Mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 113)

2.2.3.1. Đánh giá chung về kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non

Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN được đánh giá dựa trên tổng điểm số đạt được thông qua các câu hỏi, bài tập và tình huống xảy ra trong hoạt động học tập và thực tập nghề nghiệp.

Bảng 2.29. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN

Kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN

Tần số Điểm thấp nhất Điểm cao nhất ĐTB Độ lệch chuẩn

339 51 105 81,74 8,843

Đối chiếu với các mức độ trong phần phân loại ĐTB mức độ kỹ năng QLCX (bảng 2.4), chúng ta thấy kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN thể hiện qua các câu hỏi và bài tập, tình huống nằm mức khá (ĐTB: 81,74 nằm trong khoảng 80,81 – 102,4). Trong đó, số điểm thấp nhất về kỹ năng QLCX là 51, tương ứng với mức thấp, số điểm cao nhất là 105 tương ứng với mức cao.

Xét về tỉ lệ phần trăm, chúng ta thấy đa số kỹ năng QLCX của SV nằm tập trung ở mức trung bình (45,7%) và khá (53,1%). Điểm tích cực là chỉ có 0,9% SV có kỹ năng QLCX nằm ở mức yếu. Tuy nhiên, SV có kỹ năng QLCX ở mức cao cũng chỉ chiếm 0,3%.

Biểu đồ 2.1. Mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN

Ở cấp độ khá, SV không những có khả năng thực hiện những thao tác, hành động một cách thành thạo trong một tình huống quen thuộc mà còn biết lựa chọn các hệ thống thao tác, hành động cần thiết trong các tình huống khác nhau và biết di chuyển kỹ năng trong phạm vi nhất định. Kết quả khảo sát thực trạng cũng cho thấy đa phần SV có khả năng lựa chọn những cách thức QLCX phù hợp đối với những tình huống quen thuộc. Tuy nhiên, trong một số tình huống mới thì khả năng ứng biến của SV còn khá kém, đặc biệt trong những trường hợp bị cảm xúc giận dữ lấn át hay khi gặp phải cảm xúc tiêu cực của người khác.

Con số gần 50% SV có kỹ năng QLCX ở mức trung bình và yếu cũng là một con số cần lưu ý. Ở mức độ này, SV có thể thực hiện được những thao tác, hành động cần thiết để QLCX theo một trình tự đã biết trong tình huống quen thuộc hay chỉ thực hiện được kỹ năng này dưới sự hướng dẫn. Quá trình phỏng vấn cũng cho thấy sự bối rối, lúng túng trong cách ứng xử khi SV đối diện với các tình huống thực tế đòi hỏi kỹ năng QLCX. Kết quả này đặt ra yêu cầu cho những biện pháp cấp thiết để góp phần cải thiện, nâng cao kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN, để SV cảm thấy tự tin hơn khi bước vào nghề với những tình huống sư phạm đa dạng, phức tạp.

0.9 45.7 53.1 0.3 0 10 20 30 40 50 60

Yếu Trung bình Khá Cao

Để có sự đánh giá khách quan hơn về mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN, đề tài tiến hành thăm dò ý kiến của GV – NHD trên bình diện chung về kỹ năng QLCX. Số liệu cho thấy có sự chênh lệch so với kết quả từ phía SV.

Bảng 2.30. Đánh giá chung của GV – NHD về kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN

Mức độ Kém Yếu Trung bình Khá Cao

Tỉ lệ % 0 6 62 28 4

ĐTB 3,3

Theo đánh giá của giảng viên và người hướng dẫn tại các cơ sở thực tập thì đa số nhận thấy kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN chỉ đạt mức trung bình (ĐTB: 3,3) (bảng 2.30). Có đến 62% GV – NHD đánh giá kỹ năng QLCX của SV nằm ở mức trung bình, 28% đánh giá ở mức khá, 4% đánh giá ở mức cao và 6% đánh giá ở mức yếu. Sự đánh giá của GV – NHD qua phỏng vấn cũng như khảo sát trên bảng hỏi về các biểu hiện kỹ năng QLCX của SV cũng cho thấy sự tương thích. GV – NHD cũng cho biết đa phần SV tỏ ra lúng túng, thiếu kinh nghiệm khi xử lí các tình huống thực tế đòi hỏi kỹ năng QLCX và cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn.

