Hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 59)

2.2.1. Sự hình thành và phát triển đô thị

a. Lịch sử hình thành và phát triển đô thị

Sau khi tái thành lập từ tỉnh Sông Bé năm 1997, Bình Dương đã có nhiều chuyển biến về phát triển đô thị cũng như là sự thay đổi về địa giới hành chính giữa các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

− Khi tách ra, tỉnh Bình Dương gồm thị xã Thủ Dầu Một và 3 huyện Bến

Cát, Tân Uyên, Thuận An.

− Ngày 28 tháng 5 năm 1997, Chính phủ ra Nghị định 54-CP thành lập

một số phường, thị trấn thuộc thị xã Thủ Dầu Một và huyện Tân Uyên (Nghị định 54-CP, 1997). Theo đó, xã Phú Thọ chuyển thành phường Phú Thọ; xã Phú Hòa chuyển thành phường Phú Hòa; xã Tân Phước Khánh chuyển thành

thị trấn Tân Phước Khánh, dân số đô thị của tỉnh được bổ sung thêm 35447 người, tỷ lệ đô thị 27%.

− Đến ngày 23 tháng 7 năm 1999, huyện Thuận An được chia tách thành

2 huyện Thuận An và Dĩ An, huyện Bến Cát được chia tách thành 2 huyện Bến Cát và Dầu Tiếng, huyệnTân Uyên được chia tách thành 2 huyện Tân Uyên và Phú Giáo (Nghị định 58/1999/NĐ-CP). Như vậy, từ tháng 8 năm 1999, Bình Dương có tất cả bảy đơn vị hành chính cấp huyện. Cùng năm này, thành lập xã An Bình thuộc huyện Dĩ An và xã Định An thuộc huyện Dầu Tiếng.

− Vào các năm 2003, 2004, 2008, 2009, chính phủ liên tiếp ra các nghị

định về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập các phường, xã thuộc thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Dĩ An, Tân Uyên (Nghị định 156/2003/NĐ-CP, 190/2004/NĐ-CP, 73/2008/NĐ-CP, 36/2009/NQ-CP).

− Năm 2011, huyện Dĩ An và Thuận An được nâng cấp lên thành thị xã

Dĩ An và thị xã Thuận An (Nghị quyết 04/NQ-CP, 2011). Sự nâng cấp này đã góp phần làm cho tỷ lệ đô thị của tỉnh tăng đột biến lên tới 64,1 % vào năm 2011.

− Tiếp đến năm 2012, thị xã Thủ Dầu Một được nâng cấp lên thành phố

Thủ Dầu Một (Nghị quyết 11/NQ-CP, 2012).

− Năm 2013, huyện Bến Cát được chia thành thị xã Bến Cát và

huyện Bàu Bàng, chia huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên; đồng thời thành lập phường, thị trấn thuộc các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một (Nghị quyết 136/NQ-CP, 2013). Như vậy, từ tháng 1 năm 2014, Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện.

− Ngày 8 tháng 7 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố

Thủ Dầu Một là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Bình Dương (Quyết định 1120/QĐ-TTg, 2014).

− Ngày 6 tháng 12 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ công nhận thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I.

− Ngày 11 tháng 7 năm 2018, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua

nghị quyết thành lập 2 thị trấn thuộc huyện Bắc Tân Uyên và huyện Bàu Bàng.

Bảng 2.7. Đơn vị hành chính tỉnh Bình Dương năm 1997, 2016

Đơn vị hành chính 1997 2016 Thành phố - 1 Huyện 3 4 Thị xã 1 4 Xã 64 48 Thị trấn 8 2 Phường 5 41 Tên các đơn vị hành

chính cấp huyện 1)Thị xã Thủ Dầu Một 2) Huyện Bến Cát

3) Huyện Tân Uyên 4) Huyện Thuận An

1) Thành phố Thủ Dầu Một 2) Huyện Bàu Bàng

3) Huyện Giàu Tiếng 4) Thị xã Bến Cát 5) Huyện Phú Giáo 6) Thị xã Tân Uyên 7) Thị xã Dĩ An 8) Thị xã Thuận An 9) Huyện Bắc Tân Uyên

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2005, 2017)

