Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 45 - 52)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

a. Địa hình

Tỉnh Bình Dương nằm ở vị trí rìa tiếp xúc giữa đới nâng bóc mịn Đà Lạt và đới sụt lún tích tụ đồng bằng sơng Cửu Long với hai hệ đứt gãy chính phân

cắt, vì vậy địa hình mang tính phân bậc theo hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bề mặt địa hình có độ cao trung bình từ 40m đến 60m so với mực nước biển ở phía Bắc và hạ thấp xuống 10m đến 30m so với mực nước biển ở phía Nam (UBND tỉnh Bình Dương, 2010).

Địa hình tỉnh Bình Dương mang tính chuyển tiếp giữa vùng núi cao Nam Trường Sơn và đồng bằng thấp Nam bộ, phần nhiều mang tính chất đặc trưng cho vùng trung du. Dựa vào độ cao và đặc điểm hình thái, có thể chia ra 4 kiểu địa hình chính:

- Vùng đồi núi thấp: chiếm khoảng 40% diện tích tồn tỉnh, có ở huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên.

- Vùng địa hình bằng phẳng: chiếm diện tích lớn nhất, khoảng 55% diện tích tồn tỉnh, có ở tất cả huyện, thị xã, thành phố.

- Vùng địa hình thung lũng bãi bồi: chiếm diện tích khơng đáng kể, chiếm khoảng 5% diện tích tồn tỉnh và vùng địa hình núi sót ở phía Nam thị xã Dĩ An và huyện Dầu Tiếng.

Như vậy, phần lớn diện tích của vùng là địa hình bằng phẳng và đồi núi thấp, thung lũng bãi bồi chỉ chiếm diện tích nhỏ. Được hình thành trên nền địa chất cứng, độ dốc nhỏ và tương đối bằng phẳng, đây được xem là một lợi thế so sánh của tỉnh, rất thuận lợi để xây dựng các cơng trình nhà ở, khu cơng nghiệp, cơ sở hạ tầng sẽ ít chi phí xây dựng, từ đó sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư và thu hút dân sinh. Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và đơ thị hóa cũng vì thế mà thuận lợi hơn

b. Đất

Tỉnh Bình Dương cơ cấu đất rất đa dạng và phong phú về chủng loại, có thể chia thành những nhóm chính sau đây: Đất xám, đất đỏ vàng, đất phù sa, đất phèn, đất dốc tụ, đất xói mịn trơ sỏi đá.

- Đất xám

của tỉnh

+ Phân bố hầu hết trên địa bàn các huyện Dầu Tiếng, thị xã Bến Cát, thị

xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một

+ Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp,

cây ăn trái.

- Đất đỏ vàng

+ Có khoảng 65.243 ha chiếm 25,12% diện tích đất đai tồn tỉnh

+ Phân bố chủ yếu ở các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo, thị xã Tân

Uyên, thị xã Bến Cát và một vài nơi ở huyện Dầu Tiếng và thị xã Dĩ An.

+ Loại đất này thích hợp với loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao

su, cà phê, tiêu, điều, cây ăn trái và rau màu.

- Đất phù sa

+ Có diện tích khoảng 15.725 ha chiếm 6,05% tổng diện tích đất đai của

tỉnh.

+ Chủ yếu phân bổ ở những vùng thung lũng bãi bồi dọc sơng Sài Gịn và

sơng Đồng Nai.

+ Đất phù sa ở Bình Dương được xếp vào loại phù sa trẻ, có độ phì nhiêu

cao. Do vậy, đất phù sa ở Bình Dương được sử dụng cho việc trồng lúa, lương thực, rau, quả, đặc biệt là trồng cây ăn quả đặc sản, chất lượng cao.

- Đất phèn

+ Có khoảng 3.300 ha

+ Phân bổ chủ yếu ở khu vực thuộc Lái Thiêu, thị xã Thuận An dọc sơng

Sài Gịn và khu vực dọc sơng Thị Tính.