Như vậy, dựa kết quả khảo sát từ phía SV và GV – NHD thì mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN đạt mức trung bình.

2.2.3.2. So sánh mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trên các phương diện khác nhau

a. So sánh mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trên phương diện trường

Sử dụng kiểm nghiệm T – test để so sánh sự khác biệt về trị trung bình kỹ năng QLCX giữa hai trường cho thấy:

- Về giá trị phương sai: phương sai giữa hai trường giống nhau (sig. = 0,753 > 0.5). - Về kết quả kiểm nghiệm T – test: giá trị sig. = 0,002 < 0,05 nên ta có thể kết luận có sự khác biệt về trung bình kỹ năng QLCX giữa hai trường với mức ý nghĩa 5%. Cụ thể trường Đại học Sài Gòn có điểm trung bình kỹ năng QLCX cao hơn trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. HCM (83,15 so với 80,21).

Bảng 2.31. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương diện trường TRƯỜNG MỨC ĐỘ ĐTB Yếu Trung bình Khá Cao Đại học Sài Gòn 0,6% 39,8% 59,1% 0,6% 83,15 Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM 1,2% 52,1% 46,6% 0% 80,21

Kiểm nghiệm T - test

Kết quả kiểm định

phương sai Kết quả kiểm nghiệm T -test

Sig. = 0,753 Sig. = 0,002

Tỉ lệ phần trăm về mức độ kỹ năng QLCX của SV hai trường cũng cho thấy sự khác biệt đó:

- Ở mức độ yếu: trường Đại học Sài Gòn có tỉ lệ ít hơn so với trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. HCM (0,6% so với 1,2%).

- Ở mức độ trung bình: trường Đại học Sài Gòn có tỉ lệ ít hơn so với trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. HCM (39,8% so với 52,1%).

- Ở mức độ khá: trường Đại học Sài Gòn có tỉ lệ cao hơn so với trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM 10% (59,1% so với 46,6%).

- Ở mức độ cao: trường Đại học Sài Gòn có 0,6% và trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM không có SV nào đạt mức độ này.

Nhìn chung, ĐTB kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trường Đại học Sài Gòn cao hơn trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương Tp. HCM (83,15 so với 80,21) và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Xét về tỉ lệ phần trăm, SV ngành GDMN trường Đại học Sài Gòn có tỉ lệ cao nhất ở mức khá (59,1%), trong khi đó SV ngành GDMN trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM có tỉ lệ cao nhất ở mức trung bình (52,1%).

Tình hình thực tiễn cho thấy cả hai trường đều có những quan tâm nhất định trong việc tổ chức những chuyên đề, những môn học về cảm xúc cho SV ngành GDMN. Tuy

SV như môn Giáo dục xúc cảm cho trẻ mầm non. Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Tp. HCM thường tổ chức truyền đạt kiến thức về cảm xúc hay những kỹ năng liên quan dưới dạng các chuyên đề. Kết quả trên cho thấy hệ thống kiến thức, kỹ năng SV có được chịu sự tác động lớn bởi chương trình đào tạo của nhà trường.

b. So sánh mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trên phương diện năm học

Kết quả kiểm nghiệm T – test cho thấy:

- Về giá trị phương sai: SV năm nhất và SV năm ba có phương sai giống nhau (sig. = 0,109 > 0,05).

- Về kết quả kiểm nghiệm T – test: giá trị Sig. = 0,000 < 0,05 nên ta có thể kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa SV năm nhất và SV năm ba về trị trung bình kỹ năng QLCX (mức ý nghĩa 5%). Nhìn vào bảng 2.32 ta thấy, SV năm ba có điểm trung bình kỹ năng QLCX cao hơn so với SV năm nhất (84,04 so với 79,51).

