Khái quát về khách thể nghiên cứu thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên 339 sinh viên của hai trường Đại học Sài Gòn, trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. HCM và 50 giảng viên, giáo viên hướng dẫn tại các cơ sở thực tập.

Bảng 2.5. Khái quát về khách thể nghiên cứu

YẾU TỐ TẦN SỐ TỈ LỆ % Trường Đại học Sài Gòn 176 51,9 Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM 163 48,1 Năm học Năm 1 172 50,7 Năm 3 167 49,3

Đã từng tham gia chuyên đề liên quan đến kỹ năng QLCX Có 85 25,1 Không 254 74,9 Học lực Giỏi 54 15,9 Khá 186 54,9 Trung bình 80 23,6 Yếu 19 5,6

Số liệu thể hiện ở bảng 2.5 cho thấy sự phân bố khách thể theo trường không quá chênh lệch về số lượng, cụ thể trường Đại học Sài Gòn chiếm 51,9%, trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM chiếm 48,1%. Ở phương diện năm học, tỉ lệ phần trăm giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm 3 cũng gần như tương đương nhau, cụ thể sinh viên năm nhất chiếm 50,7% và sinh viên năm ba chiếm 49,3%. Như vậy sự phân bố khách thể theo trường và theo năm học là khá phù hợp, không quá chênh lệch. Điều này phù hợp với nguyên tắc chọn mẫu nghiên cứu và nguyên tắc thống kê toán học.

Bên cạnh đó, có sự chênh lệch khá lớn trong việc tham gia khóa học có liên quan đến kỹ năng QLCX. Có đến 74,9% sinh viên chưa từng tham gia khóa học nào có liên quan đến kỹ năng QLCX, trong khi đó chỉ có 25,1% sinh viên đã từng tham gia các chuyên đề hoặc khóa huấn luyện có liên quan đến kỹ năng QLCX. Về học lực, sinh viên có học lực giỏi chiếm 15,9%, khá: 54,9%, trung bình: 23,6% và yếu: 5,6%.

Khách thể nghiên cứu bổ trợ gồm 20 giảng viên của trường Đại học (40%) và 30 giáo viên hướng dẫn tại các cơ sở thực tập (60%). Đây là dữ liệu quan trọng góp phần làm rõ hơn kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 75 - 76)