Thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 105)

non

2.2.2.1. Thực trạng mức độ các kỹ năng thành phần trong cấu trúc kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Để đánh giá bốn kỹ năng trong cấu trúc kỹ năng QLCX, đề tài thiết kế các câu hỏi và các tình huống, bài tập cho từng thành phần.

a. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Kỹ năng đầu tiên là kỹ năng chấp nhận cảm xúc của bản thân và người khác, bao gồm cả cảm xúc tích cực và tiêu cực. Việc đón nhận những cảm xúc xảy đến trong quá trình học tập cũng như trong môi trường nghề nghiệp tương lai như một điều tất yếu của cuộc sống sẽ là nền tảng để SV có thể QLCX của bản thân và người khác.

Tự đánh giá của SV ngành GDMN về kỹ năng chấp nhận cảm xúc Bảng 2.8. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN STT KỸ NĂNG QLCX TỈ LỆ % ĐTB 1 2 3 4 5 1

Đối với tôi, cảm xúc hồi hộp trước khi lên tiết giảng cho đợt thực tập là chuyện bình thường.

4,4 10,6 25,4 55,5 4,1 3,44

2

Đối với tôi, một giáo viên mầm non thường xuyên có những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực là chuyện bình thường.

5,6 10,6 26 53,1 4,7 3,41

3

Đối với tôi, việc trẻ buồn bã khóc lóc, đòi về với bố mẹ lúc đến trường là chuyện bình thường.

8 20,4 20,6 46,3 4,7 3,19

4

Đối với tôi, việc phụ huynh giận dữ với giáo viên mầm non chắc chắn là có nguyên nhân nào đó.

4,4 9,1 36 47,5 2,9 3,35

ĐTB chung 3,35

khi lên tiết giảng trong đợt thực tập, SV đạt ĐTB: 3,44, đạt mức khá. Đối với việc chấp nhận những cảm xúc tích cực hay tiêu cực có thể xảy ra đối với một GVMN, SV có ĐTB: 3,41 cũng nằm ở mức khá. Đáng quan tâm là với việc chấp nhận những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra ở trẻ mầm non như buồn bã khóc lóc lúc đến trường của SV ngành GDMN chỉ ở mức trung bình (ĐTB: 3,19). Số điểm thấp nhất này quả là một điều đáng lo lắng vì đây là một biểu hiện rất bình thường của trẻ mầm non, thế nhưng SV ngành GDMN lại cảm thấy khó chấp nhận. Điều này có thể gây áp lực cho các bạn khi thực sự trở thành một GVMN.

Với khả năng chấp nhận cảm xúc tiêu cực của phụ huynh như giận dữ với GVMN, SV cũng chỉ ở mức trung bình với ĐTB: 3,35. Kết quả trên cho thấy SV có xu hướng chấp nhận cảm xúc của bản thân dễ dàng hơn so với chấp nhận cảm xúc của người khác. Đặc biệt, SV chỉ đạt mức trung bình trong việc chấp nhận những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra với đối tượng giao tiếp trong hoạt động nghề nghiệp tương lai, cụ thể là với trẻ và phụ huynh trước những sự kiện không như mong muốn.

Kết quả này một lần nữa được khẳng định khi phỏng vấn SV. Bạn L.N.K khi được hỏi về cảm nhận đối với trường hợp GVMN có cảm xúc tiêu cực như tức giận với trẻ thì cho biết: “Em cảm thấy khó chịu khi thấy cô giáo mầm non lại tức giận với trẻ, đôi lúc em cảm thấy có vẻ như cô giáo không hợp với nghề này”. Đặc biệt đối với trường hợp phụ huynh tỏ thái độ giận dữ với GVMN, có bạn thì tỏ thái độ tức giận và đặt câu hỏi như: “Tại sao họ lại không thông cảm với giáo viên?” (bạn P.N.P), còn một số bạn thì có biểu hiện sợ sệt và lo lắng không biết phải làm như thế nào. Đây là một điều đáng lo ngại vì nếu SV không chấp nhận được cảm xúc giận dữ có thể xảy ra nơi người khác thì rất dễ có phản ứng giận dữ trở lại và một khi sự kích động leo thang thì có thể để lại nhiều hậu quả tai hại. Trong công việc giáo dục mầm non sau này, GVMN sẽ phải đối diện với rất nhiều tình huống có thể dẫn đến những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hay căng thẳng. Vì vậy, việc chấp nhận cảm xúc có thể xảy ra với người khác sẽ là yếu tố căn bản để SV có thể quản lý được cảm xúc của mình và điều chỉnh cảm xúc của người khác.

Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN

So sánh kết quả của bảng 2.8 và 2.9 chúng ta thấy: có sự khác biệt giữa GV – NHD và SV trong đánh giá về mức độ chấp nhận cảm xúc của SV. ĐTB chung ở phần này theo sự đánh giá của GV – NHD là 2,49, tương ứng với mức độ thấp. Trong đó, hai kỹ năng đầu tiên là chấp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân có thể trong quá trình học tập ở đại học và chấp nhận cảm xúc tiêu cực có thể xảy đến với mình trong nghề nghiệp tương lai có ĐTB là 2,62 và 2,96, tương ứng với mức độ trung bình. Hai kỹ năng còn lại thể hiện ở biểu hiện cảm xúc khi gặp áp lực từ phía trẻ mầm non và phụ huynh, GV – NHD đánh giá SV đạt ĐTB là 2,24 và 2,14, tương ứng với mức thấp. Kết quả trên một lần nữa cho thấy việc chấp nhận cảm xúc của bản thân SV có xu hướng dễ dàng hơn so với việc chấp nhận cảm xúc của người khác, đặc biệt là đối với những cảm xúc tiêu cực như giận dữ hay lo lắng thì lại càng khó được chấp nhận.

Bảng 2.9. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN

STT KỸ NĂNG QLCX TỈ LỆ % ĐTB 1 2 3 4 5

1

Sinh viên có cảm xúc hồi hộp, căng thẳng trước khi lên tiết giảng trong đợt thực tập.

0 6 58 28 8 2,62

2

Sinh viên chấp nhận một cách dễ dàng những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra với một giáo viên mầm non như tức giận, căng thẳng, lo lắng…

0 32 46 16 6 2,96

3 Sinh viên bối rối khi trẻ khóc lóc, đòi

về với bố mẹ lúc đến trường. 0 6 26 54 14 2,24

4

Sinh viên căng thẳng khi thấy phụ huynh giận dữ với giáo viên mầm non.

0 4 22 58 16 2,14

Kết quả phỏng vấn từ một số giáo viên hướng dẫn thực tập cho thấy một số SV vẫn chưa chấp nhận được những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra với GVMN, có bạn chán nản, thất vọng khi thấy GVMN gặp những áp lực, căng thẳng. Đặc biệt, các giáo viên hướng dẫn còn cho biết thêm rằng đa phần bạn SV còn bối rối, lo lắng khi thấy trẻ khóc và khi gặp những trường hợp như phụ huynh giận dữ với GVMN thì số đông các bạn cảm thấy bị áp lực, có bạn thì sợ hãi né tránh, có bạn thì tỏ vẻ bất bình, giận dữ.

Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV ngành GDMN thông qua tình huống

Kỹ năng chấp nhận cảm xúc tích cực và tiêu cực của SV ngành GDMN còn được đánh giá qua cách ứng biến với tình huống cụ thể thường xuyên xảy ra trong hoạt động nghề nghiệp.

Bảng 2.10. Kỹ năng chấp nhận cảm xúc của SV thông qua tình huống số 1

STT Tình huống 1 Tần số Tỉ lệ %

Theo bạn, việc GVMN bực mình vì trẻ làm đổ đồ ăn xuống sàn là:

1 Không thể chấp nhận được 49 14,5

2 Không nên, dù trẻ có như thế nào thì cũng không nên bực bội 43 12,7

3 Bình thường 46 13,6

4 Thông cảm, có thể cô giáo đang gặp căng thẳng 201 59,2 Kết quả ở bảng 2.10 cho thấy đa số SV có khả năng chấp nhận cảm xúc tiêu cực của GVMN. Trong đó khoảng 30% SV chưa chấp nhận cảm xúc bực bội của GVMN, cụ thể có 14,5% chọn đáp án không thể chấp nhận được mà chưa tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề, 12,7% SV chọn đáp án không nên và có một chút sự lý giải về vấn đề. Trong khi đó, khoảng 70% SV có biểu hiện chấp nhận với cảm xúc bực bội, cụ thể 13,6% chọn đáp án bình thường, sự chấp nhận thể hiện ở mức độ cao hơn khi có 59,2% chọn sự thông cảm với GVMN và kèm với lý giải rằng có thể cô giáo đang gặp căng thẳng. Đây là một dấu hiệu tích cực vì khi SV có khả năng đón nhận được những cảm xúc tiêu cực có thể xảy ra nơi GVMN, cũng chính là hình ảnh của bản thân trong tương lai, thì sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm cách ứng phó với chúng.

