Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 119)

Giáo dục Mầm non

2.2.4.1. Những khó khăn của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trong việc quản lý cảm xúc của bản thân và người khác

Kết quả đánh giá cho thấy SV tự đánh giá những khó khăn gặp phải khi QLCX có ĐTB: 1,76 nằm ở cuối mức thấp, gần với mức trung bình (bảng 2.35). Trong đó, năm khó khăn đầu tiên có ĐTB nằm ở mức trung bình và tám khó khăn tiếp theo có ĐTB nằm ở mức thấp. Thứ hạng được trình bày ở bảng 2.35 cho thấy khó khăn lớn nhất mà các bạn SV thường gặp phải đó là dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập, công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày. Khi một cảm xúc tiêu cực xuất hiện, con người sẽ khó tập trung tâm trí để làm những việc khác. Đặc biệt đối với lứa tuổi SV, những khó khăn trong việc điều chỉnh cảm xúc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập của bản thân. Khó khăn kế đến là việc SV dễ để bị kích động khi gặp những cảm xúc tiêu cực. Đây cũng là một trong những vấn đề đáng lo ngại, khi bản thân bị kích động hoặc chán nản sẽ khó kiểm soát được hành vi và dễ dẫn đến những hành động không hay, để lại những hậu quả tai hại.

Những khó khăn tiếp theo liên quan đến việc điều chỉnh cảm xúc của người khác, cụ thể là điều chỉnh cảm xúc tiêu cực như làm giảm sự giận dữ hoặc lo lắng của người khác. GVMN là người hằng ngày gặp gỡ trẻ, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình cảm của trẻ, nếu biết cách điều chỉnh cảm xúc của trẻ phù hợp sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, tin tưởng để học tập cũng như phát triển đời sống tình cảm ngày càng phong phú hơn.

Bảng 2.35. Những khó khăn của SV khi QLCX của bản thân và người khác

STT CÁC YẾU TỐ ĐTB THỨ

HẠNG

1 Dễ để cảm xúc ảnh hưởng đến học tập, công việc và sinh

hoạt hàng ngày 1,92 1

2 Dễ bị kích động khi đang có những cảm xúc tiêu cực 1,87 2

3 Dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác 1,84 3

4 Không biết cách làm giảm sự tức giận của người khác 1,84 4

5 Không biết cách làm giảm sự lo lắng của người khác 1,81 5

6 Không biết kiềm chế những cơn nóng giận của bản thân 1,79 6

7 Khó điều khiển cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh 1,76 7

8 Không dám đối diện với cảm xúc của chính mình 1,76 8

9 Không biết tìm ai để chia sẻ cảm xúc 1,74 9

10 Không biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực 1,73 10

11 Không gọi tên được cảm xúc của bản thân 1,69 11

12 Không nhận biết được cảm xúc của người khác 1,56 12

13 Không biết được nguyên nhân gây nên cảm xúc của mình 1,54 13

ĐTB chung 1,76

Những khó khăn như không biết kiềm chế những cơn nóng giận của bản thân, khó điều khiển cảm xúc cho phù hợp với hoàn cảnh, không dám đối diện với cảm xúc của mình, không biết tìm ai để chia sẻ cảm xúc, không biết cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực, không gọi tên được cảm xúc hay không biết được nguyên nhân gây nên cảm xúc của bản thân và người khác là những khó khăn SV ít gặp phải khi QLCX.

2.2.4.2. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

ĐTB chung = 3,81 cho thấy tất cả các yếu tố ảnh hưởng được SV đánh giá ở mức độ ảnh hưởng nhiều (bảng 2.36). Trong đó, 11 yếu tố được đánh giá có mức ảnh hưởng cao (yếu tố 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 13), chỉ có 2 yếu tố được đánh giá ở mức độ ảnh hưởng trung bình (yếu tố 4, 11).

