Sự phát triển đô thị ở vùng Đông Nam Bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 39 - 43)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2. Sự phát triển đô thị ở vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là: TP.Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sơng Cửu Long, vùng Đơng Nam Bộ vừa có địa hình miền núi, trung du, đồng bằng và biển, nhiều tài nguyên biển, đặc biệt là dầu khí. Hơn nữa vùng nằm trọn vẹn trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, lại gần khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới với các trung tâm lớn như Bangcok, Singapore, Kuala Lumpur…là đầu mối giao thơng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Đó là những lợi thế để Đơng Nam Bộ trở thành nơi hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, là khu vực phát triển kinh tế - xã hội năng động bậc nhất của các nước. Vùng luôn đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao với cơ cấu kinh tế hợp lý.

a. Hiện trạng phát triển đô thị của vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đơng Nam Bộ có diện tích đất tự nhiên là 23.519 km2, chiếm 7,1%

diện tích cả nước trong khi dân số đạt 16090,9 nghìn người (năm 2015), chiếm 17,5% dân số cả nước. Không chỉ đi đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, vùng cịn có tốc độ đơ thị hóa cũng nhanh nhất cả nước.

25.9 30.4 34.3 15.3 16.5 18.27 22 25.2 28.4 27.4 28.6 29 55.9 57.3 62.96 20.4 23.6 25 0 10 20 30 40 50 60 70 2005 2010 2015 ĐBSH TDMNPB BTB và DHNTB TN ĐNB ĐBSCL

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ dân cư đô thị phân theo các vùng trong cả nước, thời kỳ 2005 - 2015 (Đơn vị: %)

(Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê, 2007,2017) Tỷ lệ dân cư đô thị của vùng cao hơn vượt trội so với các vùng khác. Năm 2015, Tỷ lệ dân cư đô thị của vùng Đông Nam Bộ gần gấp đơi tỷ lệ trung bình của cả nước, gấp 3,4 lần vùng Trung du miền núi phía Bắc. Như vậy có thể thấy, mặc dù Đông Nam Bộ là vùng có số lượng đơ thị ít nhất nhưng tỉ lệ dân cư thành thị lại chiếm cao nhất trong cả nước và cao hơn rất nhiều so với các vùng khác. Điều này đã phản ánh được mức độ đơ thị hóa nói riêng và trình độ phát triển kinh tế - xã hội nói chung của vùng.

b. Hệ thống đơ thị của vùng

Tính đến cuối năm 2017, hệ thống đơ thị của vùng bao gồm: TP.Hồ Chí Minh - đô thị đặc biệt trực thuộc trung ương; 5 thành phố trực thuộc tỉnh ( Biên Hòa, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Vũng Tàu, Bà Rịa), trong đó Tp.Vũng Tàu, Tp.Biên Hịa và Tp.Thủ Dầu Một là đô thị loại I, Tp.Bà Rịa là đô thị loại II, thành phố Tây Ninh là đô thị loại III; 8 thị xã (Đồng Xồi, Phước Long, Bình Long, Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát, Long Khánh) và 33 thị trấn.

Bảng 1.5. Số lượng các đô thị phân theo cấp quản lý ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2016 Tỉnh Số lượng Thành phố trực thuộc trung ương Thành phố trực thuộc tỉnh Thị xã Thị trấn Toàn vùng 1 5 8 33 Tp. Hồ Chí Minh 1 5 Tây Ninh 1 8 Bình Dương 1 4 2 Đồng Nai 1 1 6 Bà Rịa - Vũng Tàu 2 7 Bình Phước 3 5 (Nguồn: Tổng cục thống kê, 2017)

Điểm qua một số đô thị lớn của vùng. Thành phố Hồ chí Minh là một trong hai đô thị lớn nhất cả nước, là trung tâm đầu mối, dịch vụ, tài chính, thương mại, du lịch tầm cỡ khu vực Đơng Nam Á và quốc tế. Thành phố có kết cấu hạ tầng đồng bộ bậc nhất của cả nước, là nơi tập trung nhiều trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khoa học kỹ thuật, các cơ sở đào tạo, trung tâm y tế, có lực lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao. Thành phố Vũng Tàu là thành phố biển, là trung tâm dịch vụ, công nghiệp ở phía Nam nổi bật là hoạt động khai thác dầu khí và du lịch của Đơng Nam Bộ. Các đơ thị Biên Hịa, Bình Dương, Bà Rịa, Long Khánh, Bình Long, Phước Long, Đồng Xồi nhất là khu vực dọc theo đường QL51, QL14, QL22 và có trục đường xuyên Á chạy qua đều có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp.

Với mật độ đơ thị trung bình tồn vùng là 01 đơ thị/513 km2, tương

đương với mức trung bình của cả nước. Cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh, mạng lưới đô thị của vùng phân bố khá hợp lý đã và đang được mở rộng, góp phần phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Dựa trên cơ sở tổng hợp và nghiên cứu các khái niệm về đô thị của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật các Nghị quyết về phân loại đô thị của Nhà Nước, tổng hợp số liệu thống kê, nội dung chương 1 đã trình bày các khái niệm về đơ thị, phân loại đơ thị, q trình đơ thị hóa. Đồng thời, cũng đã trình bày tổng quan hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở Việt Nam và vùng Đơng Nam Bộ. Đó sẽ là nền tảng cơ sở vững chắc, là tiền đề lý thuyết quan trọng để nghiên cứu hiện trạng phát triển và phân bố đô thị ở tỉnh Bình Dương.

Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG, HIỆN TRẠNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng phát triển và phân bố đô thị tỉnh bình dương (Trang 39 - 43)