Giải pháp cụ thể cho các trọng điểm đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 106 - 122)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

3.2. Giải pháp phát triển và phân bố đơ thị tỉnh Bình Dương

3.2.2. Giải pháp cụ thể cho các trọng điểm đầu tư

- Chú trọng đầu tư vào công nghiệp

Phát triển đô thị bền vững cần dựa trên nền tảng phát triển kinh tế, đặc biệt là chú trọng đầu tư vào cơng nghiệp, góp phần tạo cơng ăn việc làm, thu hút nguồn lao động đến sinh sống và làm việc. Đây là điều kiện tiên quyết để các khu đô thị phát triển bền vững. Tuy nhiên, phát triển kinh tế phải phù hợp với quy hoạch vùng để việc lựa chọn định hướng phát triển các loại kinh doanh, thương mại, dịch vụ được phù hợp.

- Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng

Phát triển đô thị cần phải đi kèm với việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: phát triển mạng lưới giao thơng cơng cộng, ngầm hóa hệ thống dây điện, bưu chính viễn thơng… Huy động các nguồn lực tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tỉnh theo hướng hạ tầng giao thông vận tải phải đi trước một bước nhằm gắn kết các đầu mối giao thông trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Phát triển mạnh giao thơng cơng cộng chuẩn bị cho q trình kết nối với thành phố Hồ Chí Minh đồng thời hạn chế mức tối đa sự gia tăng các phương tiện cá nhân lưu thông trên đường nhằm giảm thiểu ô nhiễm khơng khí và tránh ùn tắc giao thơng. Từng bước nghiên cứu ngầm hóa hệ thống điện trung, hạ thế khu vực đơ thị tập trung phía Nam; đảm bảo nguồn điện cung cấp ổn định, an toàn, liên tục. Ngầm hố hệ thống cáp truyền thơng tin trên tồn đơ thị Bình Dương, tiến hành quy hoạch bó cáp điện thoại trong nội ô thành phố Thủ Dầu Một và các thị xã.

Đầu tư xây dựng các nhà máy nước đảm bảo nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt; đầu tư, khai thác hiệu quả tuyến dẫn nước kênh thủy lợi Phước Hịa để cung cấp cho đơ thị, công nghiệp và nông nghiệp. Tiếp tục triển khai đề án cải thiện điều kiện vệ sinh mơi trường Nam Bình Dương. Đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung đô thị.

Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội nhằm đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là đối với lao động nhập cư để họ an tâm lao động và cống hiến, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình cơng nghiệp hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới, đặc biệt là nhà ở xã hội, giáo dục và y tế. Vì xét cho cùng, mục tiêu của phát triển đô thị là hướng tới phục vụ cho lợi ích cộng đồng, phát triển địa phương và góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia.

- Hình thành các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội

Song song với phát triển đô thị là xây dựng khu thương mại, mua sắm, cơng viên và các dịch vụ tiện ích để nâng tầm đô thị. Thực hiện xây dựng các dịch vụ phục vụ trong khu công nghiệp như nhà ở cho các chuyên gia, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, đặc biệt lao động nhập cư; cung cấp các dịch vụ tiện ích như khu thương mại, ngân hàng, bưu điện, dịch vụ giao nhận hàng … nhằm tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân đến sinh sống và làm việc, “giữ chân” được nguồn nhân lực đến làm việc và định cư lâu dài. Chính quyền sở tại cần có chính sách trợ giúp người nơng dân nhằm bảo đảm ổn định đời sống tối thiểu của người nông dân ở những vùng có diện tích đất đai thu hồi lớn, phục vụ cho q trình đơ thị hóa; tích cực hỗ trợ đào tạo nghề mới, tìm kiếm việc làm ổn định và lâu dài cho người nông dân, đặc biệt là ở những vùng có q trình thu hồi đất nơng nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế diễn ra nhanh. Phát triển đa dạng các loại hình nghề nghiệp trên địa bàn các khu vực nơng thơn thơng qua các chương trình đào tạo nghề ngắn hạn, có kế hoạch giúp đỡ những người đã được đào tạo nghề có thể tự mình phát triển nghề nghiệp, nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các tổ chức hội, đồn thể và chính quyền các cấp với các cơ sở đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh, đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu lao động để giảm tải áp lực thiếu việc làm ở khu vực nông thôn.

- Giải pháp đầu tư giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Củng cố hệ thống giáo dục và dạy nghề, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, đầu tư kinh phí cho các trung tâm dạy nghề các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề cho người lao động. Đồng thời, chú trọng đầu tư hơn nữa việc đào tạo nghề nông hiện đại cho nông dân, nâng cao kiến thức, hiểu biết về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp và hiểu biết về thị trường để có phương thức sản xuất có hiệu quả; bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới để giúp nông dân tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển làng xã

trong quá trình đơ thị hóa hiện nay.