Bảng 2.32. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương diện năm học NĂM HỌC MỨC ĐỘ ĐTB Yếu Trung bình Khá Cao Năm 1 1,2% 53,5% 45,3% 0% 79,51 Năm 3 0,6% 37,7% 61,1% 0,6% 84,04

Kiểm nghiệm T - test

Kết quả kiểm định

phương sai Kết quả kiểm nghiệm T -test

Sig. = 0,109 Sig. = 0,000

Xem xét về tỉ lệ giữa các mức độ kỹ năng QLCX của hai năm học, ta thấy: - Mức độ yếu: tỉ lệ SV năm nhất cao hơn năm ba (1,2% so với 0,6%).

- Mức độ trung bình: SV năm ba có tỉ lệ thấp hơn khoảng 15% (53,5% so với 37,7%).

- Mức độ cao: SV năm ba chiếm 0,6% và không có SV năm nhất nào đạt mức độ này.

Như vậy, ĐTB kỹ năng QLCX của SV năm ba cao hơn so với SV năm nhất và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Về tỉ lệ phần trăm, kỹ năng QLCX của SV năm ba có tỉ lệ cao nhất ở mức khá (61,1%) và SV năm nhất có tỉ lệ cao nhất nằm ở mức trung bình (53,5%). Điều này có thể được lý giải rằng những SV năm cuối được học hỏi nhiều hơn về kiến thức chuyên môn, về tâm lý lứa tuổi hay kỹ năng sư phạm. Kinh nghiệm kỹ năng QLCX hay các kỹ năng giao tiếp trong môi trường nghề nghiệp của SV năm ba cũng dày dặn hơn qua các các đợt thực tập. Vì vậy, trước những tình huống sư phạm quen thuộc thì khả năng ứng biến của SV năm ba nhanh nhạy hơn so với SV năm nhất.

c. So sánh mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trên phương diện kinh nghiệm tham gia các khóa học có liên quan đến kỹ năng QLCX

Kết quả kiểm nghiệm T – test cho thấy:

- Về giá trị phương sai: giữa SV đã từng tham gia học về kỹ năng QLCX và SV chưa được học có phương sai giống nhau (sig. = 0,745 > 0,05).

- Về kết quả kiểm nghiệm T – test: giá trị sig. = 0,003 < 0,05 cho thấy trị trung bình giữa hai nhóm từng học và chưa từng học về kỹ năng QLCX có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê (mức ý nghĩa 5%). Quan sát bảng 2.33 ta thấy, nhóm đã từng tham gia các khóa học có liên quan đến kỹ năng QLCX có điểm trung bình cao hơn nhóm chưa từng tham gia (84,15 > 80,93).

Các mức độ kỹ năng QLCX giữa hai nhóm SV này cũng có sự chênh lệch về tỉ lệ phần trăm:

- Ở mức độ yếu: không có SV nào ở nhóm đã từng tham gia các khóa học có liên quan đến kỹ năng QLCX nằm ở mức độ này, trong khi đó nhóm chưa từng tham gia các khóa học liên quan dến kỹ năng này có 1,2%.

- Ở mức độ trung bình: nhóm đã từng tham gia các khóa học liên quan có tỉ lệ thấp hơn 15% so với nhóm còn lại (39,1% so với 49,6%).

- Ở mức độ khá: nhóm đã từng tham gia các khóa học liên quan có tỉ lệ cao hơn 15% so với nhóm còn lại (64,7% so với 49,2%).

- Ở mức độ cao: nhóm đã từng tham gia các khóa học liên quan có tỉ lệ 1,2% và nhóm còn lại không có SV nào đạt ở mức độ này.

Bảng 2.33. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương diện kinh nghiệm tham gia các khóa học liên quan đến kỹ năng QLCX

THAM GIA KHÓA HỌC LIÊN QUAN KỸ NĂNG QLCX MỨC ĐỘ ĐTB Yếu Trung bình Khá Cao 0% 34,1% 64,7% 1,2% 84,15 Không 1,2% 49,6% 49,2% 0% 80,93