Như vậy năm, sau khi tái thành lập tỉnh Bình Dương (năm 1997) tỉnh mới chỉ có một thị xã và 3 đơn vị hành chính huyện cho đến nay qua nhiều lần thay đổi địa giới, chia tách, sáp nhập các huyện, thị xã, phường, thành lập mới và nâng cấp mở rộng đô thị, Bình Dương đã có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trong đó có một thành phố được công nhân là đô thị loại I, 4 thị xã và 4 huyện. Quá trình đô thị hóa của tỉnh trong thời gian này cũng bởi vậy mà diễn ra với tốc độ nhanh, đáng chú ý là hình thức định cư tại chỗ (Đô thị hóa lan tỏa, sáp

nhập các vùng nông thôn lân cận, tạo thành những bộ phận mới của đô thị, chủ yếu từ đơn vị huyện - xã sang đơn vị xã - phương). Khi mới tái thành lập tỉnh Bình Dương, tỉ lệ dân cư đô thị khoảng 24% nhưng đến năm 2016, tỷ lệ dân cư đô thị của tỉnh đã tăng lên gấp hơn 3 lần (76,51%).

b. Dân số đô thị và tỉ lệ dân số đô thị

Từ khi tái thành lập tỉnh (năm 1997) đến nay dân số đô thị và tỉ lệ dân cư đô thị của tỉnh Bình Dương không ngừng tăng lên.

Bảng 2.8. Tổng quy mô dân số, dân số thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016

Năm Tổng dân số (người) Dân số thành thị (người) Tỉ lệ gia dân số đô thị (%) 1997 679044 187911 27,67 2000 742790 224788 30,26 2005 1109318 333756 30,09 2010 1619930 512908 31,66 2011 1691413 1084226 64,10 2016 1995817 1527060 76,51

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Bình Dương, 2005, 2017)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 1997 2005 2011 2016

Tổng số dân Dân số thành thị Tỉ lệ gia tăng dân số thành thị

187911 1109318 333756 1691413 1084226 1995817 1527060 26.27 30.09 64.10 76.51 (Người) (%)

Biểu đồ 2.2. Tổng quy mô dân số, dân số thành thị và tỉ lệ dân cư thành thị tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016

Nhìn vào bảng số liệu 2.8 và biểu đồ 2.2 ta thấy dân cư đô thị và tỉ lệ dân cư đô thị tỉnh Bình Dương tăng lên liên tục trong cả thời kỳ trên. Gần như toàn bộ chặng đường đó là một sự bứt phá ngoạn mục về tốc độ đô thị hóa của tỉnh. Năm 1997, tỉ lệ dân cư đô thị của tỉnh còn rất thấp, chỉ có 26,27%, 14 năm sau, vào năm 2011 tỉ lệ đô thị hóa tăng gấp 2,4 lần đạt tỷ lệ 64,10% và 5 năm sau, năm 2016 tỉ lệ dân cư đô thị của vùng bứt phá một lần nữa, đạt tỷ lệ 76,51%.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2000 2005 2011 2016 Trung bình cả nước Trung bình vùng ĐNB Bình Dương

55.9 60.9 62.99

24.18 27.1

31.56 34.5

76.51

30.26 30.9

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ dân cư đô thị của Bình Dương, vùng Đông Nam Bộ, cả nước giai đoạn 2005 - 2016 (đơn vị:%)

Biểu đồ 2.3 cho thấy, vào năm 2000 tỷ lệ dân cư đô thị của Bình Dương chỉ nhỉnh hơn tỷ lệ trung bình của cả nước một chút nhưng lại thấp hơn tỷ lệ dân cư đô thị trung bình của vùng Đông Nam Bộ rất nhiều. Tuy nhiên, chỉ 11 năm sau, vào năm 2011 tỷ lệ dân cư đô thị tỉnh Bình Dương đã gấp đôi tỉ lệ trung bình của cả nước và cao hơn tỷ lệ trung bình của vùng Đông Nam Bộ. Liên tiếp những năm sau đó tỷ lệ dân cư đô thị của Bình Dương luôn ở mức cao hơn mức trung bình Của Đông Nam Bộ và cao gấp hơn hai lần tỷ lệ trung bình của cả nước. Điều này cho thấy sự thành công rõ rệt trong chiến lược đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội Bình Dương theo hướng công nghiệp hóa gắn liền với đô thị hóa.

Năm

(%)

52.11

Dân số đô thị và tỷ lệ dân cư thành thị của Bình Dương không chỉ tăng theo thời gian mà còn có sự phân hóa rõ rệt giữa các địa phương trong tỉnh.