Như vậy, kết quả khảo sát ở kỹ năng đầu tiên trong cấu trúc kỹ năng QLCX cho thấy: SV đánh giá bản thân ở mức độ trung bình đối với bốn kỹ năng cụ thể, tuy nhiên, thông qua một tình huống cụ thể thì SV lại thể hiện kỹ năng này ở mức khá và theo sự quan sát từ phía GV – NHD cho thấy kỹ năng này của SV chỉ đạt mức thấp. Ngoài ra, SV có xu hướng chấp nhận cảm xúc tiêu cực của bản thân dễ dàng hơn so với việc chấp nhận cảm xúc tiêu cực của người khác. Kết quả này đặt ra một vấn đề là nếu SV chủ quan và khó chấp nhận cảm xúc của những đối tượng liên quan đến nghề nghiệp sau này, SV sẽ khó quản lý được cảm xúc của bản thân khi tham gia thực tế trong hoạt động nghề nghiệp.

b. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Thành phần thứ hai của kỹ năng QLCX là kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc dựa trên việc đánh giá những thông tin liên quan hoặc đánh giá tính thiết thực của cảm xúc. Bị lôi kéo vào một tình huống hay không thể chủ động tham gia vào một tình huống có lợi cho những mục tiêu khác nhau của cá nhân là biểu hiện của sự thiếu kỹ năng QLCX. Vì thế, đề tài thiết kế các câu hỏi và bài tập, tình huống để khảo sát nội dung này.

Tự đánh giá của SV ngành GDMN về kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy ĐTB chung ở kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV đạt mức khá (3,52). Cụ thể đối với việc nhập vai để tham gia vào một cảm xúc như nhập vai trở thành một người bạn của trẻ trong giờ vui chơi có ĐTB cao nhất (3,76). Tiếp theo là kỹ năng tham gia vào cảm xúc sống động của một nhân vật trong tiết kể chuyện văn học (3,7). Điều này có thể được lý giải do chương trình học của SV ngành GDMN có các học phần như Văn học trẻ em, Phương pháp làm quen tác phẩm văn học. Vì thế, SV ngành GDMN thường xuyên được rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học.

Đối với kỹ năng tách ra khỏi một cảm xúc như tách ra khỏi một nhóm bạn đang nói xấu người khác, SV có ĐTB ở mức khá (3,62) và kỹ năng tách khỏi sự giận dữ với

GDMN là nữ, vì thế tính cách nữ có phần ảnh hưởng đến việc “chiến đấu đến cùng” với các bạn cùng trang lứa.

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy SV có khả năng tham gia vào một cảm xúc có vẻ dễ dàng hơn so với việc tách mình ra khỏi một cảm xúc, đặc biệt đối những cảm xúc khó chịu như giận dữ, bực bội.

Bảng 2.11. Kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN

STT KỸ NĂNG QLCX TỈ LỆ % ĐTB 1 2 3 4 5

1

Trong tiết kể chuyện văn học, tôi có thể nhập vai vào nhân vật để mang lại những cảm xúc sống động.

0,6 2,7 29,2 61,7 5,9 3,7

2

Trong giờ vui chơi, tôi có thể nhập vai để chơi với trẻ như một người bạn.

0,9 3,5 18,6 72,3 4,7 3,76

3

Khi tôi quá giận dữ với một ai đó trong giờ tranh luận nhóm, tôi sẽ tìm cách rời khỏi nơi đó một thời gian.

6,5 26 29,2 36,3 2,1 3,01

4

Khi nhóm bạn của tôi nói xấu một người bạn chung lớp, tôi sẽ rời khỏi nơi đó để tránh gia tăng cảm xúc bực bội.