Kiểm nghiệm T - test

Kết quả kiểm định

phương sai Kết quả kiểm nghiệm T -test

Sig. = 0,745 Sig. = 0,003

Như vậy, ĐTB kỹ năng QLCX của nhóm SV đã từng tham gia các khóa học có liên quan đến kỹ năng này cao hơn so với nhóm chưa từng tham gia khóa học nào và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Xét về tỉ lệ phần trăm, kỹ năng QLCX của nhóm SV đã từng tham gia các khóa học liên quan tập trung ở mức khá và cao (66%), trong khi nhóm chưa từng tham gia các khóa học có liên quan đến chủ đề này có tỉ lệ trung bình yếu và khá gần bằng nhau (50%) . Kết quả này cho thấy hệ thống kiến thức, kỹ năng có sẵn về cảm xúc có ảnh hưởng nhất định và tạo nên sự khác biệt ý nghĩa đối với SV ngành GDMN về kỹ năng QLCX. Các khóa học được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng QLCX hay thậm chí về những đề tài có liên quan cũng góp phần phát triển kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN.

d. So sánh mức độ kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trên phương diện học lực

Kết quả kiểm nghiệm ANOVA cho thấy:

- Về giá trị phương sai: Với sig. = 0,870 > 0.05 có thể thấy phương sai giữa bốn nhóm học lực không khác nhau một cách có ý nghĩa về mặt thống kê. Do đó, kết quả

- Kết quả kiểm nghiệm ANOVA: kết quả phân tích với sig. = 0,003 < 0,05 có thể kết luận rằng có sự khác biệt ý nghĩa giữa bốn nhóm học lực về trị trung bình kỹ năng QLCX. Quan sát ĐTB ở bảng 2.34 có thể thấy kỹ năng QLCX có chiều hướng gia tăng về mức độ cùng với trình độ học vấn. Kết quả phân tích sâu cho thấy chỉ có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm học lực khá và nhóm học lực yếu (mức ý nghĩa 5%).

Bảng 2.34. So sánh mức độ kỹ năng QLCX của SV ngành GDMN trên phương diện học lực HỌC LỰC MỨC ĐỘ ĐTB Yếu Trung bình Khá Cao Giỏi 0% 53,7% 46,3% 0% 81,26 Khá 0,5% 38,2% 60,8% 0,5% 83,11 Trung bình 2,5% 53,8% 43,8% 0% 80,13 Yếu 0% 63,2% 36,8% 0% 76,47

Kiểm nghiệm ANOVA

Kết quả kiểm định

phương sai Kết quả phân tích ANOVA

Sig. = 0,870 Sig. = 0,003

Mức độ kỹ năng QLCX cũng có sự chênh lệch tỉ lệ phần trăm giữa các nhóm học lực:

- Ở mức yếu: nhóm học lực giỏi và yếu không có SV nào, nhóm học lực khá có 0,5% và nhóm học lực trung bình cao hơn là 2,5%.

- Ở mức độ trung bình: nhóm học lực yếu có tỉ lệ cao nhất là 63,2% và nhóm học lực khá có tỉ lệ thấp nhất là 38,2%.

- Ở mức độ khá: nhóm học lực khá có tỉ lệ cao nhất là 60%, nhóm học lực yếu có tỉ lệ thấp nhất là 36,8%.

- Ở mức độ cao: chỉ có nhóm học lực khá chiếm 0,5%, các nhóm còn lại không có SV nào đạt ở mức này.

Như vậy, ĐTB kỹ năng QLCX có chiều hướng gia tăng cùng với học lực và sự khác biệt này có ý nghĩa về mặt thống kê. Xét về tỉ lệ phần trăm, các nhóm học lực khá

học lực trung bình và yếu có tỉ lệ tập trung ở mức trung bình yếu của kỹ năng này. Kết quả này cho thấy trình độ học vấn có ảnh hưởng nhất định đối với kỹ năng QLCX của SV. Điều này có thể được lý giải bởi hệ thống kiến thức và những kỹ năng chuyên môn của những SV có học lực tốt ở mức cao hơn, thái độ nghiêm túc và nỗ lực ý chí trong quá trình học tập và rèn luyện giúp cho SV học lực tốt có điều kiện phát triển kỹ năng QLCX của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên ngành giáo dục mầm non tại thành phố hồ chí minh (Trang 105 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)