Yếu tố SV cho là ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố gia đình (ĐTB: 4,08). Khoảng 80% SV đánh giá yếu tố giáo dục gia đình và cách ứng xử của những người thân trong gia đình có mức độ ảnh hưởng nhiều đến rất nhiều. Điều này cho thấy đa số SV nhận thức được vai trò, sự ảnh hưởng của gia đình đối với việc giáo dục con cái. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh những tác động lâu dài và sâu xa của cha mẹ đối với đời sống xúc cảm của con cái.

Thứ ba là yếu tố thuộc về cá nhân: kinh nghiệm về kỹ năng giao tiếp xã hội (ĐTB: 4,08) với gần 80% SV đánh giá mức độ ảnh hưởng từ nhiều đến rất nhiều. Kết quả này cho thấy phần đông SV đánh giá được tầm trọng của việc học hỏi kỹ năng QLCX thông qua những cuộc gặp gỡ, giao tiếp xã hội. Qua hoạt động giao tiếp, SV được học hỏi, lĩnh hội những kinh nghiệm giá trị để từ đó biết cách điều chỉnh cảm xúc, hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh.

Thứ tư là yếu tố áp lực công việc (ĐTB: 3,99). Yếu tố áp lực cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến cảm xúc của một người. Thực tế cho thấy, một lớp học của trẻ mầm non có thể lên tới con số 50 trẻ trong một lớp. Độ tuổi mầm non là độ tuổi còn hiếu động, hay tìm tòi, khám phá để học hỏi. Vì thế, không những đòi hỏi người giáo viên đứng lớp cần có khả năng để tổ chức, quản lý lớp học mà cần phải có khả năng QLCX trong các tình huống sư phạm đa dạng. Một cô giáo mầm non thường xuyên phải đối diện với nhiều áp lực từ công việc như lớp học đông, chương trình nặng, phấn đấu với các tiêu chí thi đua, rèn luyện, sự giám sát của Ban Giám Hiệu, phụ huynh…có thể dễ bị căng thẳng, mệt mỏi dẫn đến khó kiểm soát được biểu lộ cảm xúc, hành vi của mình.

Thứ năm là yếu tố kiến thức về cảm xúc nói chung hay các kỹ năng QLCX nói riêng (ĐTB: 3,92). Kết quả này cho thấy đa phần SV nhận thức được tầm quan trọng của những kiến thức về cảm xúc, kỹ năng QLCX đối với việc phát triển kỹ năng của mình. Kiến thức về lĩnh vực này là cơ sở, nền tảng để SV có thể nhận biết, hiểu, từ đó vận dụng và hình thành cho mình các kỹ năng về cảm xúc, đặc biệt là kỹ năng QLCX.

Bảng 2.36. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN STT CÁC YẾU TỐ MỨC ĐỘ ĐTB THỨ HẠNG Yếu tố chủ quan 1 2 3 4 5 1 Yếu tố khí chất 0,6 3,2 37,5 40,7 18 3,72 10 2 Kiến thức về cảm xúc, kỹ năng QLCX 0,3 2,7 26 46,9 24,2 3,92 5 3 Tính tích cực trong học tập và rèn luyện 3,5 33 43,1 20,4 3,8 8 4 Độ tuổi 2,4 14,5 43,7 27,1 12,4 3,33 13

5 Kinh nghiệm về kỹ năng giao

tiếp xã hội 0,6 3,2 16,8 46,6 32,7 4,08 3

Yếu tố khách quan

Gia đình

6 Sự giáo dục của gia đình 0,6 2,4 19,2 43,7 33,9 4,08 1

7 Cách ứng xử của những

người thân trong gia đình 2,4 19,2 46,3 32,2 4,08 2

Nhà trường

8 Việc rèn luyện kỹ năng

QLCX cho sinh viên 2,1 3,2 27,1 43,4 24,2 3,84 7 9 Kỹ năng QLCX của giảng

viên 1,5 4,7 29,8 44,2 19,8 3,76 9

10 Áp lực của việc học 1,5 6,5 31,9 39,8 20,4 3,71 11

11 Sinh hoạt Đoàn – Hội 4,1 10,3 40,7 33 11,8 3,38 12 Môi trường thực tế

12

Cách ứng xử của giáo viên hướng dẫn khi đi thực tế tại các cơ sở giáo dục mầm non

