Các biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc cho sinh viên ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 119 - 159)

Giáo dục Mầm non

Những biện pháp giúp được đề xuất nhằm nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát thực trạng về kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN, những khó khăn, nguyên nhân và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình QLCX của SV ngành GDMN qua đợt thăm dò ý kiến. Kết quả thăm dò ý kiến của SV qua đợt khảo sát chính thức cho thấy hầu hết SV đánh giá các biện pháp được đề xuất nằm ở mức độ cần thiết và khả thi cao.

2.2.5.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

đó, biện pháp được SV đánh giá cần thiết nhất là tổ chức các chuyên đề về kỹ năng QLCX (ĐTB: 4,25). Biện pháp cần thiết thứ hai là dạy kỹ năng QLCX thành một môn học hoặc học phần (ĐTB: 4,21). Hai kỹ năng này đều có ĐTB nằm trong khoảng rất cần thiết. Điều đó cho thấy SV đánh giá tính cấp thiết của việc nhà trường trong việc chủ động giáo dục kỹ năng QLCX qua các khóa học, chuyên đề riêng biệt.

Bảng 2.38. Mức độ cần thiết của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN Stt BIỆN PHÁP Sinh viên GV - NHD ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng

1 Cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu 3,88 7 4,18 5 2 Dạy kỹ năng QLCX thành một môn – học phần 4,13 3 4,46 1

3 Tổ chức chuyên đề về kỹ năng QLCX 4,25 1 4,38 2 4 Lồng ghép, tích hợp nội dung kỹ năng QLCX vào

các môn học có liên quan 4,21 2 4,34 3

5 Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng QLCX

qua sinh hoạt Đoàn – Hội 4,02 5 3,86 6

6 Tăng cường công tác truyền thông 3,98 6 3,7 7

7 Xây dựng cẩm nang và bài tập thực hành kỹ năng

QLCX 4,06 4 4,3 4

ĐTB chung 4,07 4,17

Biện pháp thứ ba là lồng ghép, tích hợp nội dung QLCX vào các môn học có liên quan. Thứ tư là xây dựng cẩm nang và bài tập thực hành về kỹ năng QLCX. Thứ năm là lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng QLCX qua sinh hoạt Đoàn – Hội. Thứ sáu là tăng cường công tác truyền thông. Cuối cùng là cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu. Thứ hạng trên cho thấy đa phần SV nhận thức được tầm quan trọng của việc tự trau dồi học hỏi, tuy nhiên để kỹ năng QLCX của SV được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực nghề nghiệp tương lai thì cần có sự giáo dục, định hướng của nhà trường.

Kết quả đánh giá của GV và NHD cũng cho thấy các biện pháp đề xuất nằm ở mức cần thiết (ĐTB: 4,17) (bảng 2.40). Tuy nhiên, kết quả có sự thay đổi một chút về vị trí thứ hạng so với SV. Biện pháp được GV – NHD cần thiết nhất là dạy kỹ năng QLCX thành một môn học hoặc học phần. Điều này cho thấy GV – NHD đánh giá cao việc giáo dục, truyền đạt kiến thức đến SV một cách hệ thống, bài bản với nội dung chuyên sâu. Các biện pháp cần thiết tiếp theo là tổ chức chuyên đề và lồng ghép nội dung kỹ năng QLCX vào các môn học có liên quan.

Kết quả này một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của nhà trường trong việc mở các môn học, chuyên đề có nội dung chuyên biệt về kỹ năng QLCX cho SV ngành GDMN.

2.2.5.2. Mức độ khả thi của các biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Đánh giá về mức độ khả thi, thứ hạng của các biện pháp có phần chênh lệch so với mức độ cần thiết, tuy nhiên, bảy biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX đều được SV đánh giá ở mức độ khả thi (ĐTB chung: 3,78) (bảng 2.39). Trong đó, khả thi nhất biện pháp nhà trường lồng ghép, tích hợp nội dung kỹ năng QLCX vào các môn học có liên quan. Thứ hai là tổ chức các chuyên đề về kỹ năng QLCX. Thứ ba là dạy kỹ năng QLCX thành một môn – học phần. Thứ tư là xây dựng cẩm nang và bài tập thực hành kỹ năng QLCX. Thứ năm là lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng QLCX vào các môn học có liên quan. Thứ sáu là tăng cường công tác truyền thông. Cuối cùng là cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu, sự đánh giá này cho thấy SV còn thụ động, chưa tích cực trong việc tự học hỏi nâng cao kỹ năng của bản thân.