Bảng 2.9. Dân số đô thị và tỉ lệ dân cư đô thị của Bình Dương phân theo các huyện, thị xã, thành phố năm 2016

STT Tên đơn vị hành chính Dân số đô thị (người) Tỉ lệ dân số đô thị (%)

1 Thành phố Thủ Dầu Một 297587 100

2 Huyện Bàu Bàng - -

3 Huyện Dầu Tiếng 21015 17,38

4 Thị xã Bến Cát 180846 78,19

5 Huyện Phú Giáo 16205 17,05

6 Thị xã Tân Uyên 159330 67,05

7 Thị xã Dĩ An 390859 100

8 Thị xã Thuận An 461218 98,10

9 Huyện Bắc Tân Uyên - -

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2017)

Điều này là minh chứng cho đô thị hóa luôn gắn liền với quá trình công nghiệp hóa của tỉnh. Nơi tập trung dân đông, tỉ lệ dân cư thành thị cao như Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, thị xã Tân Uyên đều là những điểm sáng trong phát triển công nghiệp của tỉnh trong những năm qua.

c. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp

Theo thống kê, năm 2016 đất nông nghiệp của tỉnh Bình Dương là 207439 ha, chiếm 76,98% tổng diện tích đất của tỉnh. Trong khi đó đất phi nông nghiệp là 57133 ha, chiếm 21,20 %, đất chưa sử dụng là 4893 ha, chiếm 1,82%. Như vậy, dù với sự phát triển của ngành công nghiệp và mở rộng của đô thị, diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh có tăng nhưng chiếm tỷ lệ còn thấp. Điều này thể hiện trình độ đô thị hóa chưa cao đồng đều ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, kinh tế công nghiệp hầu như chỉ phát triển ở những nơi thuận lợi cho đầu tư nên trong các đô thị diện tích đất nông nghiệp vẫn còn chiếm diện tích đáng kể.

Bảng 2.10. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp tỉnh Bình Dương năm 2016 STT Tên đơn vị hành chính Tổng diện tích (ha) Diện tích đất phi nông nghiệp (ha) Tỉ lệ đất phi nông nghiệp (%) 1 Thành phố Thủ Dầu Một 11891 7025 59,08 2 Huyện Bàu Bàng 34002 4290 12,62

3 Huyện Dầu Tiếng 72110 3717 5,15

4 Thị xã Bến Cát 23435 6655 28,40

5 Huyện Phú Giáo 54444 4668 8,57

6 Thị xã Tân Uyên 19176 6057 31,59

7 Thị xã Dĩ An 6005 4396 73,21

8 Thị xã Thuận An 8371 4929 58,88

9 Huyện Bắc Tân Uyên 40031 3733 9,33

(Nguồn: Cục thống kê Bình Dương, 2017) Có sự chênh lệch rất lớn về tỷ lệ sử dụng đất phi nông nghiệp giữa các huyện, thị xã, thành phố. Điều này biểu hiện mức độ đô thị hóa khác nhau giữa các địa phương. Thị xã Dĩ An, nơi tập trung nhiều nhất các xí nghiệp công nghiệp của tỉnh cũng là nơi có tỷ lệ đất phi nông nghiệp lớn nhất (73,21%). Huyện Dầu Tiếng với diện tích tự nhiên rộng lớn, mật độ dân cư còn thấp và kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên tỷ lệ đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ thấp nhất (5,15%). Bên cạnh đó, Thành phố Thủ Dầu Một là đô thị loại I, là trung tâm của tỉnh với 100% dân cư đô thị nhưng tỷ lệ đất phi nông nghiệp chiếm 59,08% điều này lại là thế mạnh đặc biệt cho phát triển đô thị xanh trong định hướng phát triển đô thị bền vững của tỉnh. Bình Dương là một tỉnh khá trẻ, năng động, không mang nặng tính truyền thống. Có thể xem đây là một cơ hội để tích hợp những yếu tố đô thị mới nhằm chuyển đổi thành một đô thị sinh thái. Điều này là hướng đi chung của các đô thị hiện đại trên thế giới và cũng nằm trong giải pháp phát triển đô thị bền vững ở Bình Dương nói riêng và Việt Nam nói chung.

Năm 2000, tỷ trọng giữa diện tích đất ở đô thị và đất ở nông thôn trong tỉnh chênh lệch nhau gần 3 lần, đến năm 2013 tỷ trọng diện tích 2 khu vực này đã gần bằng nhau.