+ Đất này có nơi rất chua (pH=3,5), nghèo lân. Loại đất phèn sau khi

được cải tạo có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái,…

- Đất dốc tụ

+ Có diện tích khoảng 3.200 ha.

xám, thường là ở nơi có địa hình thấp, bằng phẳng, các khoảng giữa những đồi phù sa cổ, tập trung cao ở thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên.

+ Đất dốc tụ hình thành do q trình bồi tích nên có độ phì nhiêu khá cao.

- Đất xói mịn trơ sỏi đá

+ Chỉ có diện tích rất nhỏ, khoảng 91 ha.

+ Nhóm này phân bổ chủ yếu ở núi Châu Thới, Tha La.

+ Được sử dụng khai thác đá làm vật liệu xây dựng.

Với cơ cấu đất đa dạng, phong phú như vậy là điều kiện rất thuận lợi cho tỉnh có thể phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp. Đặc biệt vùng có thế mạnh trong phát triển cây công nghiệp và cây ăn quả đặc sản do có lợi thế đất xám, đất đỏ bazan chiếm tỉ lệ lớn.

Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Bình Dương tính đến 31/12/2015 như sau: Trong tổng quỹ đất 269,5 nghìn ha, đất sản xuất nông nghiệp là 195,2 nghìn ha (chiếm 72,4% tổng quỹ đất của tỉnh), đất lâm nghiệp 10,5 nghìn ha (chiếm 3,9%), đất chuyên dùng 36,1 nghìn ha (chiếm 13,4%), đất ở 9,4 nghìn ha (chiếm 3,5%), cịn lại 6,8% đất chưa sử dụng (Tổng cục thống kê, 2017).

Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng và đất ở chưa sử dụng

6,8

72,4 3,9

16,9

Như vậy quỹ đất ở và đất chuyên dùng (bao gồm đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất trụ sở cơ quan, đất có mục đích cơng cộng,…) của vùng chiếm diện tích đáng kể (16,9%) và có khả năng mở rộng khá lớn khi mà diện tích đất nơng nghiệp và đất chưa sử dụng chiếm diện tích lớn. Đây là cơ sở cho việc phát triển mạng lưới đô thị và mở rộng khơng gian đơ thị của tỉnh.

c. Khí hậu

Bình Dương mang đặc điểm khí hậu chung của miền Đơng Nam Bộ, khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, nắng nóng, mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Nhiệt độ

trung bình năm từ 26oC - 27oC. Trong năm, khí hậu phân chia thành hai mùa rõ

rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 kéo dài đến cuối tháng 10 dương lịch. Độ ẩm trung bình hàng năm từ 76% - 80%, cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2). Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm. Đặc biệt ở Bình Dương hầu như khơng có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần.

Điều kiện thời tiết ổn định, ít có bão, khơng khắc nghiệt là lợi thế hơn hẳn nhiều tỉnh trên đất nước ta, đặc biệt các tỉnh phía Bắc và miền trung giúp cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất được diễn ra liên tục, thuận lợi, là cơ sở ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, tạo nền tảng thúc đẩy q trình đơ thị hóa của tỉnh.

d. Thủy văn, sơng ngịi

Bình Dương có hệ thống sơng ngịi dày đặc, nguồn nước dồi dào, phong phú với 3 con sơng lớn là: sơng Đồng Nai, sơng Sài Gịn, sơng Bé cùng với nhiều rạch ở các khu vực ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Do nguồn nước sông được cung cấp nước chủ yếu là nước mưa nên chế độ thủy văn của các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương phụ thuộc vào chế độ mưa, thay đổi theo mùa: mùa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) trùng với mùa mưa và mùa nước cạn từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau trùng với mùa khô.

Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 635 km chảy qua địa phận 4 tỉnh là Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, và Tp. Hồ Chí Minh. Sơng chảy qua địa phận tỉnh Bình Dương ở huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Un. Sơng Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho nền nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp nhu cầu cát cho xây dựng, thủy sản cho nhân dân.