1,8 5,3 24,2 43,7 25,1 3,85 6

13 Áp lực công việc 1,8 2,4 22,4 42,5 31 3,99 4

ĐTB chung 3,81

Thứ sáu là sự ảnh hưởng từ cách thức ứng xử của giáo viên hướng dẫn khi đi thực tế tại các cơ sở GDMN (ĐTB: 3,85). Qua quá trình học hỏi thực tế, có thể nhận thấy rằng SV bị ảnh hưởng khá nhiều từ khuôn mẫu ứng xử của giáo viên hướng dẫn với trẻ. Nếu những định hướng ban đầu này đi sai hướng thì có thể để lại nhiều hậu quả về sau khi chính SV trở thành những GVMN và lặp lại những gì mình được học. Nói về vấn đề này, bạn T.T.H chia sẻ: “Cách thức tụi em ứng xử với trẻ cũng phụ thuộc nhiều khuôn

mẫu của giáo viên hướng dẫn. Nếu giáo viên giận dữ la trẻ khi trẻ không vâng lời hay phá phách thì tụi em cũng có thể làm như vậy để ngăn chặn hành vi của trẻ. Nếu giáo viên không giận dữ hay đánh trẻ thì tụi em cũng không dám.”

Thứ bảy là yếu tố liên quan đến nhà trường về công tác rèn luyện kỹ năng QLCX cho SV (ĐTB: 3,84). Có thể thấy rằng chương trình đào tạo của nhà trường đóng vai trò trọng yếu trong việc cung cấp kiến thức cũng như rèn luyện những kỹ năng sư phạm cho SV. Thứ tám là tính tích cực trong học tập và rèn luyện của bản thân SV (ĐTB: 3,8). Đối với sự phát triển tâm lý của mỗi con người, yếu tố tích cực cá nhân đóng một vai trò hết sức quan trọng, quy định chiều hướng phát triển của mỗi cá nhân. Thứ chín là sự ảnh hưởng của kỹ năng QLCX của giảng viên (ĐTB: 3,76). Thứ mười là yếu tố khí chất (ĐTB: 3,72). Yếu tố thứ mười một là yếu tố áp lực học tập (ĐTB: 3,71). Hai yếu tố cuối với sự đánh giá về mức độ ảnh hưởng trung bình là yếu tố sinh hoạt Đoàn – Hội (ĐTB: 3,38) và yếu tố độ tuổi (ĐTB: 3,33).

2.2.4.3. Nguyên nhân của thực trạng mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Số liệu bảng 2.37 cho thấy GV – NHD đồng ý ở mức độ khá cao (ĐTB: 2,49) đối với 12 nguyên nhân dẫn đến việc kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN ở mức chưa cao. Trong đó, những nguyên nhân đứng ở vị trí đầu là những nguyên nhân thuộc về yếu tố chủ quan: đứng đầu là nguyên nhân SV thiếu sự tích cực, chủ động tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng QLCX (ĐTB: 2,78). Thứ hai là do SV chưa nhận thức đúng vai trò của kỹ năng QLCX đối với nghề nghiệp tương lai (ĐTB: 2,69). Sự nhìn nhận này cho thấy GV – NHD đánh giá cao tầm quan trọng của nỗ lực cá nhân SV trong việc chủ động học hỏi, trau dồi những kỹ năng mềm cho bản thân, phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp sau này.