Diện tích đất ở đô thị tăng lên rất nhanh, điều này phản ánh mức độ đô thị hóa của tỉnh tăng nhanh chóng. Giai đoạn 2000-2013, diện tích đất chuyên dùng tăng 1.365 ha chủ yếu đáp ứng cho nhu cầu phát triển công nghiệp, cơ sở hạ tầng, giao thông, quy hoạch các khu đô thị. Cũng theo thống kê, đất chưa sử dụng đến năm 2013 của tỉnh chỉ còn 10 nghìn ha. Đây được xem là yếu tố tích cực của quá trình đô thị hóa của Bình Dương trong quá trình khai thác, cải tạo nguồn tài nguyên đất mà trước đây tỉnh chưa sử dụng đến, qua đó góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

d. Cơ sở hạ tầng đô thị

Thực trạng cơ sở hạ tầng đô thị Bình Dương

Hệ thống hạ tầng giao thông đô thị của tỉnh tương đối đồng bộ, đáp ứng cơ bản nhu cầu giao thông trong tỉnh và kết nối với các tỉnh lân cận trong vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hạ tầng giao thông được hiện đại hóa, nhất là các công trình mang tính động lực, đảm bảo kết nối trung tâm đô thị của tỉnh với “thành phố mới Bình Dương” và với các tỉnh thành trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như đường Vành đai 3, vành đai 4, đường Mỹ Phước – Tân Vạn, đường Phạm Ngọc Thạch, ĐT 744…

Tỉnh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại đảm bảo sự đồng bộ hơn giữa các đô thị. Đô thị Thủ Dầu Một đã chính thức trở thành đô thị loại I (tháng 12/2017) và nâng cấp các đô thị vệ tinh là Thuận An, Dĩ An lên đô thị loại III; cùng với đó là đô thị Tân Uyên, Bến Cát lên thị xã.

Hạ tầng các khu, cụm công nghiệp đã đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống xử lý nước thải theo quy hoạch được phê duyệt, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp và định hướng thu hút đầu tư của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 29 khu

công nghiệp, với diện tích 12.798 ha, trong đó có 26 khu công nghiệp đi vào hoạt động, với tỷ lệ cho thuê đạt 72,2% và 12 cụm công nghiệp, với diện tích 815 ha, tỷ lệ cho thuê đạt khoảng 64,8% đất công nghiệp, thu hút đa dạng các ngành nghề như điện, điện tử, cơ khí, hóa chất, may mặc, giày da, chế biến gỗ, vật liệu xây dựng, gốm sứ.

Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh đã mang lại hiệu quả tốt cho sản xuất nông nghiệp và phát triển công nghiệp dịch vụ đô thị trong vùng, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cho toàn tỉnh.

Tỉnh đã từng bước đồng bộ, hiện đại hệ thống hạ tầng cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và dân sinh trên địa bàn tỉnh. Đến nay, số xã phường thị trấn có điện trên địa bàn tỉnh là 91/91, đạt tỷ lệ 100%; tỷ lệ hộ dân có điện đạt 99,99%. Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Bình Dương có khả năng tiếp nhận và xử lý chất thải sinh hoạt trên 2.500 tấn/ngày, chất thải công nghiệp với công suất xử lý trên 1.000 tấn/ngày và sản xuất các sản phẩm tái chế từ chất thải.

Trong những năm qua, với việc phát triển nhanh chóng của công nghiệp, kết cấu hạ tầng đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận đến sinh sống và làm việc luôn là khó khăn thường trực của tỉnh, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách có hạn vẫn đảm bảo cơ bản nhu cầu an sinh xã hội của nhân dân toàn tỉnh:

- Giáo dục: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy, học; toàn ngành có 592 đơn vị, trường học. Tỷ lệ trường công lập được lầu hóa đạt 69,39% và tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt 63,24%. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 08 trường đại học, 01 trường cao đẳng và 09 trường trung cấp chuyên nghiệp. Có 91/91 xã, phường, thị trấn có trường mầm non, tiểu học; 69/91 xã phường, thị trấn có trường THCS (đạt 75,8%) và 100% các huyện, thị xã, thành phố có trường THPT đảm bảo đáp ứng yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non, tiểu học, THCS và THPT.

- Y tế: Toàn tỉnh hiện có 03 bệnh viện tuyến tỉnh, 09 trung tâm y tế tuyến huyện,18 phòng khám đa khoa khu vực và 91 trạm y tế; mạng lưới y tế ngoài công lập có 2.390 cơ sở với 11 bệnh viện tư nhân; 14 trạm Y tế doanh nghiệp, 40 phòng khám đa khoa tư nhân; 451 phòng khám chuyên khoa. Tỷ lệ giường bệnh/10.000 dân đạt 22,9 giường. Hiện có 90/91 (98%) xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế.

Một số khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 59)