Về phần đánh giá của GV – NHD, là những người trực tiếp tham gia giáo dục, đào tạo SV thì phần đánh giá về mức độ khả thi có chênh lệch một chút so với sự đánh giá của SV. Biện pháp được đánh giá khả thi nhất là tổ chức chuyên đề về kỹ năng QLCX với ĐTB: 4,34, tương ứng với mức rất khả thi. Thứ hai là dạy kỹ năng QLCX thành một môn – học phần. Vị trí thứ hạng này cho thấy đa phần GV – NHD đánh giá cao mức độ quan trọng của việc truyền đạt kiến thức một cách có hệ thống, bài bản bằng cách tổ chức giáo dục qua học phần (mức độ cần thiết nhất). Tuy nhiên, hầu hết cũng

nhận thấy những khó khăn trong việc xây dựng chương trình học phần, môn học. Vì để có thể thực hiện được những điều đó, đòi hỏi cả một quá trình nỗ lực và cố gắng.

Bảng 2.39. Mức độ khả thi của các biện pháp giúp nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN Stt BIỆN PHÁP Sinh viên GV - NHD ĐTB Thứ hạng ĐTB Thứ hạng

1 Cung cấp tài liệu cho sinh viên tự nghiên cứu 3,49 7 4,1 4 2 Dạy kỹ năng QLCX thành một môn – học phần 3,85 3 4,26 2 3 Tổ chức chuyên đề về kỹ năng QLCX 3,91 2 4,34 1

4 Lồng ghép, tích hợp nội dung kỹ năng QLCX vào

các môn học có liên quan 3,94 1 4,18 3

5 Lồng ghép chương trình giáo dục kỹ năng QLCX

qua sinh hoạt Đoàn – Hội 3,78 5 3,8 7

6 Tăng cường công tác truyền thông 3,73 6 3,96 6 7 Xây dựng cẩm nang và bài tập thực hành kỹ năng

QLCX 3,81 4 4,04 5

ĐTB chung 3,78 4,09

Biện pháp khả thi thứ ba là lồng ghép – tích hợp nội dung kỹ năng QLCX vào các môn học có liên quan. Thứ tư là cung cấp tài liệu cho SV tự nghiên cứu. Đối với biện pháp thứ tư này, SV lại đánh giá mức độ khả thi ở cuối cùng. Điều này cho thấy GV – NHD đánh giá khá cao năng lực tự học và sự chủ động của SV. Thứ năm là xây dựng cẩm nang, bài tập thực hành kỹ năng QLCX. Thứ sáu là tăng cường công tác truyền thông và cuối cùng là lồng ghép vào sinh hoạt Đoàn – Hội.

Nhìn chung, sự đánh giá về tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giữa SV và GV – NHD có sự khác nhau. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và tất cả đều có chung đánh giá các biện pháp ở mức độ cần thiết và khả thi cao. Trong đó, ba biện pháp luôn được GV – NHD cũng như SV đánh giá ở vị trí đứng đầu là:

- Tổ chức chuyên đề về kỹ năng QLCX.

- Dạy kỹ năng QLCX thành một môn – học phần.

- Lồng ghép, tích hợp nội dung kỹ năng QLCX vào các môn học có liên quan. Sự đánh giá này là cơ sở để nhà trường quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục và nâng cao kỹ năng QLCX cho SV. Từ đó, SV có được sự chủ động hơn trong quá trình học tập cũng như có tâm thế vững vàng hơn khi bước vào nghề, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp đặt ra trong tương lai.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Kết quả khảo sát về kỹ năng QLCX của 339 sinh viên ngành GDMN cho thấy: - Đa số sinh viên ngành GDMN nhận thức được tầm quan trọng của kỹ năng QLCX đối với nghề giáo dục trẻ mầm non trong tương lai. Tuy nhiên nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng QLCX còn rất thấp, có đến 74% sinh viên có cái nhìn chưa đầy đủ về khái niệm kỹ năng QLCX.