Những nguyên nhân cao tiếp theo thuộc về phía nhà trường: đứng thứ ba là nguyên nhân nhà trường còn hạn chế các chuyên đề, khóa học về kỹ năng QLCX (ĐTB: 2,63), thứ tư là nhà trường chưa lồng ghép, tích hợp kỹ năng QLCX trong quá trình đào tạo (ĐTB: 2,63). Điều này cho thấy GV – NHD đánh giá cao vai trò chủ đạo của nhà trường trong việc giáo dục, phát triển những kỹ năng mềm cần thiết cho SV. Thực tiễn cho thấy trong chương trình đào tạo ngành GDMN của các trường Đại học, Cao đẳng

các môn Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Giáo dục xúc cảm cho trẻ mầm non,…mà chưa có những nội dung chuyên biệt được tổ chức hệ thống, bài bản. Những yếu tố này nếu được cải thiện sẽ góp phần nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN, giúp cho quá trình học tập và chất lượng cuộc sống của SV đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 2.37. Những nguyên nhân khiến kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN chưa cao

STT NGUYÊN NHÂN ĐTB THỨ

HẠNG

Yếu tố chủ quan

1 Sinh viên thiếu sự tích cực, chủ động tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng

QLCX 2,78 1

2 Sinh viên chưa nhận thức đúng vai trò của kỹ năng QLCX đối với

nghề nghiệp tương lai 2,68 2

3 Sinh viên có độ tuổi trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm về kỹ năng

giao tiếp xã hội 2,56 5

Yếu tố khách quan

Gia đình

4 Gia đình giáo dục sai về kỹ năng QLCX 2,26 11

5 Kỹ năng QLCX của các thành viên trong gia đình ở mức thấp 2,26 12 Nhà trường

6 Chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng QLCX cho sinh viên 2,46 7

7 Chưa lồng ghép, tích hợp kỹ năng QLCX trong quá trình đào tạo 2,60 4

8 Thiếu những buổi tập huấn, chuyên đề, khóa học về kỹ năng QLCX 2,62 3 Cơ sở thực tập

9 Kỹ năng của giáo viên hướng dẫn khi đi thực tế tại các cơ sở giáo

dục mầm non ở mức độ thấp 2,38 8

Xã hội

10 Các lớp học về kỹ năng QLCX còn hạn chế 2,36 9

11 Công tác truyền thông về kỹ năng QLCX chưa được đẩy mạnh 2,34 10

12 Không có tài liệu chuyên sâu về kỹ năng QLCX 2,48 6

Thứ năm là yếu tố độ tuổi trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm về giao tiếp xã hội. Thứ sáu là do sự hạn chế các tài liệu chuyên sâu về kỹ năng QLCX. Thứ bảy là nguyên nhân nhà trường chưa chú trọng rèn luyện kỹ năng QLCX cho SV. Thứ tám là nguyên nhân kỹ năng QLCX của giáo viên hướng dẫn tại các cơ sở GDMN còn ở mức độ thấp. Thứ chín và thứ mười là do xã hội thiếu những lớp học về kỹ năng QLCX cũng như chưa đẩy mạnh công tác truyền thông. Hai nguyên nhân cuối cùng thuộc về phía gia đình chưa có biện pháp giáo dục kỹ năng QLCX đúng cách.

Nhìn chung, GV – NHD đánh giá yếu tố chủ quan cá nhân là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN ở mức độ chưa cao, tiếp đến là những nguyên nhân thuộc về khách quan chủ yếu liên quan đến sự hạn chế các chuyên đề, khóa học, tài liệu chuyên sâu về kỹ năng QLCX.

Có thể kết luận rằng: để có thể nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN, trước tiên cần có sự chủ động tích cực của SV trong việc tìm tòi, học hỏi những kiến thức liên quan. Bên cạnh đó, để đáp ứng được nhu cầu học hỏi của SV, cần có sự tác động của những biện pháp giáo dục xuất phát từ phía nhà trường trong việc cung cấp cho SV những kiến thức nền tảng về cảm xúc và những kỹ năng tương ứng. Từ đó, SV có thể chủ động hơn trong việc QLCX của mình, chủ động hơn trong học tập cũng như trong việc thích ứng với nghề nghiệp tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 113 - 119)