- Xúc tiến dự án đầu tư trọng điểm phát triển kinh tế

Tập trung phát triển kinh tế dịch vụ, các ngành công nghiệp công nghệ cao và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế tri thức; nâng cao hiệu quản quản lý Nhà nước địa phương và vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững; gắn kết các chính sách kinh tế vĩ mơ với bảo vệ mơi trường.

Gắn quy hoạch đơ thị hóa với phát triển các ngành nghề, đặc biệt là phát triển các ngành nghề truyền thống của tỉnh. Xây dựng và mở rộng các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ ngay tại nông thôn để thu hút lao động nông nghiệp vào lĩnh vực này với phương châm “ly nông bất ly hương”.

- Giải pháp phân bố dân cư hợp lý

Phân bố hợp lý dân cư, quy hoạch phát triển các khu đô thị với các khu dân cư nông thôn dựa vào điều kiện đặc thù của từng địa phương để tránh việc tập trung quá đông dân cư vào các đô thị, dễ nảy sinh nhiều tiêu cực trong phát triển kinh tế tế - xã hội.

Tiếp tục thực hiện tái quy hoạch lại công nghiệp và đô thị theo hướng cân bằng hơn giữa phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Nâng cao điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn để nhằm thu hút di dân cơ học theo quy luật hấp dẫn tự nhiên của điều kiện kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó áp lực dân số trên một số địa bàn sẽ giảm, góp phần phân bố dân cư trên địa bàn tỉnh hợp lí hơn.

- Giải pháp về mơi trường

Cần quan tâm nhiều hơn tới vấn để xử lý chất thải từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Kiểm tra giám sát thường xuyên và liên tục, bao gồm xử lý chất thải lỏng, rắn và chất thải khí nhằm ngăn ngừa hậu quả nghiêm trọng từ phát triển ồ ạt các khu cơng nghiệp. Đảm bảo hài hịa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường hiện tại và tương lai.

Cần triển khai quy hoạch xử lý chất thải, tập trung vào đầu tư công nghệ tái tạo sản phẩm là cơ hội để giảm thiểu phí đầu tư cho các doanh nghiệp và

góp phần bảo vệ môi trường tiến đến phát triển bền vững.

Tiến hành triển khai các dự án thu gom và xử lí nước thải đơ thị để thu gom triệt để lượng nước thải đô thị phát sinh từ các hộ dân nhằm ngăn chặn sự suy thoái từ các nguồn nước mặt và đảm bảo cảnh quan đơ thị, tránh tình trạng ơ nhiễm kênh rạch.

- Giải pháp thu hút vốn đầu tư

Bình Dương đã có những giải pháp linh hoạt, sáng tạo để nhằm khai thác tốt nguồn lực trong và ngồi nước, đặc biệt với chính sách “trải chiếu hoa” mời gọi đầu tư đã mang lại những hiệu quả đầu tư phát triển quan trọng của tỉnh.

Cải cách hành chính cần được coi trọng và thực hiện quyết liệt, lấy ý kiến nhân dân và các doanh nghiệp để từng bước đơn giản hóa các thủ tục hành chính với chế độ mở cửa thơng thống tạo thuận lợi và an tồn cho nhà đầu tư. Sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, đầu tư hiệu quả sẽ tạo niềm tin nhiều hơn cho doanh nghiệp.

Tạo dựng môi trường thu hút đầu tư một cách đồng bộ giữa các địa phương. Ngoài việc tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tại vùng kinh tế động lực phía Nam, chính quyền Bình Dương cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư xa hơn ở phía Bắc để taọ sự cân bằng hơn trong động lực phát triển kinh tế trên địa bàn toàn tỉnh.

- Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đô thị

Cần xây dựng, ban hành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đô thị để cơ quan quản lý có cơ sở và định hướng quản lý, tránh trùng lắp và tránh để các khoảng trống quản lý như hiện nay. Bên cạnh đó, cần kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý đô thị, tăng cơ số nhân lực đồng thời nâng cao năng lực quản lý đô thị của đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là kiến thức chuyên môn về quản lý đô thị nhằm đảm bảo nguồn lực quản lý đô thị theo hướng hiện đại và bền vững.

Bình Dương thì vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quản lý môi trường và khu công nghiệp thực sự là một nhu cầu cấp bách.

- Giải pháp nâng cao nhận thức của người dân đô thị

Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nếp sống đơ thị, văn hóa đơ thị và ý thức bảo vệ mơi trường đặc biệt là các thói quen ứng xử trong nếp sống, thói quen xử lý rác thải, nước thải.

Tiếp tục lồng ghép tiêu chí bảo vệ mơi trường vào tiêu chí cơng nhận gia đình, khu phố văn hóa. Tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc giám sát về môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Tiểu kết chương 3

Việc đưa ra những mục tiêu, định hướng quy hoạch phát triển đô thị là một trong những yêu cầu cơ bản và quan trọng, mang tính linh hoạt phù hợp với sự thay đổi hoàn cảnh kinh - tế xã hội qua từng giai đoạn. Các mục tiêu, định hướng phát triển đều căn cứ trên cơ sở thực trạng phát triển của đô thị và dựa trên đường lối, quyết sách cơ bản của Đảng, nhà nước và pháp luật hiện hành. Các định hướng được đưa ra như kim chỉ nam cho hành động, cho sự thực thi của đường lối phát triển và để thực hiện được định hướng đó ln cần đến những giải pháp.

