều gì ảnh hưởng mạnh đến cảm xúc của trẻ, ảnh hưởng của cảm xúc đến trẻ ở mức độ nào. Từ đó, giáo viên có thể chủ động làm cho giờ học trở nên sinh động và hiệu quả hơn.
- Thứ tư: kỹ năng điều chỉnh cảm xúc bằng cách làm giảm nhẹ, duy trì hoặc gia tăng cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của bản thân và người khác. Việc điều chỉnh cảm xúc không chỉ đối với cảm xúc tiêu cực mà cả cảm xúc tích cực cũng cần được điều chỉnh. Sự điều chỉnh này có thể là làm gia tăng, duy trì hoặc giảm nhẹ một cảm xúc tích
hoặc điều chỉnh giảm bớt niềm vui của bản thân để chia sẻ nỗi buồn với một ai đó. Sự điều chỉnh đối với cảm xúc tiêu cực có thể là làm giảm nhẹ cường độ sự tức giận để hạn chế những hành vi không mong muốn hoặc làm gia tăng giận dữ một cách có kiểm soát để đấu tranh chống lại sự bất công. Kỹ năng này không chỉ thể hiện ở việc quản lý được cảm xúc của bản thân mà còn thể hiện ở việc điều khiển cảm xúc nơi người khác. Một giáo viên mầm non có kỹ năng QLCX không những biết cách làm chủ bản thân mà còn có khả năng điều khiển được cảm xúc của trẻ, có thể làm gia tăng nơi trẻ những cảm xúc tích cực như sự vui vẻ, hứng khởi hoặc làm giảm những cảm xúc không mong muốn như lo lắng hay sợ hãi. Với nhiều nghiên cứu về cảm xúc nơi làm việc, Goleman cho rằng “Người có khả năng kiểm soát cảm xúc và xung động là người có khả năng sáng tạo một môi trường tin tưởng và công bằng” [27, tr.12].
Để sinh viên ngành GDMN thực hiện những kỹ năng QLCX một cách hiệu quả, chúng tôi đề xuất những cách thức dựa trên cơ sở những chiến lược điều chỉnh cảm xúc của Jame J. Gross theo từng thời điểm mà cảm xúc diễn ra.
c. Các cách thức quản lý cảm xúc
Cách 1. Tập trung vào tình huống
Kỹ thuật 1. Lựa chọn tình huống
Ở kỹ thuật này, sinh viên ngành GDMN có thể dự báo trước được những cảm xúc có thể xảy ra khi tham gia vào một tình huống nào đó, từ đó lựa chọn tham gia vào tình huống có khả năng làm gia tăng cảm xúc muốn có hoặc tránh các tình huống làm gia tăng cảm xúc không mong muốn. Chẳng hạn trước khi diễn ra một kì thi quan trọng, SV có thể chọn gặp gỡ một người bạn luôn làm mình cảm thấy thoải mái thay vì gặp gỡ những người có thể gây thêm căng thẳng. Sinh viên có thể chủ động tạo ra những sự kiện tạo cảm giác dễ chịu cho mình hạn như đi bộ thư giãn, nghe nhạc, tham gia vào các hoạt động giải trí lành mạnh… Folkman và Moskowitz nhận thấy rằng những người chủ động tạo ra các sự kiện mang đến sự dễ chịu có khả năng phục hồi khi đối mặt với căng thẳng cực độ [33].
Sinh viên ngành GDMN có thể áp dụng kỹ thuật này để tránh những nhân tố gây căng thẳng không cần thiết ngay từ đầu. Tuy nhiên, sinh viên cũng cần cân nhắc đối với các tình huống khác nhau để tránh làm mất đi các cơ hội để phát triển bản thân. Chẳng
hạn như việc chọn không tham gia vào nhóm học tập để tránh mặt một người không ưa thích hay không tham gia kì thi để không cảm thấy hồi hộp sẽ làm giới hạn cơ hội và các mối quan hệ.
Kỹ thuật 2. Thay đổi tình huống
Trong cách thức này, sinh viên ngành GDMN có thể chủ động để thay đổi tình huống để tạo điều kiện cho những trạng thái cảm xúc mong muốn. Chẳng hạn khi một sinh viên cảm thấy căng thẳng khi nói chuyện với bạn bè về chủ đề thi cử, họ có thể yêu cầu chuyển sang một chủ đề khác để cảm thấy dễ chịu hơn. Hay trong trường hợp của một cô giáo mầm non cảm thấy dễ nổi giận mỗi khi trẻ không tập trung và nói chuyện trong giờ học, cô giáo có thể thay đổi tình hình bằng cách thay đổi giọng nói, ánh mắt, cách thức truyền đạt để thu hút, lôi cuốn trẻ tập trung hơn.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người áp dụng cách thay đổi tình huống để điều chỉnh cảm xúc có sức khỏe thể lý và tâm lý tốt hơn [33]. Tuy nhiên trong một số trường hợp không thể thay đổi được, sinh viên ngành GDMN vẫn có thể QLCX của mình bằng cách nghĩ về tình huống theo một cách khác hoặc đặt sự chú ý vào một khía cạnh khác ít tạo nên cảm xúc tiêu cực hơn.
Cách 2. Tập trung vào nhận thức
Kỹ thuật 1. Triển khai sự chú ý
Một vấn đề có nhiều khía cạnh, một người có thể kiểm soát cảm xúc của mình bằng cách chú ý đến những khía cạnh ít tạo những cảm xúc không mong muốn cho mình. Chẳng hạn, một sinh viên ngành GDMN cảm thấy căng thẳng mỗi khi nghĩ đến áp lực của đợt thực tập, thay vì nghĩ đến khối lượng công việc sẽ gây căng thẳng ra sao, sinh viên có thể nghĩ đến việc gặp gỡ, chơi đùa với trẻ sẽ phấn khởi như thế nào. Hoặc trong trường hợp một trẻ đang buồn bã vì bạn khác đã chơi món đồ yêu thích của mình, GVMN có thể lấy một món đồ chơi hấp dẫn khác để thu hút trẻ, phân tán sự chú ý khỏi đồ chơi yêu thích cũ.
Kỹ thuật 2. Thay đổi nhận thức
Một kỹ thuật được các nhà nghiên cứu đánh giá khả quan mà sinh viên ngành GDMN có thể áp dụng là thay đổi nhận thức. Thay đổi nhận thức đề cập đến việc thay
sự kiện tiêu cực theo hướng ôn hòa hơn. Nhìn nhận những đau khổ theo góc nhìn khác là một kỹ thuật hữu hiệu, sinh viên có thể đặt những câu hỏi như: “Có thể có điều gì tốt từ nó không?” “Ta có thể tạo ra được cơ hội nào để làm điều gì đó có giá trị không?”. Đơn cử như trường hợp SV bị điểm thấp trong một bài tập nhóm, trước khi bị rơi vào trạng thái buồn bã, chán nản thì suy nghĩ về những kinh nghiệm giá trị để lần sau cố gắng hơn có thể giúp sinh viên cải thiện cảm xúc của mình.
Các kỹ thuật thay đổi nhận thức như suy nghĩ về tình huống với một sự hài hước, nhìn nhận quan điểm của người khác hoặc tha thứ cho người khác cũng giúp sinh viên cải thiện tâm trạng của mình. Chẳng hạn như trường hợp một phụ huynh tỏ thái độ giận dữ với cô giáo mầm non vì con của họ bị trầy xước trong giờ vui chơi, suy nghĩ “Vị phụ huynh đó không thích mình” hoặc “Tại sao họ không thông cảm với mình? Họ không