Sơng Sài Gịn dài 256 km, bắt nguồn từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bình Dương, từ huyện Dầu Tiếng đến thị xã Thuận An, dài 143 km. Ở thượng lưu, sông hẹp (khoảng 20m) uốn khúc quanh co, từ Dầu Tiếng được mở rộng dần đến thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Thuận An rộng khoảng 200m. Sơng có độ dốc nhỏ nên có giá trị về nhiều mặt như vận tải, sản xuất nông nghiệp, thủy sản và du lịch.

Ngoài ra, sơng Sài Gịn cịn có chi lưu là sơng Thị Tính chảy qua huyện Dầu Tiếng và huyện Bến Cát. Sơng Thị Tính là phụ lưu của sơng Sài Gịn bắt nguồn từ Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua thị xã Bến Cát, rồi lại đổ vào sơng Sài Gịn. Cùng với sơng Sài Gịn, sơng Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở thị xã Bến Cát, thành phố Thủ Dầu Một tạo nên những vườn cây ăn trái đặc trưng.

Sông Bé dài trên 360 km, bắt nguồn từ suối Đắk R'Lấp thuộc tỉnh Đắk Nơng có độ cao 1000m so với mực nước biển. Ở phần hạ lưu, đoạn chảy vào tỉnh Bình Dương dài khoảng 80 km. Sơng Bé có giá trị về thủy lợi nhưng ít có giá trị về giao thơng đường thủy do có bờ dốc đứng, lịng sơng nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền khơng thể đi lại.

Ngoài ba sơng chính trên, tỉnh Bình Dương cịn có nhiều kênh rạch như rạch Bà Hiệp, rạch Bà Lô…tạo thành mạng lưới thủy văn phong phú, đáp ứng đầy đủ nhu cầu nước cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong tỉnh, cả lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và cơng nghiệp, làm an lịng các nhà đầu tư đến với tỉnh. Ngành du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái cũng nhờ vậy có nhiều tiềm

năng phát triển và ngày càng được khai thác có hiệu quả.

e. Tài nguyên rừng

Năm 1997, sau khi tách tỉnh, theo quy hoạch tổng thể, Bình Dương chỉ cịn 18.082 ha đất rừng chiếm 6,71% tổng diện tích tự nhiên. Hiện nay, diện tích rừng của tỉnh Bình Dương thấp nhất trong vùng Đơng Nam Bộ, cịn chỉ 10,5 nghìn ha đất lâm nghiệp với 10,3 nghìn ha là đất có rừng và chỉ có 1,0 nghìn ha là rừng tự nhiên, 9,3 nghìn ha là rừng trồng, độ che phủ rừng là 3,8% (năm 2015).

Với diện tích rừng nhỏ hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố trong vùng và đặc biệt lại chủ yếu là rừng trồng nên tài nguyên rừng thực sự không phải là lợi thế so sánh của tỉnh so với các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nước. Tuy vậy, tài nguyên rừng cũng đã có đóng góp trong việc cung cấp gỗ cho công nghiệp khai thác, chế biến và xây dựng của tỉnh trong những năm qua.

g. Tài nguyên khoáng sản

Tài ngun khống sản khơng phải là thế mạnh của tỉnh. So với nhiều tỉnh khác trên cả nước, tỉnh Bình Dương hạn chế về tài nguyên khoáng sản. Đáng kể ở đây chủ yếu là khống sản có nguồn gốc ngoại sinh như cao lanh và nhóm khống sản vật liệu xây dựng (cát, cuội, sỏi, đá xây dựng…) phân bố tập trung ở thị xã Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên, thị xã Thuận An và thành phố Thủ Dầu Một. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại tốt, có thể sử dụng trong ngành gốm và làm chất phụ gia trong sản xuất một số sản phẩm cơng nghiệp.

Khống sản của vùng tuy khơng nhiều nhưng cũng có giá trị thiết thực trong đời sống và sản xuất, đặc biệt trong công nghiệp xây dựng. Đây là điều kiện thuận lợi của tỉnh, khi mà nhu cầu xây dựng các công trình nhà ở, nhà máy, xí nghiệp của tỉnh ngày càng gia tăng cùng với q trình đơ thị hóa nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 45 - 52)