- Thực tế, theo tự đánh giá của sinh viên ngành GDMN về mức độ kỹ năng QLCX của bản thân ở mức độ khá (ĐTB: 89,17). Điều này chưa tương đồng với sự đánh của giảng viên và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập. Theo đánh giá của giảng viên và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập, kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN chỉ đạt mức trung bình. Kết quả phỏng vấn sinh viên về các tình huống cũng cho thấy sinh viên còn bộc lộ sự lúng túng và yếu kém trong việc xử lý tình huống và chưa biết cách QLCX cho phù hợp. Điều đó chứng tỏ sự đánh giá của sinh viên về kỹ năng QLCX của mình còn khá chủ quan. Kết quả trên cho thấy thực trạng tự đánh giá kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN ở mức cao hơn so với giả thuyết đã đặt ra nhưng đánh giá của giảng viên và giáo viên hướng dẫn (những người được tập huấn về tiêu chí đánh giá) lại đúng với giả thuyết. Vậy kết luận chung kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN ở mức trung bình.

- Kỹ năng QLCX của sinh viên năm ba cao hơn sinh viên năm nhất, chứng tỏ yếu tố kinh nghiệm và độ tuổi có ảnh hưởng đến năng lực QLCX. Kinh nghiệm có được khi tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX cũng ảnh hưởng đến mức độ kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN.

- Có nhiều khó khăn trong quá trình QLCX của sinh viên ngành GDMN. Trong đó, khó khăn hàng đầu là sinh viên dễ bị cảm xúc chi phối đến học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tiếp đến là trạng thái dễ bị kích động khi có những cảm xúc tiêu cực và dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Tất cả những nhược điểm này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, giao tiếp và công việc sau này.

- Sinh viên nhận thức được sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố thuộc về cá nhân như kinh nghiệm trong giao tiếp, kiến thức về cảm xúc đến kỹ năng QLCX. Thực tế cho thấy, để có được kiến thức và kinh nghiệm QLCX cần có những tác động giáo dục.

Theo đánh giá của sinh viên, tác động của yếu tố gia đình ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN. Trong đó, có cả những ảnh hưởng chủ động do giáo dục và thụ động do tự tập nhiễm từ cách ứng xủa của các thành viên trong gia đình.

- Có các nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến việc sinh viên ngành GDMN chưa có kỹ năng QLCX ở mức độ cao. Nguyên nhân mà GV – NHD đánh giá hàng đầu xuất phát từ chính bản thân sinh viên như thiếu sự tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, rèn luyện kỹ năng QLCX. Các nguyên nhân tiếp theo liên quan đến chương trình đào tạo của nhà trường, do các khóa học, chuyên đề về kỹ năng QLCX còn hạn chế, chưa lồng ghép, tích hợp kỹ năng QLCX trong quá trình đào tạo.

- Trong các biện pháp được đề xuất, ba biện pháp được GV – NHD và sinh viên đánh giá ở mức cần thiết và khả thi cao là tổ chức các chuyên đề, học phần về kỹ năng QLCX và lồng ghép, tích hợp nội dung QLCX vào các môn học có liên quan. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tính hiệu quả của các biện pháp này: những sinh viên từng tham gia các khóa học có liên quan kỹ năng QLCX có điểm trung bình kỹ năng QLCX cao hơn so với những sinh viên chưa từng tham gia các khóa học này, sự khác biệt này là có ý nghĩa về mặt thống kê. Đây là cơ sở để bản thân sinh viên cũng như nhà trường, xã hội tạo điều kiện để nâng cao kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Có thể rút ra những kết luận sau từ việc nghiên cứu đề tài:

1. Về mặt lý luận.

- Kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non là khả năng điều chỉnh, điều khiển cảm xúc của bản thân sinh viên và người khác một cách hiệu quả nhằm đạt được những mục đích nhất định trong quá trình học tập nghề tại trường sư phạm và giáo dục trẻ mầm non trong tương lai.