2,1 6,5 22,7 65,2 3,5 3,62

ĐTB chung 3,52

Kết quả phỏng vấn cũng làm rõ hơn thông tin về thực trạng kỹ năng này. Khi được hỏi về việc nhập vai trở thành một người bạn trong giờ vui chơi với trẻ thì đa số các bạn đều đồng ý rằng SV có kỹ năng ở mức độ khá tốt. Còn với kỹ năng nhập vai vào các nhân vật truyện, đa phần SV tự đánh giá mình có khả năng này, tuy nhiên vẫn còn một số bạn cho rằng mình vẫn còn hay ngại ngùng và chưa nhập vai một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, có nhiều ý kiến trái chiều về kỹ năng tách ra khỏi cảm xúc. Khi được hỏi về việc cảm xúc giận dữ trong giờ tranh luận nhóm, một số bạn chọn cách ôn

hòa như tạm rời khỏi nơi đó để thư giãn ít phút hoặc đi rửa mặt, uống nước…Trong khi đó, một số bạn kiên quyết ở lại tranh luận tới cùng, bạn T.N.K cho biết: “Em sẽ tìm cách lấn át, bảo vệ tới cùng quan điểm của mình.” Với trường hợp gặp một nhóm bạn đang nói xấu một người chung lớp, đa số các bạn chọn phương án vẫn ở lại để nghe ngóng, khai thác vấn đề. Các bạn khác cho biết thêm rằng trong trường hợp một nhóm đang nói xấu người khác, mặc dù các bạn cảm thấy không vui nhưng cũng không dám bỏ đi hay không dám lên tiếng bảo vệ cho người vắng mặt, vì sợ bị tẩy chay.

Đánh giá của GV – NHD về kỹ năng tham gia hoặc tách ra khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN

Với sự quan sát, đánh giá của giáo viên thì kỹ năng tham gia hoặc tách mình ra khỏi một cảm xúc của SV chỉ đạt mức trung bình (ĐTB: 3,3) (bảng 2.12). Trong đó, hai kỹ năng tham gia vào cảm xúc của SV đạt mức khá và hai kỹ năng tách khỏi cảm xúc chỉ ở mức trung bình. Nhìn chung, kỹ năng nhập vai vào các nhân vật truyện và tham gia vào cảm xúc của trẻ trong giờ vui chơi của SV được GV – NHD đánh giá cao. Ngược lại, kỹ năng tách mình ra khỏi cảm xúc của SV như sự giận dữ trong giờ thảo luận nhóm hay bình luận về người vắng mặt còn ở mức độ trung bình thấp. Chia sẻ về vấn đề này, cô N.T.T cho biết: “Các em còn khá lúng túng trong việc điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, bực bội. Trong những tình huống cụ thể như giờ thảo luận nhóm, có khi các em để sự tức giận của mình làm cho không khí trở nên căng thẳng hoặc dẫn đến tranh cãi, không giải quyết được vấn đề.”

Bảng 2.12. Đánh giá của GV - NHD về kỹ năng tham gia hoặc tách khỏi một cảm xúc của SV ngành GDMN

STT KỸ NĂNG QLCX TỈ LỆ % ĐTB 1 2 3 4 5

1

Trong những bài tập kể chuyện cho trẻ nghe, sinh viên nhanh chóng nhập vai vào nhân vật để mang lại những cảm xúc sống động.

2 6 36 46 10 3,56

2

Trong giờ vui chơi, sinh viên có thể nhập vai để chơi với trẻ như một người bạn.

0 4 22 62 12 3,82

3

Trong giờ tranh luận nhóm, sinh viên không biết cách điều chỉnh sự tức giận của họ.

4 16 48 32 0 2,92

4

Sinh viên thường tham gia một cách hào hứng khi nhóm bình luận không tốt về người vắng mặt.

10 14 40 28 8 2,9

ĐTB chung 3,3

Kỹ năng tham gia hoặc tách ra khỏi cảm xúc của SV ngành GDMN thông qua tình huống

Kỹ năng tham gia hoặc tách ra khỏi một cảm xúc còn được thể hiện qua hai tình huống dẫn đến sự giận dữ với phụ huynh và trẻ mầm non. Tice cho rằng, trong tất cả những tâm trạng mà con người muốn thoát khỏi, sự giận dữ dường như là “bất trị” nhất. Vì sự giận dữ “có sức hấp dẫn hơn cả trong các cảm xúc tiêu cực; những lời độc thoại nội tâm đầy tự mãn càng đẩy cơn giận lấp đầy tâm trí với lý lẽ biện bạch cho sự giận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 105)