Giải pháp trong phát triển và phân bố đô thị cũng cần được thực hiện một cách đồng bộ. Các giải pháp tập trung vào việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết chỗ ở cho người lao động nhập cư, giải pháp thu hút đầu tư, bảo vệ môi trường tiến tới phát triển bền vững.

Với việc đưa ra những định hướng đúng đắn và giải pháp phù hợp, kịp thời sẽ là địn bẩy để Bình Dương phát triển kinh tế - xã hội, nâng tầm đô thị, dần tiến đến mục tiêu là thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020 - 2030.

KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đơ thị, hiện trạng phát triển và hệ thống đơ thị của tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 đến nay, có thể rút ra những nhận định sau:

1. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội lồi người, đơ thị được hình thành và phát triển với quy mô lớn hơn, chức năng đa dạng hơn. Đô thị Việt Nam có q trình phát triển lâu dài tuy nhiên tốc độ đơ thị hóa cịn chậm, trình độ đơ thị hóa chưa cao. Trong đó nổi bật lên khu vực Đông Nam Bộ là nơi phát triển kinh tế năng động cũng là nơi có tỉ lệ dân cư đơ thị cao nhất cả nước. Q trình đơ thị hóa của vùng gắn liền cùng q trình cơng nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.

2. Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng Đơng Nam Bộ - nơi phát triển kinh tế và có tốc độ đơ thị hóa cao nhất cả nước, đồng thời nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Dương thực sự là nơi hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế và mở rộng mạng lưới đô thị. Trong thời gian qua, Bình Dương ln chú trọng hồn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội đơ thị để có thể thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, mở rộng và nâng cấp đô thị tỉnh. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, các đơ thị của Bình Dương dần được nâng cấp phân loại trong hệ thống đô thị Việt Nam và điều quan trọng nhất là tiến tới đạt được mục tiêu đưa tỉnh lên thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2020 -2030.

Tuy nhiên, trong bất kể lĩnh vực nào cơ hội phát triển luôn đi cùng với những thử thách và đối với việc phát triển hệ thống đơ thị của tỉnh Bình dương cũng vậy, bên cạnh sự phát triển là rất nhiều những khó khăn cần giải quyết. Đó là sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, đó là sự phân bố dân cư, đơ thị khơng đều, chỉ tập trung ở những nơi công nghiệp phát triển, đó là sự phát triển cơng nghiệp đơ thị đi đôi với ảnh hưởng đến môi trường bởi hệ thống nước thải, chất thải từ các khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, đó là vấn đề giải quyết chỗ

ở cho lao động nhập cư… rất rất nhiều những khó khăn mà tỉnh cần phải có những định hướng giải pháp trong từng giai đoạn.

3. Việc định hướng phát triển đô thị và đưa ra các giải pháp thực hiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết cho bất kể một địa phương nào. Đối với Bình Dương, nơi có tốc độ đơ thị hóa cao, tỉ lệ dân nhập cư đứng đầu cả nước trong nhiều năm, nơi thu hút vốn đầu tư nước ngồi…thì việc đưa ra các định hướng phát triển và các giải pháp lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.

Trong một tương lai không xa với những chiến lược quy hoạch đô thị hợp lý Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung ương, là điển hình cho sự phát triển cơng nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung luôn gắn liền với việc mở rộng phát triển và phân bố đô thị hiệu quả. Bình Dương sẽ đóng vai trị ngày càng quan trọng hơn trong mối liên kết vùng và các lãnh thổ lân cận.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, UBND Thủ Dầu Một.

Cục thống kê Bình Dương (1998, 2005, 2017). Niên giám thống kê Bình

Dương 1997,2004, 2016.

Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam. Hà Nội: Nxb Xây dựng.

Đỗ Thị Minh Đức (2005), “Phân tích mạng lưới đơ thị Việt Nam và vấn đề phát triển vùng”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Hồ Sơn Diệp.(2012). Thủ Dầu Một Đất nước- con người. Nxb Chính trị Quốc gia.

Huỳnh Văn Minh.(2016). Bình Dương - Q trình phát triển cơng nghiệp, đơ

thị và các bài học kinh nghiệm. http://vienquyhoachbinhduong.com.

Lê Thông, Nguyễn Quý Thao. (2012). Việt Nam các vùng kinh tế và vùng kinh

tế trọng điểm. Hà Nội: Nxb Giáo dục Việt Nam.

Lê Thông. (2016). Địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm.

Ngân hàng Thế giới. (2011). Đánh giá đơ thị hóa ở Việt Nam. Hà Nội.

Nghị định 156/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, thành lập

phường, xã thuộc thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 106 - 122)