Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 25 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

1.1. Cơ sở lý luận

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố đô thị

a. Vị trí địa lí

Vị trí địa lí có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư. Đô thị là nơi tập trung dân cư với mật độ cao, phát triển chủ yếu các ngành phi nông nghiệp. Do vậy, vị trí địa lí thuận lợi là điều kiện tiên quyết cho sự phân bố đô thị.

- Vị trí địa lí giao thơng: Các đơ thị lớn thường là các đầu mối giao thông vận tải lớn đã nói lên tầm quan trọng của vị trí địa lí giao thơng. Vị trí địa lí thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho việc vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa được diễn ra thuận lợi, các đơ thị dễ dàng mở rộng hợp tác sản xuất với các vùng, các đô thị xung quanh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đơ thị.

- Vị trí địa lí kinh tế: Vị trí địa lí kinh tế có ý nghĩa quan trọng tới sự phát triển đô thị cả hiện tại và tương lai. Các đô thị phát triển và đều tạo ra sức hút của chính bản thân đơ thị với các vùng và đơ thị xung quanh. Sức hút đó có thể biến đơ thị trở thành đơ thị vệ tinh của độ thị khác với việc chịu ảnh hưởng của việc mở rộng sản xuất và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho đô thị trung tâm và được đẩy mạnh phát triển cùng với đô thị trung tâm hoặc sức hút đó biến đơ thị trở thành đơ thị trung tâm có thể mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiệu thụ ra vùng xung quanh, phát triển đồng thời thúc đẩy thúc đẩy kinh tế vùng, quốc gia phát triển.

Vị trí địa lí của đơ thị ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược phát triển đô thị ở hiện tại và tương lai, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế của vùng, của quốc gia. Từ đó vị trí địa lí cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển, mở rộng đơ thị cả về mặt diện tích lãnh thổ lẫn sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị.

b. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình

Địa hình miền núi thường không thuận lợi cho việc mở rộng các đô thị, quy mô đô thị thường nhỏ hơn đô thị ở đồng bằng trong cùng lãnh thổ. Đô thị miền núi thường gắn liền với các chức năng như hành chính, khai thác khống sản, du lịch…

Khí hậu

Khí hậu là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống dân cư, vì vậy các đơ thị thường phân bố ở nơi có khí hậu thuận lợi. Các đơ thị có lợi thế về khí hậu mát mẻ, ơn hồ lại thường có thế mạnh phát triển du lịch như : Đà Lạt, Sa Pa…

Tài nguyên thiên nhiên

Các đô thị là nơi tập trung đông dân cư với mật độ cao đồng thời cũng là nơi tập trung sản xuất kinh tế do vậy nhu cầu về nguồn nước rất lớn. Việc cung cấp nước không đủ cho sinh hoạt và sản xuất sẽ trực tiếp làm giảm chất lượng

cuộc sống dân cư đô thị, giảm hiệu quả sản xuất và còn làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đô thị. Do vậy, để quy hoạch phát triển đơ thị thì việc nghiên cứu vấn đề cung cấp nguồn nước cho đô thị là điều quan trọng tiên quyết..

Các đô thị phân bố nơi giàu có về tài nguyên khoáng sản thường gắn liền với chức năng công nghiệp như: thành phố Cẩm Phả (khai thác than), thành phố Thái Nguyên (luyện gang thép)…

Đô thị phân bố ở các vùng có điều kiện phát triển nơng lâm, ngư nghiệp thường gắn liền với chức năng chế biến thực phẩm, chế biến gỗ.

c. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư, nguồn lao động

Một trong những tiêu chí quan trọng để phân loại đơ thị đó chính là qui mơ dân số và mật độ dân số. Dân số đơ thị là động lực chính để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa đơ thị. Các đơ thị có dân số tập trung đông và phần lớn là lao động có kỹ thuật, là cơ sở để phát triển sản xuất đặc biệt các ngành địi hỏi lao động có tay nghề cao, đồng thời đây cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Cơ sở hạ tầng đô thị và sự phát triển của khoa học kỹ thuật

Cơ sở hạ tầng là hệ thống các cơng trình xây dựng làm nền tảng cho mọi hoạt động của đô thị, bao gồm hạ tầng kỹ thuật (các cơng trình giao thơng, thơng tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý các chất thải và các cơng trình khác ) và hạ tầng xã hội ( nhà ở, cơng trình thương nghiệp, dịch vụ cơng cộng, ăn uống, nghỉ dưỡng, y tế, văn hóa, giáo dục, nghiên cứu khoa học, thể dục, thể thao, công viên, cây xanh và các cơng trình phục vụ lợi ích cơng cộng khác).

Cơ sở hạ tầng là lực lượng vật chất nền tảng của đô thị. tất cả các công trình, các hoạt động kinh tế, văn hóa và đời sống ở đô thị đều tồn tại và phát triển trên nền tảng này. Sự phát triển đô thị tự phát, thiếu quy hoạch trước hết

là thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu bộ xương của đơ thị, sau đó là thiếu cơ sở hạ tầng xã hội, làm cho kinh tế khơng phát triển, đời sống khó khăn. Do vậy, cơ sở hạ tầng đơ thị cịn phản ánh trình độ phát triển, mức tiện nghi sinh hoạt của người đô thị.

Điều kiện khoa học kỹ thuật là yếu tố đòn bẩy cho sự phát triển của đô thị. Khoa học kỹ thuật phát triển sẽ giúp khắc phục những khó khăn về tự nhiên, tạo động lực cho kinh tế đô thị phát triển. Các thành phố công nghiệp của Nhật Bản phát triển lớn mạnh trong điều kiện rất nghèo nàn về tài nguyên khống sản, địa hình khơng thuận lợi là minh chứng cho điều đó.

Sự phát triển kinh tế - xã hội

Tiềm lực kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đô thị. Kinh tế - xã hội của đô thị phát triển càng nhanh thì q trình đơ thị hóa diễn ra càng mạnh mẽ hơn và ngược lại. Giải thích cho điều này chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng, khi kinh tế - xã hội đơ thị phát triển địi hỏi cần nhiều nhân lực hơn, tạo sức hút lớn hơn, mở rộng sản xuất nhiều hơn…đô thị phát triển cả về qui mô và chất lượng. Bên cạnh đó, khi trình độ phát triển kinh tế đô thị tăng nhanh cùng với sự tăng sản xuất của các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại và như vậy khả năng gây ô nhiễm môi trường càng lớn.

Xu thế hội nhập và kinh tế thị trường

Cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và đời sống con người, các yếu tố kinh tế - xã hội như xu thế tồn cầu hố, khu vực hóa xu hướng hợp tác quốc tế, các chính sách phát triển kinh tế vùng của quốc gia là điều kiện thuận lợi cho các đô thị phát triển với nhiều chức năng mới.

Chính sách của nhà nước

Các chính sách của nhà nước ln mang tính chất điều hướng cho sự phát triển đơ thị. Chính sách hợp lý sẽ dẫn đường cho sự phát triển đúng hướng của đô thị giúp thúc đẩy tốc độ phát triển, quy mô và cấu trúc đô thị và ngược lại. Như vậy chúng ta thấy rõ vai trò quan trọng và then chốt của nhà lãnh đạo

trong sự phát triển đô thị của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)