- Cấu trúc kỹ năng QLCX của sinh viên GDMN gồm bốn kỹ năng:

o Kỹ năng chấp nhận cảm xúc, bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân và người khác.

o Kỹ năng tham gia hoặc tách ra khỏi một cảm xúc dựa trên việc đánh giá những thông tin liên quan hoặc tính thiết thực của cảm xúc đó.

o Kỹ năng phản ánh cảm xúc trong mối quan hệ với người khác, đánh giá được những đặc trưng, tính hợp lý và ảnh hưởng của cảm xúc.

o Kỹ năng làm giảm nhẹ, duy trì hoặc gia tăng những cảm xúc tích cực và tiêu cực của bản thân và người khác.

Có ba cách thức và các kỹ thuật cơ bản để sinh viên ngành GDMN có thể QLCX: - Cách 1. Tập trung vào tình huống

o Kỹ thuật 1: Lựa chọn tình huống o Kỹ thuật 2: Thay đổi tình huống - Cách 2. Tập trung vào nhận thức

o Kỹ thuật 1: Triển khai chú ý o Kỹ thuật 2: Thay đổi nhận thức - Cách 3. Tập trung vào phản ứng

o Kỹ thuật 1: Thể hiện cảm xúc

o Kỹ thuật 2: Làm xao nhãng nguồn gốc gây căng thẳng o Kỹ thuật 3: Kìm nén cảm xúc

2. Về kết quả nghiên cứu

- Mặc dù sinh viên đánh giá cao tầm quan trọng của kỹ năng QLCX đối với hoạt động học tập và hoạt động nghề nghiệp sau này nhưng nhận thức của sinh viên về khái niệm kỹ năng QLCX còn rất thấp.

- Mức độ kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN ở mức trung bình dựa trên đánh giá của giảng viên, người hướng dẫn thực tập, kiến tập bộ môn. Có sự khác biệt về mực độ kỹ năng QLCX của sinh viên giữa sự tự đánh giá của sinh viên và sự đánh giá từ giảng viên, giáo viên hướng dẫn. Sinh viên tự đánh giá kỹ năng QLCX của mình cao hơn so với sự đánh giá của người khác.

- Có sự khác biệt về kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN xét trên các phương diện: trường, năm học, học lực và kinh nghiệm tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX. Cụ thể kỹ năng QLCX của sinh viên năm ba cao hơn sinh viên năm nhất, chứng tỏ yếu tố kinh nghiêm và độ tuổi có ảnh hưởng đến kỹ năng QLCX. Kinh nghiệm có được khi tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX cũng ảnh hưởng đến mức độ kỹ năng QLCX của sinh viên ngành GDMN.

- Đối với các kỹ năng QLCX thành phần, kỹ năng phản ánh, đánh giá những đặc trưng, tính hợp lý của một cảm xúc đạt mức độ cao hơn so với các kỹ năng thành phần còn lại.

- Có nhiều khó khăn trong quá trình QLCX của sinh viên ngành GDMN. Trong đó, khó khăn hàng đầu là sinh viên dễ bị cảm xúc chi phối đến học tập, công việc và sinh hoạt hàng ngày. Tiếp đến là trạng thái dễ bị kích động khi có những cảm xúc tiêu cực và dễ bị ảnh hưởng bởi cảm xúc của người khác. Tất cả những nhược điểm này nếu không được cải thiện sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, giao tiếp và công việc sau này.

- Sinh viên nhận thức được sự ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố thuộc về cá nhân như kinh nghiệm trong giao tiếp, kiến thức về cảm xúc đến kỹ năng QLCX. Thực tế để có được kiến thức và kinh nghiệm QLCX, cần có những tác động giáo dục. Theo đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 119 - 159)