Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non về kỹ năng quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Giáo dục Mầm non

2.2.1. Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non về kỹ năng quản lý cảm xúc cảm xúc

2.2.1.1. Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non về khái niệm kỹ năng quản lý cảm xúc

Dựa trên khái niệm kỹ năng QLCX đề tài đã xác lập thì chỉ có 26% SV nhận thức đầy đủ về khái niệm này, hiểu kỹ năng QLCX là khả năng điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của bản thân và người khác cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích nhất định. Kỹ năng QLCX bao gồm việc điều chỉnh cảm xúc đối với cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Còn lại 74% SV chưa thực sự hiểu đúng và đầy đủ về khái niệm này, trong đó có đến 54,9% SV hiểu theo hướng một chiều khi cho rằng kỹ năng QLCX chỉ bao gồm việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy đa số SV còn khá lúng túng với khái niệm QLCX và sử dụng cụm từ “khống chế cảm xúc của bản thân” hoặc “kiềm chế cảm xúc của bản thân” khi định nghĩa về khái niệm kỹ năng

QLCX. Việc nhận thức không đầy đủ này có thể dẫn đến việc kìm nén, che giấu cảm xúc thường xuyên dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe và mối quan hệ. Thực tế cho thấy, không chỉ những cảm xúc tiêu cực mới cần điều chỉnh mà ngay cả những cảm xúc tích cực cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Chẳng hạn như việc điều chỉnh sự vui vẻ quá độ của mình khi đang ở trong một nhóm người có tâm trạng không tốt.

Bảng 2.6. Nhận thức của SV ngành GDMN về kỹ năng QLCX

STT KHÁI NIỆM KỸ NĂNG QLCX TẦN SỐ TỈ LỆ %

1 Là khả năng nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của bản

thân và người khác. 12 3,5

2

Là khả năng kiềm chế được cảm xúc tiêu cực của bản thân và người khác, đặc biệt kiềm chế được cảm xúc nóng giận đúng thời điểm, phù hợp với hoàn cảnh.

186 54,9

3

Là khả năng điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của bản thân và người khác cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích nhất định.

88 26

4 Là khả năng điều khiển, làm chủ được bản thân trong

mọi hoàn cảnh. 53 15,6

Tổng 339 100

Nhìn chung nhận thức của SV về khái niệm kỹ năng QLCX còn hạn chế, chỉ đạt ở mức độ thấp. Điều này đặt ra yêu cầu cần nâng cao nhận thức của SV ngành GDMN về kỹ năng QLCX vì đó chính là nền tảng để SV phát triển kỹ năng QLCX cho mình.

2.2.1.2. Nhận thức của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non và giảng viên – người hướng dẫn về tầm quan trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc

Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX được khảo sát dựa trên đánh giá chung về mức độ quan trọng của kỹ năng này đối với nghề nghiệp tương lai.

96,2% SV đánh giá kỹ năng QLCX ở mức quan trọng đến rất quan trọng, trong đó 70,8% cho rằng kỹ năng QLCX rất quan trọng đối với nghề nghiệp trong tương lai. Tương tự, 96% GV – NHD cũng đánh giá kỹ năng QLCX là một kỹ năng quan trọng đối với nghề GDMN, trong đó 72% đánh giá kỹ năng QLCX ở mức rất quan trọng.

Bảng 2.7. Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX với nghề nghiệp tương lai

STT MỨC ĐỘ SINH VIÊN GV – NHD Tần số Tỉ lệ (%) Tần số Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 240 70,8 36 72 2 Quan trọng 87 25,7 12 24 3 Bình thường 10 2,9 2 4 4 Không quan trọng 2 0,6 0 0

5 Hoàn toàn không quan trọng 0 0 0 0

ĐTB 4,66 4,68

Kết quả phỏng vấn cho thấy đa số các bạn SV ngành GDMN có nhận thức tốt về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của của kỹ năng QLCX đối với nghề GDMN. Bạn T.L.N.K cho biết: “Kỹ năng QLCX sẽ có ảnh hưởng lớn tới mối quan hệ với đồng nghiệp, với phụ huynh, đặc biệt là đối với trẻ. Chẳng hạn khi cô giáo không biết kiềm chế sự tức giận có thể gây ra những hậu quả tai hại như quát mắng trẻ, nặng hơn là đánh trẻ”. Bạn N.T.T cũng có nhận xét: “Kỹ năng này là một trong những kỹ năng rất quan trọng đối với một giáo viên mầm non, vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến nghề nghiệp của em sau này, chẳng hạn khi cô giáo bị stress mà không biết cách điều chỉnh thì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.”

Nhìn chung hầu hết SV có đánh giá rất tích cực về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX đối với môi trường công việc. Tuy nhiên, có thể thấy sự mâu thuẫn khi SV nhận thức cao về tầm quan trọng của kỹ năng QLCX nhưng lại nhận thức chưa cao về khái niệm của kỹ năng này. Điều này cho thấy SV hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng QLCX đối với công việc trong tương lai nhưng bản thân chưa tích cực tìm hiểu để phát triển kiến thức về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)